Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

I-MỞ BÀI:

_Có ai đó từng ví nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa có một hương thơm riêng và mỗi thứ chim một giọng hát riêng. Mỗi nhà văn chỉ được sống trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta có một hương thơm, một giọng hát riêng

_Và Nguyễn Dữ đã làm được điều đó khi sáng tác ra “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, thân phận của một nàng Vũ Nương xinh đẹp đoan trang nhưng bất hạnh

II-THÂN BÀI:

1.Khái quát:

- Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.

- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút”.

- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 2580Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-MỞ BÀI: 
_Có ai đó từng ví nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa có một hương thơm riêng và mỗi thứ chim một giọng hát riêng. Mỗi nhà văn chỉ được sống trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta có một hương thơm, một giọng hát riêng
_Và Nguyễn Dữ đã làm được điều đó khi sáng tác ra “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, thân phận của một nàng Vũ Nương xinh đẹp đoan trang nhưng bất hạnh
II-THÂN BÀI: 
1.Khái quát:
- Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. 
- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút”. 
- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.
2.Phân tích
a. Là người có phẩm chất tốt đẹp:
_Ngay từ đầu đã được giới thiệu: Vũ Nương, người con gái quê ở Nam Xương,“tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
_Như bao người phụ nữ thời phong kiến khác, nàng chỉ mong có một cuộc sống lứa đôi, an bề nghi thức. Bởi thế nàng lúc nào cũng cố giữ hòa khí gia đình, giữ gìn khuôn phép, không để gia đình lâm vào cảnh thất hòa dù người chống có tính đa nghi 
_Thế nhưng sự đời quả nhiên khó đóan, sau khi Vũ Nương lấy Trương Sinh không bao lâu thì đất nước xảy ra chiến tranh, Trương Sinh phải đi lính 
_Trước lúc Trương Sinh lên đường, Vũ Nương nói: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” Lời của nàng thật cảm động và xót xa, nếu không phải là một người phụ nữ yêu chồng sâu nặng hẳn nàng sẽ không thể nói được những lời như thế.
_Tuy chồng đã ra đi biền biệt phương xa cách trở, nhưng nàng vẫn giữ trọn khí tiết, một lòng chờ chồng, không hề “ngõ liễu tường hoa”
_Ở nhà Vũ Nương sinh một con trai đặt tên là Đản. Nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ, trọn lòng chung thủy với chồng. Nhưng vì tuổi già sức yếu lại thương nhớ con nên mẹ Trương Sinh qua đời, nàng “hết lòng thương xót”, lo ma chay chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ của mình”
→ Qua những chi tiết trên ta nhận ra Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, chung thủy, hiếu thảo, giàu lòng yêu thương.
→ Ôi! Người phụ nữ đức hạnh như thế có điểm nào mà chê trách được không cơ chứ, chỉ trách là số phận nghiệt ngã đã đưa đẩy nàng đến cảnh oan trái mà thôi.
b. Là người có số phận bất hạnh: 
- Nạn nhân của chế độ trọng nam khinh nữ, nam quyền độc đoán →không được quyền quyết định hạnh phúc của mình, đành chấp nhận cuộc hôn nhân không bình đẳng
_Không được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc vợ chồng, phải sống cuộc sống của người chinh phụ mà nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh gây nên. 
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
(Đoàn Thị Điểm)
_Rồi gánh nặng gia đình chồng cộng thêm nỗi cô đơn vì phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi xuân của Vũ Nương. Vâng, giống như ca dao cổ xưa
“Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”
_Ngày Trương Sinh trở về , Vũ Nương ngỡ như niềm ao ước bấy lâu: gia đình được sum vầy hạnh phúc, hóa ra lại là bi kịch đời nàng. Trương Sinh nghe lời con thơ “Ô hay ! Thế ra ông cũng là cha tôi ư?”, thế là Trương Sinh nghi ngờ nên đã mắng nhiếc Vũ Nương và đuổi đi 
_Cùng với sự ghen tuông đến mất cả lý trí của Trương Sinh bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ, mọi lời biện bạch của hàng xóm. 
_Vũ Nương đau đớn thất vọng cho “duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, tiếng chịu nhuốc nhơ”, do đó nàng đã tự trầm mình ở bến Hoàng Giang để làm sáng ngời “Ngọc Mị Nương”, tỏa hương “cỏ Ngu Mĩ”→ nét đẹp của lòng tự trọng và vô cùng bản lĩnh.
_Vũ Nương không “làm mồi cho tôm cá”, nàng được các nàng tiên cá đưa về cung nước. Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
_Trong xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ , người phụ nữ không hề có quyền hạn gì, họ luôn bị gò ép trong khuôn khổ, bị vùi dập thậm chí là oan uất. Mặc dù phải sống trong xã hội bùn sình ấy, họ vẫn vươn lên như những đóa sen thơm ngát, thơm ngát những vẻ đẹp cao quý của một người phụ nữ. Đó thật sự là một điều đáng trận trọng và kính nể.
“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn, 
Bảy nổi ba chìm với nước non. 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
_Tình tiết bất ngờ
_Cách kết thúc có hậu+chi tiết kì ảo hoang đường
_CNCGNX giúp bạn đọc thương cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa: họ là những người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, chung thủy nhưng lại có số phận hẩm hiu, đầy bi kịch thương tâm
III-KẾT BÀI:
_Xã hội phong kiến với bao bất công, định kiến đã dồn số phận người phụ nữ vào ngõ cùng. 
_Những trang văn của Nguyễn Dữ đã khép lại, nhưng hình ảnh Vũ Nương với những phẩm chất sáng ngời luôn còn mãi trong tim bạn đọc như một bản cáo trạng về chế độ phong kiến nam quyền độc đoán ấy
“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương”
(Lê Thánh Tông)

Tài liệu đính kèm:

  • docdan_y_phan_tich_nhan_vat_vu_nuong_trong_chuyen_nguoi_con_gai.doc