Danh nhân Việt Nam

Danh nhân Việt Nam

Ngô Thì Nhậm

G.S Vũ Khiêu

Đã 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu

(1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi lấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông

về tội "bất trung, bất hiếu".

Qua những trang sách cũ, đọc lại thơ ông, chúng ta thấy nổi lên những nét rất

đậm đà và rực rỡ về toàn bộ cuộc đời ông. Ta càng hiểu thêm những khát vọng lớn

lao, những suy nghĩ thầm kín, những tâm sự đau thương phản ánh con người ông từ

chiều sâu của tâm hồn. Thơ văn ấy là một bức tranh tuyệt đẹp vẽ lại cuộc đời ông,

người đã đem hết trí lực và tài năng chiến đấu cho lợi ích của nhân dân, cho đạo lý

của cuộc sống, cho vinh dự của Tổ quốc, cho phẩm giá của con người.

Ngô Thì Nhậm sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746 tại làng Tả Thanh Oai, huyện

Thanh Oai tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội). Cha ông là Ngô Thì Sĩ, đậu tiến sĩ

làm quan thời Lê Trịnh đồng thời là nhà sử học và nhà thơ. Các em ông đều học giỏi

đỗ cao: Em rể ông là Phan Huy Ích, một trí thức nổi tiếng thời Tây Sơn. Người đương

thời thường khen ngợi gia đình ông: "Họ Ngô một bồ tiến sĩ". Không những gia đình

đã từng đời đời đỗ đại khoa và nhận tước lộc cao của triều đình mà còn nổi tiếng về

văn học được mọi người tôn vinh với danh hiệu Ngô gia văn phái.

