Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Vật lý lớp 6

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Vật lý lớp 6

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong năm học 2011 - 2012 ngành giáo dục cả tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng khoa học công nghệ vào dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của người học và người dạy nhằm đào tạo những con người mới phù hợp với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Xã hội đang trên đà phát triển theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì sự phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là năng lực cần thiết cho mỗi con người. Để đáp ứng được yêu cầu thực tại đó đòi hỏi giáo dục phải đổi mới về mọi mặt. Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo những con người có khả năng lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên thì ngay từ trong các nhà trường, việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta, nhân dân ta đang ra sức thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Do vậy dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển tư duy bằng phương pháp dạy học sao cho học sinh được học tập tích cực, tự giác, hoạt động đó thể hiện bằng năng lực “Phát hiện và giải quyết vấn đề ” trong từng bài tập, từng tiết học. Phương pháp dạy học này có nhiều thuận lợi phù hợp với sách giáo khoa mới.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Vật lý lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DAÏY HOÏC PHAÙT HIEÄN VAØ GIAÛI QUYEÁT VAÁN ÑEÀ TRONG MOÂN VAÄT LYÙ LÔÙP 6
****************
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong năm học 2011 - 2012 ngành giáo dục cả tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng khoa học công nghệ vào dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của người học và người dạy nhằm đào tạo những con người mới phù hợp với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Xã hội đang trên đà phát triển theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì sự phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là năng lực cần thiết cho mỗi con người. Để đáp ứng được yêu cầu thực tại đó đòi hỏi giáo dục phải đổi mới về mọi mặt. Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo những con người có khả năng lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên thì ngay từ trong các nhà trường, việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta, nhân dân ta đang ra sức thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Do vậy dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển tư duy bằng phương pháp dạy học sao cho học sinh được học tập tích cực, tự giác, hoạt động đó thể hiện bằng năng lực “Phát hiện và giải quyết vấn đề ” trong từng bài tập, từng tiết học. Phương pháp dạy học này có nhiều thuận lợi phù hợp với sách giáo khoa mới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Để tạo ra những con người mới có tri thức, có sức khỏe, có lý tưởng, có ý chí kiên cường tha thiết với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Cho nên đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cấp bách là phải nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và THCS nói riêng. Một trong các hướng dạy học đổi mới ở nước ta là: Dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề ”. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với chúng ta. Trên cơ sở đó giáo viên phải giúp học sinh nhận thức được các vấn đề:
- Học để biết, để nâng cao trình độ tiếp cận thông tin trong thời đại mới. 
- Học để làm, để lao động có năng suất cao, từ đó làm giàu cho bản thân và góp phần làm giàu cho đất nước.
- Học để chung sống, để hoà nhập với cộng đồng.
- Học để tự khẳng định mình.
Muốn đạt được những mục tiêu trên thì dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển tư duy bằng phương pháp dạy học sao cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Thực tế hiện nay chất lượng giáo dục bậc THCS đã có nhiều biến chuyển, phương pháp giáo dục có sự đổi mới nhưng sự đổi mới diễn ra chưa được mạnh mẽ, một thành phần không nhỏ học sinh còn bị động, chưa say mê học tập, hoàn toàn lệ thuộc vào giáo viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái nên các em càng không có hứng thú, tự giác học tập do đó dẫn đến chất lượng học tập chưa được cao. Đứng trước thực tế đó để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học tôi nghĩ trong mỗi giờ học phải giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản bằng việc tích cực học tập .
Với mục đích và ý nghĩa mang tính cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài:“Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn vật lý 6 ”.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NGHIÊN CỨU:
        Ở đây đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS, mà cụ thể trong đề tài này là học sinh lớp 6. Bộ môn vật lý lớp 6 là môn học mà kiến thức của nó còn mới nhưng nội dung cụ thể, rõ ràng, kiến thức có ở xung quanh ta, học sinh rất dễ nhận thấy nhưng để giải thích được nó thì đòi hỏi các em phải thông hiểu từng đơn vị kiến thức của bài học. Điều đó khiến giáo viên giảng dạy ngoài vệc nắm vững kiến thức chuyên môn thì trong mỗi giờ học cần khéo léo đặt học sinh của mình vào các tình huống có vấn đề cần giải quyết.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đặt vấn đề
- Phương pháp khảo sát thống kê, khảo sát, so sánh, đối chiếu, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động học tập của học sinh
PHẦN II: NỘI DUNG.
