Dàn bài và những bài văn hay

Dàn bài và những bài văn hay

Đề 1: Giới thiệu cây bút bi.

DÀN Ý CHI TIẾT

A.Mở bài:

Giới thiệu khái quát về cây bút bi bằng hình thức tự thuật.(Gia đình nhà bút chúng tôi luôn tự hào về lịch sử và sự nghiệp của mình. Tôi là cây bút bi tuy ra đời muộn mằn nhưng tôi nhanh chóng sinh sôi nấy nở và chiếm được cảm tình của thế giớ loài người.)

B.Thân bài: (Đóng vai cây bút bi thuật lại cuộc đời sự nghiệp của cây bút bi)

 - Giới thiệu qua về lịch sự của họ hàng nhà bút: (Nói về lịch sử của họ hàng nhà bút thì tôi e không có đủ thời gian và giấy bút để kể và ghi nhận nhưng với các bạn học sinh thì tôi sẽ kể một cách khái quát thôi nhé ! Để giúp các bạn hiểu về họ hàng chúng tôi, tôi xin kể cho các bạn nghe như sau: Họ hàng chúng tôi ra đời trước khi có chữ viết như các bạn biết trong truyện cổ tích “Cây bút thần của Mã Lương ” mà chúng ta đã học ở lớp 6 ấy .Các bạn còn nhớ Mã Lương trước khi có cây bút thần mã Lương đã dùng gì để vẽ không đó là ngón tay, que củi phải không? Vậy thì ngày xưa loài người đã dùng cây bút đầu tiên cũng là cây bút bằng tay tre vót nhọn để viết lên tre trúc.Dần quá trình xã hội phát triển cây bút lông ra đời, rồi cây bút chấm mực bằng kim loại, lại được cải tiến thành cây bút máy không phải chấm mực như các bạn biết đấy. Cũng như mọi sáng kiến khoa học khác cây bút máy tuy không phải chấm mực nhưng vẫn phải có lọ mực mang theo rất bất lợi cho những người đi công tác xa như nhà báo.chẳng hạn; thế là tôi ra đời đấy các bạn ạ!)

 -Giới thiệu qua về sự ra đời của cây bút bị (Vào đầu thế kỉ XIX một nhà báo người Hung - ga - ri tên là Bic-Zô ông là nhà báo nên thường phải đi công tác xa nhà và đi nhiều nơi . Tình cờ một lần ông đánh rơi quả bóng vào bể nước, ông vớt lên và vất lên bờ quả bóng xoay tròn và lăn dài để lại một vệt nước trên mặt đất thế là ông nghĩ ngay ra việc chế tạo ra chiếc bút đó là tôi đấy các bạn ạ!)