pdf 47 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh nhân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thì Nhậm 
 G.S Vũ Khiêu 
Đã 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu 
(1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi lấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông 
về tội "bất trung, bất hiếu". 
Qua những trang sách cũ, đọc lại thơ ông, chúng ta thấy nổi lên những nét rất 
đậm đà và rực rỡ về toàn bộ cuộc đời ông. Ta càng hiểu thêm những khát vọng lớn 
lao, những suy nghĩ thầm kín, những tâm sự đau thương phản ánh con người ông từ 
chiều sâu của tâm hồn. Thơ văn ấy là một bức tranh tuyệt đẹp vẽ lại cuộc đời ông, 
người đã đem hết trí lực và tài năng chiến đấu cho lợi ích của nhân dân, cho đạo lý 
của cuộc sống, cho vinh dự của Tổ quốc, cho phẩm giá của con người. 
Ngô Thì Nhậm sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746 tại làng Tả Thanh Oai, huyện 
Thanh Oai tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội). Cha ông là Ngô Thì Sĩ, đậu tiến sĩ 
làm quan thời Lê Trịnh đồng thời là nhà sử học và nhà thơ. Các em ông đều học giỏi 
đỗ cao: Em rể ông là Phan Huy Ích, một trí thức nổi tiếng thời Tây Sơn. Người đương 
thời thường khen ngợi gia đình ông: "Họ Ngô một bồ tiến sĩ". Không những gia đình 
đã từng đời đời đỗ đại khoa và nhận tước lộc cao của triều đình mà còn nổi tiếng về 
văn học được mọi người tôn vinh với danh hiệu Ngô gia văn phái. 
Ngô Thì Nhậm 16 tuổi đã soạn quyển Nhị thập thất sử toát yếu. Năm 1765, ông 
đậu kỳ thi Hương, tiếp đến năm 1976, ông đỗ khoa sĩ vọng, được bổ chức Hiến sát 
phó sứ Hải Dương. Công việc trước tác và sáng tác của ông thực sự bắt đầu từ giai 
đoạn này. Năm 1771, Ngô Thì Nhậm hoàn thành quyển Hải Đông chí lược, nghiên 
cứu mọi mặt về lịch sử và đời sống của vùng Hải Dương. Năm 1775, Ngô Thì Nhậm 
đi thi Hội, đỗ thứ năm hàng Tiến sĩ đệ tam giáp, được bổ Cấp sự trung Bộ Hộ. Năm 
1776, được thăng Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam, rồi thăng Đốc đồng trấn Kinh Bắc, 
năm sau lại kiêm luôn Đốc đồng Thái Nguyên. Năm 1779 Ngô Thì Nhậm chuyển 
sang làm Hiệu thư ở tòa Đông Các. 
Làm án sát Hải Dương rồi làm đốc đồng hai trấn Bắc Ninh và Thái Nguyên, ông 
đã tỏ ra là một thanh niên lỗi lạc, văn võ kiêm toàn. Ngô Thì Sĩ đã từng viết về con: 
"Con ta lấy tài năng gặp được tao ngộ dị thường, lấy tâm cơ đáp ứng với ủy nhiệm 
khó khăn, lấy trung thành làm liều thuốc để gạt bỏ gian hiểm và làm tiêu tan khí lam 
chướng. Tướng sĩ trong một đạo đều tuân theo hiệu lệnh. Kẻ địch ngoài bờ cõi không 
lường biết được mưu cơ. Muôn khe, nghìn dặm không đâu cho là xa. Quân đội muôn 
bếp thống nhất như một người. Bậc đại trượng phu văn, võ cùng đi đôi bằng phẳng và 
hiểm trở coi là một: thật là xứng đáng!". (Trích thư Ngô Thì Sĩ gửi cho con là Ngô 
Thì Nhậm). 
Sĩ phu đương thời chê trách Ngô Thì Nhậm đã ít nghĩ đến vua Lê mà chỉ hết 
lòng với chúa Trịnh, sau lại bỏ cả Lê, Trịnh mà theo Tây Sơn như thế là bất trung. 
Người ta lên án ông đã đứng về phía Đặng Thị Huệ và "giết bốn bố" để làm chức thị 
lang, như thế là bất hiếu. Người ta phủ nhận những cống hiến vĩ đại của Ngô THì 