I.CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở lí luận:
Cách dạy học Vật lý trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên việc rèn năng lực tư duy, phát triển trí tuệ, ... của học sinh được xem là nhiệm vụ chủ yếu.
Do nhận thức vấn đề còn hình thức, nên một số người đã hiểu đơn thuần đổi mới phương pháp dạy học theo nghĩa thay cách đã làm bằng một cách làm khác, cho rằng  phương pháp truyền thống là lạc hậu hoàn toàn cần thay chúng bằng cách dạy mới khác với cách dạy trước đây. Với thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức từ trước đến nay vẫn còn không ít giáo viên vẫn chưa theo kịp với hướng đổi mới thay sách, ngại tổ chức các hoạt động, chỉ sợ học sinh làm sai do đó gò ép học sinh học theo lối khuôn mẫu, bị động, một chiều, chỉ tính đến việc đưa kiến thức trong bài học cho học sinh mà không cần tìm hiểu xem học sinh tiếp thu kiến thức ấy như thế nào, có tiếp thu được hay không ?
Thực tế cho thấy một bộ phận học sinh giảm hứng thú đối với việc học tập trong lớp, do ảnh hưởng của nhiều luồng thông tin ở trong, ngoài nhà trường. Nếu dạy học chỉ dừng lại ở kiểu thông báo truyền thống thì khó có thể đào tạo ra sản phẩm là con người lao động làm chủ, khó thích nghi tối đa với đời sống xã hội năng động, nhiều biến đổi.
Trong các môn học ở trường THCS môn vật lý là một trong số những môn học quan trọng nhất. Học vật lý là học cách nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế một cách chính xác, lôgíc. Học sinh được làm việc nhiều từ việc phát hiện những kiến thức mới đến việc vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực tế. Động lực thúc đẩy học sinh hoạt động học tập tích cực là quá trình nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có.
 Học sinh lớp 6 là khối lớp còn nhiều bỡ ngỡ ở cấp THCS, các em tiếp nhận kiến thức mới qua nghiên cứu bài ở nhà, qua việc quan sát kênh hình, kênh chữ, qua phương pháp truyền thụ của giáo viên. Do đó mỗi giáo viên phải giúp học sinh tiếp thu những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng thoải mái, tổ chức các hoạt động học tập giúp các em thấy hứng thú và tự giác tích cực độc lập trong việc tiếp thu những kiến thức mới.
2. Cơ sở giáo dục học:
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với nguyên tắc tính tự giác và tích cực, vì nó khêu gợi được hoạt động học tập mà chủ thể được hướng đích gợi động cơ trong quá trình phát hiện và đánh giá vấn đề.
 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cũng biểu hiện sự thống nhất giữa kiến tạo tri thức, phát hiện năng lực trí tuệ và bồi dưỡng phẩm chất. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề góp phần bồi dưỡng cho người học nhiều đức tính cần thiết của người lao động sáng tạo như tính chủ động, tích cực, tính kiên trì vượt khó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra.
Thực tế hiện nay trong nhà trường tôi đang giảng dạy cho thấy giáo viên được học tập bồi dưỡng các lớp về chuyên môn nên đã vận dụng tích cực các phương pháp mới vào dạy học. Tuy nhiên ở một số bài giáo viên vận dụng chưa được tốt. Bên cạnh đó một số đối tượng học sinh với thói quen phương pháp học tập thụ động còn trông chờ vào các giải pháp được bày sẵn của giáo viên, chưa tích cực tìm kiếm kiến thức, một bộ phận không nhỏ chưa hứng thú với việc học tập môn vật lí.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Trong quá trình dạy học nghiên cứu sách giáo khoa và sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề tôi thấy có những thuận lợi khó khăn sau:
F Thuận lợi:
- Năm học 2011 - 2012 là năm thứ 10 thực hiện thay sách giáo khoa với lớp 6 và là năm thứ 7 thực hiện thay SGK lớp 9 nội dung chương trình được trình bày theo hướng giảm tải, sách được viết theo lôgic ²nửa mở”. Hình thức đẹp, nhiều tranh ảnh và nhiều bài tập thực tế giúp học sinh tự học và tìm ra kiến  thức mới một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn đối với học sinh.
- Với mỗi bài SGK còn đưa ra các câu hỏi nêu vấn đề ngay sau tên bài học, kích thích tính tò mò tư duy ở học sinh. Các em muốn tìm ra kiến thức mới nên tích cực tư duy, học tập để giải quyết vấn đề.