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dàn bài và những bài văn hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÀN BÀI VÀ NHỮNG BÀI VĂN HAY
Đề 1: Giới thiệu cây bút bi.
DÀN Ý CHI TIẾT
A.Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cây bút bi bằng hình thức tự thuật.(Gia đình nhà bút chúng tôi luôn tự hào về lịch sử và sự nghiệp của mình. Tôi là cây bút bi tuy ra đời muộn mằn nhưng tôi nhanh chóng sinh sôi nấy nở và chiếm được cảm tình của thế giớ loài người.)
B.Thân bài: (Đóng vai cây bút bi thuật lại cuộc đời sự nghiệp của cây bút bi)
	- Giới thiệu qua về lịch sự của họ hàng nhà bút: (Nói về lịch sử của họ hàng nhà bút thì tôi e không có đủ thời gian và giấy bút để kể và ghi nhận nhưng với các bạn học sinh thì tôi sẽ kể một cách khái quát thôi nhé ! Để giúp các bạn hiểu về họ hàng chúng tôi, tôi xin kể cho các bạn nghe như sau: Họ hàng chúng tôi ra đời trước khi có chữ viết như các bạn biết trong truyện cổ tích “Cây bút thần của Mã Lương ” mà chúng ta đã học ở lớp 6 ấy .Các bạn còn nhớ Mã Lương trước khi có cây bút thần mã Lương đã dùng gì để vẽ không đó là ngón tay, que củi phải không? Vậy thì ngày xưa loài người đã dùng cây bút đầu tiên cũng là cây bút bằng tay tre vót nhọn để viết lên tre trúc...Dần quá trình xã hội phát triển cây bút lông ra đời, rồi cây bút chấm mực bằng kim loại, lại được cải tiến thành cây bút máy không phải chấm mực như các bạn biết đấy. Cũng như mọi sáng kiến khoa học khác cây bút máy tuy không phải chấm mực nhưng vẫn phải có lọ mực mang theo rất bất lợi cho những người đi công tác xa như nhà báo...chẳng hạn; thế là tôi ra đời đấy các bạn ạ!)
	-Giới thiệu qua về sự ra đời của cây bút bị (Vào đầu thế kỉ XIX một nhà báo người Hung - ga - ri tên là Bic-Zô ông là nhà báo nên thường phải đi công tác xa nhà và đi nhiều nơi . Tình cờ một lần ông đánh rơi quả bóng vào bể nước, ông vớt lên và vất lên bờ quả bóng xoay tròn và lăn dài để lại một vệt nước trên mặt đất thế là ông nghĩ ngay ra việc chế tạo ra chiếc bút đó là tôi đấy các bạn ạ!)
	-Giới thiệu cấu tạo (đặc điểm cây bút bi): (Con người tôi cấu tạo cũng đơn giản thôi. Với sự thiết kế của ông Bic- Zô, tôi gồm hai phần rõ rệt cũng giống như bút máy gồm vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng hình trụ thon nhỏ về phía ngòi bút, thân bút cấu tạo hai phần một là thân bút, hai là bộ phận để cài và bất nút, bộ phận cài mỗi khi ta ấn nút thì ngòi bút lộ ra để ta viết không viết nữa thì lại ấn thì ngòi bút được cất dấu trong vỏ bút rát kín ngòi bút được bảo vệ . Ruột bút được cấu tạo dựa trên cấu tạo của cây bút máy nhưng săm đựng mực được thay thế một ống đựng mực nhỏ cứng, còn mực thì đặc keo hơn tránh được rây bẩn. Ngòi bút cũng được cải tiến cấu tạo khác chiếc bút máy, ngòi bút hình chóp nón làm bằng kim loại như đồng, thép trắng đầu ngòi là một viên bi nhỏ mỗi khi viết hòn bi lăn đều nhờ đó mà mức chẩy ra thay cho lưỡi gà trong ngòi bút máy, được gắn chặt vào ống đựng mực. Và tất cả được lồng trong một chiếc lò so có độ đàn hồi có tác dụng đẩy ngòi bút co lên, thò ra để viết. Cả người tôi chỉ dài 14-15cm gọn nhẹ. Để tiện lợi cho việc đi công tác xa không gần nơi buôn bán loài người đã sản xuất ra rất nhiều ống đựng mực gọi là ngòi bút để thay khi viết hết mực. Nói là đơn giản nhưng trước khi tôi ra đời cũng qua rất nhiều công đoạn, công việc đầu tiên là người hoạ sĩ vẽ mẫu trên giấy giao cho ban dự án duyệt sau đó mới được đưa vào nhà máy sản xuất. Việc sản xuất ra tôi cũng được chia làm nhiều công đoạn: Công đoạn sản xuất dây chuyền khép kín từ sản xuất vỏ bút cài bút đến khâu đóng gói để đưa đi tiêu thụ rất hiện đại , nên gia đình tôi ngày một càng đông đúng và cũng đa dang màu sắc khác nhau theo thị hiếu của con người.)