Nhậm đối với tổ quốc, với nhân dân; coi đó chỉ những hành động xu thời. 
Trước tất cả những lời đả kích ấy, Ngô Thì Nhậm đã kiên quyết đi con đường 
của mình. "Ta hãy yên tĩnh lòng ta, giữ điều ẩn ước của ta. Khi việc làm của ta thuận 
với mệnh trời, thì đem cả thiên hạ bắc lên cân, cũng không cho là lớn. 
Ta hãy giữ gìn thân ta, đi con đường rộng lớn của ta. Khi bước đi của ta thấy 
hợp với "lý", thì dù có dẵm lên đuôi hổ cũng không sao cả!". 
(Vị chi phú). 
Ngay từ khi đỗ tiến sĩ, Ngô Thì Nhậm đã được chúa Trịnh tin dùng. Là một 
thanh niên học rộng tài cao, ông luôn luôn nghĩ tới những việc lớn của quốc gia, làm 
thế nào để dân được ấm no, nước được giàu mạnh? Với tinh thần ấy, ông đã sống 
khác các sĩ phu đương thời, luôn luôn băn khăn trước tình trạng kiệt quệ về kinh tế, 
rối ren về chính trị, tan rã về tinh thần của thời Lê-Trịnh. Ông điều tra rất cụ thể tình 
hình các địa phương, luôn luôn gửi những lời kiến nghị lên chúa Trịnh, dù việc ấy có 
thể làm phật ý chúa. Ông xác định "làm người bề tôi thờ một ông vua, biết có thể làm 
được mà không làm, thế là bất trung. Đứng ở một triều có thể nói được, mà im lặng 
không nói thế là bất thành". Vì lòng trung thành với chúa Trịnh và trước hết là lòng 
trung thành với tổ quốc và với nhân dân, mà Ngô Thì Nhậm dám nói thẳng với chúa 
Trịnh về những sai lầm trong chính sách của triều đình. 
Nhưng tất cả những kiến nghị của Ngô Thì Nhậm đều không được Trịnh Sâm 
chấp nhận. Trịnh Sâm lúc mới lên ngôi chúa đã làm được một số việc xuất sắc nhưng 
khi "bốn phương đã yên lặng, kho đụn lại sung túc, Sâm dần dần sinh ra xa xỉ, kiêu 
căng, cung tần thị nữ kén vào rất nhiều, ngày đêm mặc ý mua vui, không còn e lệ gì 
nữa" (Hoàng Lê nhất thống chí). Từ đó Triều đình ngày một mục nát, nhân dân ngày 
một đói khổ, các quan chức trong triều thì chia thành phe phái giữa những người ủng 
hộ Trịnh Tông và những người theo Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán. Các sĩ phu đương 
thời chê trách Ngô Thì Nhậm đã đứng về phe Đặng Thị Huệ mà tố cáo âm mưu của 
bè lũ Trịnh Tông. 
Lúc đó Trịnh Sâm đã ốm đau không còn sống được bao lâu nữa, Trịnh Tông 
(con lớn của Sâm) là đứa ngu xuẩn, tàn ác, bất tài, bất lực đã bị chính cha nó ghét bỏ. 
Nhân cách của nó, Ngô Thì Nhậm không thể không biết. Con nhỏ của Sâm là Trịnh 
Cán (con của Đặng Thị Huệ) lại tỏ ra thông minh khác thường và được Trịnh Sâm đặc 
biệt yêu quý nên lập làm thế tử. Trong trường hợp ấy nếu Ngô Thì Nhậm đứng về 
phía Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán, thì theo lễ giáo cũ ông vẫn là người tận trung với 
Trịnh Sâm. Đứng về lẽ phải, đó là một việc làm thức thời, vì ông biết đất nước không 
thể trông mong gì được ở Trịnh Tông, tên bạo chúa sau này, còn đối với Trịnh Cán, 
ông rất có thể đem tài năng của Y Doãn và Vũ Hầu ra giúp ấu chúa. 
Năm 1782, Trịnh Sâm mất, kiêu binh phế Trịnh Cán lập Trịnh Tông lên ngôi 
chúa. Thấy tình hình Thăng Long phức tạp, Ngô Thì Nhậm bỏ về sống ở quê vợ, vùng 
Sơn Nam trong vòng sáu năm. Ông đã hoàn thành tác phẩm khảo cứu Xuân Thu quản 
kiến và tập thơ Thủy vân nhàn vịnh trong thời gian này. 
Năm 1786 Nguyễn Huệ ra Bắc đánh đổ nhà Trịnh rồi trả lại đất nước cho vua 