- Đồ dùng dạy học phong phú, phương tiện dạy học hiện đại, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ trang thiết bị dạy học đã giúp cho học sinh hứng thú học tập, tích cực tự giác học tập để giải quyết vấn đề.
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giúp học sinh tích cực, tự giác học tập, tìm tòi kiến thức mới bằng hành động của bản thân hoặc thảo luận trong nhóm.   
F Khó khăn - Tồn tại
-Trong một lớp học còn có nhiều đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu của các em khác nhau mà cách dạy của thầy chưa sát hết được các đối tượng 
- Do là môn học mới, các em vừa được tiếp cận từ lớp 6 nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ trong phương pháp học vật lý, khả năng suy luận lôgic cũng như  kỹ năng làm thí nghiệm, trình bày còn hạn chế.
- Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường nên một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh có cái nhìn không đúng mức về việc học của con em mình, chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con cái dẫn đến việc buông lỏng quản lí do đó còn có một bộ phận học sinh có động cơ học tập không đúng.       
III- CÁC GIẢI PHÁP.  
Để đạt được mục tiêu đề ra là giúp học sinh tích cực học tập trong giờ học bằng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
Nghiên cứu kĩ đối tượng mà mình phụ trách, phân loại học sinh bằng tìm hiểu kết quả học tập của năm trước và nhất là thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm của lớp 6.
Từ kết quả đã có tôi phân loại học sinh theo nhóm phụ thuộc vào năng lực  nhận thức của từng em để có biện pháp truyền thụ  cho phù hợp.
Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, trước khi lên lớp dạy học tôi nghiên cứu kỹ bài dạy để  xem có thể tạo ra những tình huống gợi vấn đề. 
Tình huống gợi vấn đề có thể xuất hiện ngay khi đặt vấn đề vào bài mới hoặc trong từng đơn vị kiến thức, từng bài tập. Khi lên lớp, giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Sưu tầm, nghiên cứu làm đồ dùng dạy học,  sử dụng đồ dùng dạy học phong phú nhằm triển khai một số phương pháp dạy học, với mục đích giúp học sinh học tập tự giác, tích cực hoạt động bằng hoạt động cá nhân hoặc thảo luận trong nhóm nhỏ để tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải điều khiển học sinh thực hiện hoặc hoà nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề ... dụng kiến thức cơ bản mới lĩnh hội được để giải quyết, các bài tập càng gần gũi với cuộc sống hàng ngày càng kích thích các em, với cách làm này các em không những nắm chắc mà còn nâng cao được kiến thức của mình.
Sau đây là ví dụ cụ thể của tôi đã làm về gắn kết lí luận vào bài dạy “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng” của vật lý lớp 6.
Trong ví dụ này để giúp học sinh tích cực học tập trong giờ bằng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thì người giáo viên cần hướng học sinh đi theo các bước sau:
÷ Bước 1: Phát hiện, thâm nhập vấn đề:
Giáo viên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề như trong SGK: 
An: Đố biết khi đun nóng một ca nước đầy thì nước có tràn ra ngoài không?
Bình: Nước chỉ nóng lên thôi, tràn thế nào được, vì lượng nước trong ca có tăng lên đâu.
Bình trả lời như vậy có đúng hay sai?
Khi đó học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề và  muốn trả lời được câu hỏi Làm thế nào để biết được ai nói đúng, ai nói sai?
 ÷Bước 2: Tìm giải pháp:
Sau khi nghiên cứu, bằng hoạt động tích cực của bản thân và của nhóm, học sinh tìm giải pháp, đó là việc tìm ra các thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm để biết được khi đun nóng thì nước trong ca có tràn ra ngoài không. (đơn vị kiến thức trọng tâm của bài học) 
÷Bước 3: Trình bày, thực hiện giải pháp:                                     
Để tìm hiểu được nước trong ca khi đun nóng có tràn ra ngoài không cần định hướng cho học sinh đi từ các hiện tượng thực tế trong cuộc sống như: Khi đun một ấm nước sôi đầy thì khi nước sôi ta không để ý thì nước tràn ra ngoài ấm, .Từ đó giáo viên tổ chức tình huống học tập bằng cách làm thí nghiệm: Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống. 
Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và quan sát hiện tượng xẩy ra với mực nước trong ống thủy tinh: Lúc này học sinh quan sát thấy mực nước trong ống thủy tinh dâng lên. 