	- Giới thiệu sự nghiệp của cây bút (Tôi cũng như các anh chị bút mực, nhờ có chúng tôi mà từ các cậu ấm cô chiêu, đến kĩ sư, bác sĩ, người nông dân, người buôn bán nhỏ, tư thương giầu có, giáo sư, nhà khoa học đều phải dùng tôi để ghi chép kiến thức hay tính toán, sáng tác những tác phẩm nghệ thuật, những bản nhạc...Tôi luôn là người bạn của con người, và được con người nâng niu, với tôi trong tay loài người đã tạo lên những tác phẩm nổi tiếng về âm nhạc, về văn học. Còn với những cô cậu học trò tôi là người bạn thân không thể thiêú được mỗi khi họ đến trường học văn hoá, làm bài tập ở nhà, nhờ tôi mà con người mới ghi nhận được tri thức mà họ phát minh ra để lưu truyền, chắc các bạn học sinh, sinh viên khi cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp cũng đều nhớ đến tôi phải không?...Và trước khi thời đại thông tin điện thoại bùng nổ tôi có công lớn trong sự vun đắp tình yêu của những đôi uyên ương đấy. Tình cảm của con người, được tôi ghi nhận, khoa học của con người được tôi thể hiện. Và đặc biệt công ty sản xuất ra tôi đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng...Tôi cũng lợi hại đấy chứ?)
	C.Kết bài: Suy nghĩ về hiện tại và tương lai của mình (Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người dùng nhiều đến máy tính, song tôi vẫn là người bạn thuỷ chung của họ, tôi tin rằng tôi mãi mãi là người bạn không thể thiếu được đối với các bạn học sinh, sinh viên khi họ học kiến thức, mãi là người bạn trung thực để cô giáo thầy giáo ghi điểm cho học sinh yêu quý của mình. Các bạn đừng bao giờ quên tôi đấy nhé.)
ĐỀ 2: Giới thiệu về cây lúa nước Việt Nam.
Bài làm :
Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. 
Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.
Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Đề 3: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn bài:
A.Mở bài:
- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)
 B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)
- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)
- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón  ...  lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)
- Tác dụng của chiếc nón lá:(chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”
Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...
Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)
C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)
Đề: Tưởng tượng gặp lại người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Bài làm
	Ngày 22-12 năm nào cũng vậy ông tôi cũng được mời đi dự lễ kỉ niệm ngày thành lập quân đội. Nam nay cũng vậy, nhưng không phải ở uỷ ban nhân dân xã mà là ở viện bảo tàng quân đội ( Ông tôi có một người bạn cùng binh chủng hiện làm giám đốc viện bảo tàng mà) ở Hà Nội vì vậy mà tôi đòi đi kì được. Sau một lúc vòi vĩnh tôi cũng được ông cho đi.Thế là ngày 22-12 tôi đã có một chuyến đi về thủ đô, thăm viện bảo tàng quân đội và đã có cuộc gặp gỡ đầy thú vị và ấn tượng. Các bạn có biết đó là cuộc gặp gỡ nào không? Bật mí nhé tôi đã gặp người chiễn sĩ lái xe của tiểu đội xe năm xưa trên tuyến đường Trường Trường Sơn khói lửa năm xưa đấy.