Lê. 
Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai và trong một thời gian rất ngắn vị anh hùng này 
đã bộc lộ tài năng và khí phách trong việc phù Lê diệt Trịnh, rất xứng đáng là người 
ông vẫn mong mỏi và chờ đợi. Ông quyết tâm tìm đến tới Nguyễn Huệ và tin tưởng 
rằng việc làm của mình là đúng. Khác hẳn với các sĩ phu đương thời, ông dứt bỏ 
những ràng buộc về giai cấp và nhận thức, đi hẳn với phong trào Tây Sơn và trung 
thành tuyệt đối với người anh hùng áo vải. 
Cuộc gặp gỡ giữa Quang Trung và Ngô Thì Nhậm là một cuộc gặp gỡ kỳ diệu 
giữa người trí thức lỗi lạc với người anh hùng kiệt xuất. Có thể nói Ngô Thì Nhậm là 
người duy nhất đã hiểu rõ Quang Trung, và Quang Trung cũng là người duy nhất đã 
hiểu hết được tài năng và phẩm chất của Ngô Thì Nhậm. Quang Trung tuyên bố "Ngô 
Thì Nhậm vừa là bầy tôi, và là khác" coi ông như là người đáng tin cậy nhất và giao 
ngay những công việc rất quan trọng. Ngay từ buổi đầu, Quang Trung đã phong Ngô 
Thì Nhậm là Tả thị lang Bộ lại, nghĩa là phụ trách toàn bộ công việc tổ chức và cán 
bộ trong nội bộ của mình. Ngay buổi đầu đó, Ngô Thì Nhậm đã lập tức gọi em rể là 
Phan Huy Ích viết thư cho bạn là Trần Bá Lãm, giới thiệu một loại trí thức có tài, có 
đức về với Quang Trung. 
Cuộc rút quân về Tam Điệp là một sách lược kiệt xuất nói lên trình độ mưu trí 
và cực kỳ sáng tạo của Ngô Thì Nhậm. Lúc đó các tướng võ như Ngô Văn Sở, Phan 
Văn Lân chỉ có biết đánh, còn Nguyễn Văn Dụng thì chỉ muốn lặp lại kinh nghiệm 
của Lê Lợi ngày xưa là mai phục. Ngô Thì Nhậm đã bác bỏ cả hai ý kiến đó, so sánh 
lực lượng của hai bên, vạch ra sự khác nhau cơ bản của hoàn cảnh lúc bấy giờ và hoàn 
cảnh của thời Lê Lợi khi xưa, nêu lên ý nghĩa của "toàn quân rút lui không bị mất một 
mũi tên, cho nó ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi" (Hoàng Lê Nhất Thống chí). Sách 
lược rút lui này hoàn toàn phù hợp với ý của Quang Trung và đã tạo điều kiện hết sức 
quan trọng để Quang Trung đánh bại quân Thanh. 
Sau khi đất nước được giải phóng. Quang Trung rút về Phú Xuân để Ngô Thì 
Nhậm ở ngoài Bắc và giao cho toàn quyền đảm đương công việc ngoại giao với nhà 
Thanh. Ngô Thì Nhậm lại phát huy óc sáng tạo của mình. Trong việc tiếp xúc với vua 
quan nhà Thanh cũng như trong việc giao dịch bằng thư từ, Ngô Thì Nhậm vừa cương 
quyết, vừa linh hoạt, vừa nêu cao chủ quyền dân tộc, vừa giữ tình hòa hiếu giữa hai 
nước. Với tài ngoại giao, Ngô Thì Nhậm đã góp phần ngăn chặn được cuộc tấn công 
trả thù của nhà Thanh, miễn được lễ cống người, vàng, đòi nốt những tỉnh ở vùng Tây 
Bắc, yêu cầu phong vương cho Quang Trung, củng cố lòng quý trọng của vua nhà 
Thanh đối với Quang Trung. Ngô Thì Nhậm đã thực hiện rực rỡ nhiệm vụ của Quang 
Trung giao phó đúng với tinh thần: 
"Chiến hòa do ta định đoạt 
Thân thiện để người cùng vui" 
Ngô Thì Nhậm chỉ cộng tác với Quang Trung có năm năm. Vị anh hùng kiệt 
xuất của dân tộc đã từ trần quá sớm. Đó là sự tổn thất không gì bù đắp được của nhân 
dân ta thời kỳ bấy giờ. Đó cũng là nỗi đau xót nhất của Ngô Thì Nhậm. 
Vua mới còn ít tuổi, công việc quốc gia bị Bùi Đắc Tuyên, cậu ruột của vua 
nắm hết. Triều đình Tây Sơn ngày một suy vong, Ngô Thì Nhậm mặc dầu tuổi già, 
sức yếu vẫn cố gắng phục vụ triều Tây Sơn, vừa lo lắng cho vận mệnh của đất nước. 
Không có cách gì để thuyết phục vua Quang Toản nghe theo mình, ông đã rất đau 
buồn lo âu. 
Thời kỳ này, Ngô Thì Nhậm đã viết cuốn sách lý luận về Phật giáo nhan đề 
Trúc Lâm tôn chỉ nguyên thanh. Trong tập này, Ngô Thì Nhậm đã phát huy cao hơn 
nữa tư tưởng của cha mình. Ngô Thì Sĩ, cha ông ngày xưa cũng đã từng muốn thống 
nhất cả Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo vào một nguồn gốc (tam giáo nhất 
nguyên). Hòa hợp đạo Phạt và đạo Nho. Ngô Thì Nhậm đã trình bày những kiến thức 
rất uyên bác với những lý lẽ rất chặt chẽ của mình. Ông dã để lại một di sản văn 
chương đồ sộ gồm trên 600 bài thơ và 15 tác phẩm lớn. 
Điều đáng quý ở Ngô Thị Nhậm là trong giai đoạn suy vong của triều Tây Sơn, 
ông vẫn giữ nguyên vẹn một tấm lòng thủy chung son sắt, luôn luôn tìm mọi cách 
củng cố triều đại, phục vụ tổ quốc và nhân dân. 
Trong tình hình phức tạp và suy thoái này của nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh sau 
khi chiếm lại miền Nam, đã kéo quân ra Bắc, tiêu diệt triều đại Tây Sơn và chấm dứt 
cuộc đời của Ngô Thì Nhậm bằng một trận đò thù ở sân Văn Miếu. 
Trong suốt cuộc đời mình, Ngô Thì Nhậm đã chứng kiến không biết bao nhiêu 
sự thay đổi từ Nam chí Bắc. Hàng chục vua, chúa được đựng lên rồi bị đánh đổ. Cuộc 
đấu tranh giành giật quyền vị đất đai, diễn ra liên tiếp trong hàng ngũ phong kiến. 
Phong trào nông dân mà đỉnh cao nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã tràn ngập khắp 
nơi như vũ bão. ...  đọc bài điếu văn cho thêm phần trang trọng. 
Mạc Đĩnh Chi nhận lời: 
Tôi cũng muốn đến để viếng công chúa và chia buồn với nhà vua, nhưng chẳng hay bài 
đíu văn này, triều đình muốn tôi phải viết ý tứ gì? 
Sứ giả nhà nguyên nói: 
Bài điếu văn đã được viết sẵn rồi. Chỉ dám phiền tiên sinh đọc mà thôi 
Tang lễ được cử hành rất linh đình để khoe sự giàu sang và truyền thống nghi lễ của 
nước lớn. Đến ngày cuối cùng là ngày an táng công chúa, Mạc Đĩnh Chi được mời vào 
cung để đọc điếu văn. 
Ông được một viên văn quan long trọng nâng hai tay ngang đầu chuyển cho ông bài 
điếu văn 
Một sự kiện cổ kim không tiền khoáng hậu có một không hai xảy ra. Bài điếu văn chỉ 
có một chữ là chữ "Nhất" rất to. 
Trước sự việc như vậy, Mạc Đĩnh Chi không hề bối rối vì ông biết chắc chắn thế nào 
người Nguyên thử tài mình bằng những cách thức vô cùng hiểm hóc. 
Sau một thoáng suy nghĩ , ông lấy giọng đọc sang sảng lâm ly bài điếu sau: 
Thanh thiên nhất đóa vân 
Hồng lô nhất điểm tuyết 
Thượng uyển nhất chỉ hoa 
Quảng Hàn nhất phiến nguyệt 
Y! vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết. 
Nghĩa: 
Trời xanh có một đám mây 
Trong bầu vũ trụ có một điểm tuyết 
Trong vườn thượng uyển có một cành hoa 
Cung Quảng Hàn có một vầng trăng 
Than ôi! mây đã tan, tuyết đã tan, hoa đã tàn 
Vầng trăng đã khuyết 
Đọc xong với vẻ mặt buồn rầu, ông nghiêm trang bước ra trước sự xúc động nghẹn 
ngào của những cung phi mỹ nữ và trước vẻ tưng hửng của vua tôi nhà Nguyên vì họ 
đã giương bẫy để sứ nước Đại Việt chui lại ung dung do tài trí tuyệt vời mà sứ giả nước 