	Ngày 22-12 đúng như lời hẹn trước của bố tôi chú lái xe đến thật đúng giờ. Đúng 6g 30 phút sáng ông cháu tôi chào tạm biệt cả nhà rồi bước lên ô tô. Làng quê lùi lại phía sau nhường chỗ cho phố phường sầm uất hiện ra. Chẳng mấy chốc chiếc xe đã đỗ tại cửa Bảo tàng quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tôi dắt tay tôi bước vào cổng. Trước mắt tôi hiện ra bao nhiêu những phương tiện chiến đấu: nào ô tô. Xe tăng. Máy bay, đại bác, pháo cao xạ, tên lửa... Tất cả được sắp xếp theo trình tự cố định theo từng giai đoạ lịch sử. Trước cửa ngôi nhà lơn tôi đã nhìn thấy một ông già trạc tuổi ông tôi râu tóc bạc phơ mặc quần áo dạ, ngực đeo đầy huân chương, đeo quân hàm đại tá. Lúc này tôi mới nhìn ông tôi, ông tôi cũng nmặc bộ quân phục, đeo quân hàm thượng tá và có vài ba huân chương lấp lánh trên ngực. Nhìn mọi người và nhì ông trong ánh mắt tôi anh lên niềm tự hào vinh dự. Ông tôi dăt tay tôi và giới thiệu với mọi người: 
- Đây là thằng cháu đích tôn của tôi nó thích đi thăm viện Bảo tàng quân đội nên tôi cho cháu đi theo. 
Tôi cất tiếng chào:
- Cháu chào các ông ạ! 
	Tôi nhận được lời khen và tình cảm của các ông - những người đồng đội của ông tôi một cách chân thực. Tôi xin phép ông được đi tham quan viên bảo tàng một lúc. Tôi ngắm nghía vài kỉ vật trưng bày... bỗng tôi dừng lại bên chiếc xe vận tải cũ, trông nó gần giống như đống sắt vụn han rỉ mà người ta cố tình gép lại thành chiếc xe thì đúng hơn. Lại là người lính già lúc nãy tôi trông thấy ở ngôi nhà lớn đằng kia đang ngắm chiếc xe, tay mân mê thùng xe hình như ông xúc động lắm. Thấy thái độ của người lính già cùng với dòng chữ khiến tôi chú ý : “Đội xe không kinh tiếp tế lương thực và vũ khí vào chiến trường miền Nam thời chống Mĩ”. Trong đầu tôi chợt loé lên hình ảnh chiếc xe không kính trong bài thơ của Phạm Tiến Duật mà mình vừa học. Phải chăng đây chính là một trong những chiếc xe ấy, không thể tin được. Để giả đáp thắc mắc của minh tôi mạnh dạn hỏi người cựu chiến binh:
- Ông ơi! Ông cho cháu hỏi đây có phải là một trong chiếc xe không kính mà nhà thơ Phạm Tiến Duật miêu tả trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” năm xưa không ạ?
- Phải đấy cháu ạ! Ông xoay người sang tôi nói tiếp.
- Ông chính là một trong số những người lái xe trên chiếc xe không kính đấy.
Tôi tròn xoe đôi mắt và cảm thấy mình thật hạnh phúc. Ôi thế là tôi đã được gặp người chiến sĩ lái xe trong tiểu đội xe không kính đấy ư? Một người lính lái xe bằng xương bằng thịt đang đứng trước mặt tôi - những con người đã từng làm trấn động địa cầu, với tiếng cười sảng khoái hồn nhiên thuở nào đã gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm, giờ đây lại hiện ra lặng lẽ âm thầm. Với tất cả những dung cảm sâu sắc, tôi sung sướng nắm lấy tay ông và hỏi liên hồi:
- Ôi ông chính là chiến sĩ lái xe đó sao? Ông kể cho cháu nghe đi ông, kể về cuộc sống thất ấy, có đúng các ông ngồi trên chiếc xe mà nhà thơ Phạm Tiến Duật miêu tả trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” không ạ?
Ông mỉm cườ hiền hậu rồi dẫn tôi ra chiếc ghế đá cạnh đó kể cho tôi nghe.
- Ông Duật miêu tả đúng đấy cháu ạ. Ông Duật không cung đội xe của ông nhưng một lần hành quân tình cờ gặp tiểu đội của ông đang nghỉ giữa rừng rôi hai bên làm quen, linh vốn dễ quen mà, kể chuyện một lúc ông ấy sáng tác ngay “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và tăng luôn các ông bài thơ ấy. Thế là cả tiểu đội xe truyền tay nhau đọc mà thuộc ngay mới lạ chứ! Vì nó rất thực với mọi người mà, chỉ có điều là cuộc sống của các ông không phải lúc nào cũng hồn nhiên như vậy đâu. Chiến tranh mà giữa cía sông và cái chết rất mong manh. Giong ông bỗng chùng xuống - chiến tranh gian khổ lắm cháu ạ! Xe không có kinh, bụi, muỗi rừng, mưa, gió, thậm chí cả mảnh bom nữa bất thần ùa vào nguy hiểm lắm. Một lần trong đêm giặc Mĩ ném bom như mưa các ông vẫn chạy vì không có kinh nên đa không ít đồng chí của ông hi sinh bởi những mảnh bom, mảng đạn bay vào buồng lái. Gian khổ các ông không nề hà chỉ buồn là đồng đội hy sinh quá nhiều.