Đại Việt lại ung dung đi ra trước sự khâm phục của mọi người. Mạc Đĩnh Chi lại tạo ra 
một kỳ tích có một không hai trong lịch sử văn chương chữ nghĩa trong thoừi đại của 
ông. 
Mạc Đĩnh Chi làm quan trải 3 triều vua: Trần Anh Tông (1293 - 1314), Trần Minh 
Tông (1314 - 1329), Trần Hiếu Tông (1329 - 1341) đến chức Đại Liêu ban Tả bộc xạ 
(Tể tướng) đứng đầu triều. 
Khi làm quan thì ông nổi tiếng là trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, đến 
lúc già về hưu chỉ có nếp từ đường (thờ tổ tiên) nhỏ bé mà thôi, thường ngày ông vẫn 
ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật với dân làng, ông sống 
thanh bạch, giản dị như những người dân quê. 
Ngày nay để tưởng nhớ công lao của ông, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có 
đường phổ, trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi. 
 (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 7/2002) 
Sự vô tư và trung thực của Tô Hiến Thành 
Tô Hiến Thành sinh năm nào không rõ, chỉ biết thuộc thời kỳ Lý Anh Tông, ông là một 
bậc lão thần của nhà Lý và thời Lý Cao Tông, ông được quyền thay vua nhỏ tuổi nhiếp 
chính sự. 
Tô Hiến Thành mất vào tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Đó là một tổn thất lớn cho triều 
Lý, bởi lúc bấy giờ, vua Lý Cao Tông mới 8 tuổi, chưa thể tự quyết đoán được mọi 
việc phức tạp của nước nhà, trong lúc đó, bà Chiêu Linh thái hậu vẫn chưa chịu từ bỏ 
mưu đồ truất phế Lý Cao Tông để đưa Lý Long Xưởng là tên vô đạo lên thay. Cả triều 
đình lấy đó làm mối lo lớn, nhất là bà Đỗ Thái Hậu (tức bà Thụy Châu thái hậu, mẹ đẻ 
của vua Lý Cao Tông) 
Lúc Tô Hiến Thành trở bệnh nguy kịch, có một câu chuyện rất cảm động, phản ánh 
nhân cách khả kính của ông, đã được sánh Đại Việt Sử lược chép lại như sau: 
"Trước đây, khi Hiến Thành ở trên giường bệnh, chỉ có quan tham tri chính sự là Vũ 
Tán Đường ngày đêm hầu hạ ở bên cạnh. Quan gián nghị đại phu là Trần Trung Tá, vì 
nhiều công việc bận, không có thời giờ rảnh rỗi tới thăm Hiến Thành được. Khi bệnh 
tình đã nguy kịch, Bà Đỗ Thái hậu tới thăm và hỏi Hiến Thành rằng: 
- Nếu có mệnh hệ nào thì ai thay ông được? 
Hiến Thành đáp: 
- Người mà bình nhật thần biết chỉ có Trung Tá mà thôi. 
Thái Hậu nói: 
- Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốn thang cho ông, ông không nói tới là làm sao? 
Hiến Thành đáp: 
- Bệ hạ hỏi ai có thể thay thần nên thần mới nói đến Trung Tá, còn nếu như Bệ hạ hỏi 
người hầu hạ phụng dưỡng, thì phi Tán Đường ra, còn ai nữa. 
Thái hậu tuy khen Hiến Thành là trung, nhưng rồi cũng không nghe lời ông, Đỗ An 
Thuận (các sách khác chép là Đỗ An Di, có lẽ do Di và Thuận mặt chữ Hán gần giống 
nhau nên chép lầm) 
Đỗ An Thuận là em ruột của Đỗ Thái hậu trông coi việc triều chính" 
Xin nói thêm: Tô Hiến Thành mất, Vua bãi chầu 7 ngày, ăn chay 3 ngày để tỏ rõ sự đặc 
biệt kính trọng. 
Sách đại Việt sử ký toàn thư sau khi lược chép lại chuyện này, đã trân trọng ghi lại lời 
bàn của Sử thần Ngô Sĩ Liên như sau: 
"Tô Hiến Thành nhận việc kí thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi có biến 
cố, tuy bị gió lay sóng dập mà vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yêu 
dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần ngày xưa. Huống chi, đến lúc sắp 
chết còn vì nước tiến cử người hiền, không hề vì ơn riêng. Thái Hậu không dùng lời nói 
này của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy" 
 (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 7/2002) 
Sắc bất ba đào 
Đến chơi nhà người quen gặp lúc trời mưa, ra về không được chúng ta thường mỉm 
cười nói với chủ nhà: 
Vũ vô kiểm tỏa năng lưu khách! Cơn mưa không xiềng, không xích mà giữ khách ở 
lại được. Khi nói đến chữ "vũ vô kiềm tỏa" chúng ta nhớ ngay đến câu đối lại: 
Sắc bất ba đào dị nịch nhân 
Sắc đẹp của đàn bà không phải là sóng gió mà vẫn làm cho người ta chìm đắm. Nạn 
nhân nhiều lắm, kể sao cho xiết, nói sao cho cùng! 
Vụ án tình xưa nhất mà lịch sử Việt Nam có ghi chép tường tận là chuyện Trọng Thủy 
- Mỵ Châu. 
Trọng Thủy là con của Thiệu Vũ Vương (Triệu Đà) có nhiệm vụ giúp cha thôn tính 
nước Âu Lạc của An Dương Vương. 
An Dương Vương có người con gái rất đẹp là Mỵ Châu (còn gọi là Lan Châu), giỏi 
nghề chế tạo cung và mũi tên bằng đồng. 
Triệu Vũ Vương đã hơn một lần thua chạy trước nhhững mũi tên đồng của quân 
Thục, sai con là Trọng Thủy đến xin ở rể với vua Thục và lén học nghề chế tạo cung 
đồng, tên đồng. Học nghề xong Trọng Thủy xin cáo biệt trở về đất Bắc. Lúc lâm biệt, 
chàng trao một tấm nệm lông ngỗng cho vợ và dặn rằng: 
Ngày sau chắc có sự giao binh giữa hai nước, sợ vợ chồng ta sẽ thất tán, không tìm 
gặp lại nhau được. Thiếp hãy nhận tấm nệm lông ngỗng này, chạy đi đâu, nhớ đánh 
dấu đường bằng vài sợi lông để biết nơi mà tìm tới. 
Sự việc sau này diễn biến đúng như lời tiên liệu của Trọng Thủy. 
Quân Triệu vào xâm lược, Thục An Dương Vương thua, phải bỏ thành Cổ Loa mà 
chạy. Nhà vua vẫn mang công chúa ái nữ phía sau yên. Quân Triệu truy kích. Nhà vua 
nghi ái nữ đồng tình với giặc, liền tuốt kiếm giết nàng, rồi tự trầm ở bờ biển Mộ Dạ 
(Nghệ An) 
Tuy quân Triều chiến thắng, song Trọng Thủy buồn tình, thất vọng đâm đầu xuống 
giếng sâu ở thành Cổ Loa mà thác. 
Chuyện tình yêu bi đát được các nhà bình luận quân sự, văn học xưa nay phân tích 
khá nhiều. 
Tùy Viên thi thoại phê rằng: 
Cha con vua Triệu mở non sông, 
Một đóa Lan Châu thực khéo trồng 
Ba ngàn cung đồng theo chú rể, 
Gớm cho lòng gái vị nhà chồng! 
Chu Mạnh Trinh có bài "Quá Cổ Loa, yết Mỵ Châu miếu, đề bích" 
(Qua thành Cổ Loa, yết miếu Mỵ Châu, đề thơ trên vách tường), tạm dịch: 
Tình chồng vốn nặng, 
đức cha dày 
Mang mối kỳ oan mãi đến nay 
Thần trảo không thiêng, 
rùa cũng mất 
Minh Châu ứa lệ, bạng chìm đây 
Bia tàn cây cỗi nghìn năm cũ 
Bể biếc trời xanh một dạ này! 
Quạnh quẽ ngôi đền, 
ngoài miếu điện 
Tiếng quyên kêu dứt bóng 
trăng chầy 
Tương truyền rằng Trọng Thủy gieo mình xuống giếng sâu ở thành Cổ Loa. Nước 
giếng này có đặc tính rửa ngọc chân trâu rất sáng đẹp. Nước Việt ta vẫn phải tiến 
cống thứ nước quý lạ đặc biệt này để cho các bà hậu phi bênTàu rửa ngọc. Việc đài tải 
gian nan quá đỗi. 
Một sứ thần nước Việt làm gan đổ thứ nước này đi, múc nước giếng thường thế nào. 
Ngọc rửa bằng nước giếng thường không sáng đẹp, vua Tàu hỏi thì sứ giả đáp rằng: 