Tôi thấy ông ngập ngừng giọng chùng hẳn xuống khuôn mặt và khoé mắt rưng rưng. Ông nói tiếp.
- Cháu bao trong mưa bom bão đan sao tránh khỏi hy sinh mất mát. Lúc nãy bác thắp hương cho đồng đọi của bác đấy . Ông ấy hy sinh thật anh dũng chết rôi mà tay vẫn cầm vô lăng, một mảng bom văng trúng tim ông ấy trong khi ông đang còn lái xe.Ông ấy là người Hải Dương vừa tán gẫu với nhau sau giờ nghỉ ăn trưa, ông ấy bảo hòa bình ông ấy phải về ngay quê để được bế đứa con trai bé bỏng mới trào đời hai tháng nay chưa hề biết mặt bố. Thật tội nghiệp chưa được bế con thì ông ấy....Nói đến đây người lính già khóc oà lên.
Tôi thấy vậy lòng tôi cũng nghẹn ngào và đến bên ông an ủi:
- Tránh sao được hả ông không có sự hy sinh của các ông ấy thì làm sao có ngày hôm nay . 
- Ừ đúng rồi: “ Sự hy sinh của các ông ấy đều cần thiết cho đất nước và đó cũng là ý thức sống của cả dân tộc mình mà. Có hiểu được điều đó thì sống mới có ích. Ông Duật miêu tả tiếng cười sảng khoái của các ông khi nhìn thấy nhau mặt lấm lép mà vẫn phì phèo điếu thuốc là có thật đấy. 
Ông nói xong và châm điếu thuốc hút một hơi như suy ngẫm điều gì. Ông nói:
- Hồi đó các ông ra đi mới chỉ 18, 20 tuổi, có người thì có vợ do bố mẹ bắt cười trước khi đi lính độ một hai ngày, có người thì chưa có người thương, vì vây tình đồng chí thiêng liêng lắm, gặp nhau chốc lát đã quen và cung ăn chung dọc đường hành quân là đã coi nhau như anh em một nhà rồi cho nên bác Duật mới giải thích “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” thật đơn giản mà thắm tình đồng chí. Gian khổ mà yêu đời giấc ngủ của các ông đâu được chọn vẹn thay lân nhau mà ngủ chiếc vong buộc chông chêng trên thùng xe hoặc ca bin là ngủ được rồi. Nhất là mùa mưa, mùa mưa ở Trường Sơn dữ dội lắm, song cái nắng cũng chói trang, lái xe không cho phép dừng lại quá lâu vì vậy không có thời gian thay giặt, mà mưa Trường Sơn đến bất chợt rồi lại tạnh ngay, gió lùa qua cửa kính vỡ rồi cũng chóng khô đến chạm thay cũng được.
Nói xong ông khẽ ngâm một đoạ trong bài thơ của Phạm Tiến Duật :
 Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trăng như người già
 Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha...
 Nhưng chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội
 Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới
 Bắt tay nha qua cửa kính vỡ rồi.
Tôi bật cười vì chợt nhận ra cái thần thái đầy chất linh thật trẻ trung của một ông già 60 tuổi. Tôi nghĩ chắc là ông ấy đang thả tâm hồn mình về với thời trai trẻ của mình, về những kỉ niệm năm xưa của người chí sĩ lai xe Trường Sơn.
Ngám nhìn gương mặt rạng ngời của người cựu chiến binh già tôi hiểu năm tháng kinhến con ngươi già đi về thể xác nhưng tâm hồn họ vẫn gỡi nguyên bản chất của người lính Cụ Hồ.
Cuộc gặp gỡ ngăn ngủi của tôi với người chiến sĩ lái xe năm xưa trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh ” của Pham Tiến Duật, đã làm cho tôi hiểu thêm về họ. Họ từ cuộc đời thật bước vào trang thơ thật đẹp nó lung ling hùng tráng. Có hiểu được cuộc sống thực của họ mới thấy họ vĩ đại và đáng được trân trọng và kính yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAN BAI VA NHUNG BAI VAN HAY LOP 9(1).doc