ấy là vì tại lâu ngày, khí thiêng đã tan biến mất đi! 
Thế là nước ta tránh khỏi cái nạn nước rửa ngọc. 
Còn chuyện tên đồng thì có thực trăm phần trăm. Năm 1959, ở thành Cổ Loa khai 
quật được hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh sắc bén. Các nhà khảo cổ đã minh định niên 
đại và xác nhận đó là những mũi tên đồng được chế tạo cách bây giờ gần 2000 năm. 
Mối tình Trọng Thủy - Mỵ Châu là mối kỳ oan muôn thuở, người đời xúc động, bùi 
ngùi: 
Tình chàng cùng với nghĩa cha, 
Bên thì nghĩa trọng, bên là 
tình thâm 
Nỗi oan dai dẳng ngàn năm, 
Ngọc châu nước giếng tiêu trầm 
được sao? 
Những chuyện cận đại, hiện đại thường có nhiều tình tiết gay cấn, ly kỳ hơn chuyện 
người xưa. 
Như năm 1936, cả thế giới đều bàng hoàng, sửng sốt khi nghe tin vua Edouard VIII 
nước Anh thoái vị. Vua thoái vị vì thần dân vương quốc không thể chấp nhận một 
thiếu phụ Mỹ làm mẫu nghi thiên hạ! Bà này đã ly dị một lần... Thế là nhà vua trả 
ngai vàng lại cho quốc dân, chỉ còn giữ tước vị nguyên sẵn có là quận công Windsor. 
Nói cho đúng, quận côngWindsor cũng được hưởng hạn phúc với người đẹp. 
Ông vua thoái vị này có phúc hơn John Fizgerald Kennedy rất nhiều. Tổng thống 
Kennedy đâu có hưởng ân ái gì nhiều với giai nhân tuyệt sắc Marilyn Monroe. Ông bị 
ám sát chết năm 1963, chưa hết mọt nhiệm kỳ tổng thống. Cả ông và cô đào màn bạc 
này đều bạc mệnh đúng y như câu: 
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, 
Bất hứa nhân gian kiến 
bạch đầu 
(Xưa này người đẹp như danh tướng, 
Không hẹn trần gian thấy 
bạc đầu!) 
J.F Kennedy có địa vị còn cao hơn cả danh tướng vì ông là tổng thống một đệ nhất 
cường quốcthế giới. 
Không có gì mạnh hơn những đợt sóng ái tình 
Người đẹp gây tai họa nhiều cho đất nước Trung Hoa là Dương Quý Phi. Tình nhân 
của nàng là An Lộc Sơn khởi quân từ Ngũ Dương tiến chiếm Trường An đã gây ra 
một cuộc nội chiến làm dân số nhà Đường hao hụt trên 2/3. Trước cuộc nổi loạn An - 
Sử, dân số nhà Đường là 54 triệu, sau 9 năm nội chiến, dân số nàh Đường chỉ còn trên 
17 triệu mà thôi. 
Người xưa dùng chữ "khuynh thành, khuynh quốc" để miêu tả nhan sắc giai nhân là 
đúng hết sức. 
Người gây nhiều sóng gió cho vương nghiệp nhà Triệu là Cù Thị, người làm sụp đổ 
vương nghiệp nhà trịnh là Tuyên Phi Đặng Thị Huệ. 
Bà ngoại tình với Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo. Ca dao thời bấy giờ có câu: 
Trăm quan cómắt như mờ 
Để cho Huy Quận vào sờ 
Chính cung! 
Rồi quân Tam Phủ nổi dậy, giết chết Hoàng Đình Bảo, truất phế Trịnh Cán, phù lập 
Trịnh Khải làm Đoan Nam Vương. 
Rồi quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà. Đoan Nam Vương Trịnh Khải thua trận, chạy trốn 
và tự mổ bụng, moi ruột ra mà chết. 
Biết bao nhiêu là sóng gió chung quanh một cuộc ái tình? 
Các nhà quân - chính thời chiến quốc có câu: 
Nước mình có tự đánh mình thì sau người ta mới đánh mình được. (quốc tất tự phạt, 
nhiên hậu nhân phạt chi). 
Tự đánh không bằng gươm đao mà tự đánh bằng son phấn. Sự vong diệt càng tủi nhục 
hơn! 
 (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 7/2002) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_nhan_viet_nam.pdf