Với sự định hướng tư duy bằng thực tế và thí nghiệm thôi thúc học sinh nảy sinh vấn đề cần giải quyết: Vậy lúc này nếu ta đặt bình cầu vào trong chậu nước lạnh thì hiện tượng xẩy ra sẽ như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm: Đưa bình cầu trong chậu nước nóng bỏ vào chậu nước lạnh và quan sát hiện tượng xẩy ra: Lúc này học sinh quan sát thấy nước trong ống thủy tinh hạ xuống.
 Giáo viên tiếp tục định hướng: Vậy bây giờ thầy dùng ba chất lỏng khác nhau như Dầu, Rượu, Nước thì chất lỏng nào nở vì nhiệt nhiều hơn?
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu phương án làm thí nghiệm.(Nếu học sinh không nêu được thì yêu cầu học sinh quan sát hình 19.3 SGK để đưa ra phương án)
Sau khi học sinh các nhóm đưa ra phương án thì giáo viên nhận xét và chỉnh sửa cho học sinh để đưa ra một phương án tốt nhất cho học sinh làm thí nghiệm. Cụ thể:
* Dùng 3 bình cầu có thể tích bằng nhau, nút chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Đổ ba chất lỏng khác nhau (có thể tích bằng nhau) vào ba bình cầu. Cùng một lúc bỏ ba bình cầu đựng ba chất lỏng khác nhau vào trong một chậu đựng nước nóng.
Giáo viên điều khiển học sinh làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xẩy ra. 
Sau khi làm thí nghiệm học sinh quan sát thấy: bình cầu đựng chất lỏng nước thì mực nước trong ống thủy tinh dâng lên thấp nhất, bình cầu đựng chất lỏng dầu mực nước trong ống thủy tinh dâng lên nhiều hơn nước, bình cầu đựng chất lỏng rượu mực nước trong ống thủy dâng lên cao nhất.
Khi học sinh các nhóm làm và thu thập thông tin từ các thí nghiệm yêu cầu học sinh rút ra kết luận: 
Lúc này học sinh rút ra kết luận:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
÷Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp:
Sau khi học sinh đã nắm được sự nở vì nhiệt của chất lỏng, giáo viên đưa ra các dạng bài tập vận dụng từ đơn giản đến phức tạp, ngoài các bài trong sách giáo khoa, sách bài tập, giáo viên còn đưa ra các bài tập nâng cao và có tính thực tế.
Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức
Bài 1: Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?
A. Nước, dầu, rượu
B. Nước, rượu, dầu
C. Rượu, dầu, nước
D. Dầu, rượu, nước
* Đáp án đúng: D
Bài 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xẩy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng đựng trong một bình thủy tinh? 
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi
D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau dó mới tăng.
* Đáp án đúng: B 
Dạng 2: Bài tập tự luận vận dụng kiến thức thấp. 
Hãy giải thích những điều sau đây.
a) Tại sao khi đun nước không nên đổ nước thật đầy ấm?
b) Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
* Trả lời: 
a) Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn, nên nước sẽ tràn ra ngoài khi nóng lên nhất là khi nước sôi.
b) Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp khi nhiệt độ tăng làm nước ngọt trong chai nở ra, có thể làm bung nút chai.
Dạng 3: Bài tập tự luận vận dụng kiến thức cao. 
Một lượng chất lỏng đựng trong một bình, trên nút đậy bằng cao su có một ống nhỏ. Thể tích của chất lỏng có thẻ quan sát dễ dàng nhờ độ cao của chất lỏng trong ống. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Ở trạng thái bình thường, khi chưa nung nóng (bằng lửa đèn cồn) mực chất lỏng ở một độ cao nhất định.
- Khi bắt đầu nung nóng, thoạt đầu độ cao cột chất lỏng hạ xuống, tiếp tục nung nóng thì độ cao cột chất lỏng dâng cao hơn ban đầu.
Hãy giải thích hiện tượng quan sát được.
* Trả lời
- Khi mới nung nóng, cái bình bị nóng lên trước và dãn nở làm dung tích của bình tăng lên, trong khi đó chất lỏng lại chưa kịp được nung nóng nên thể tích không tăng, kết quả là mực chất lỏng trong ống bị hạ xuống.
- Khi tiếp tục nung nóng, chất lỏng trong bình đã nóng lên và dãn nở.
- Sự dãn nở của chất lỏng trong bình nhiều hơn sự dãn nở của bình nên thể tích của chất lỏng trong bình tăng lên nhanh làm cho mức chất lỏng trong ống dâng cao hơn ban đầu.
Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh, lượng bài tập giáo viên đưa ra cần phong phú, nhưng để các em giải quyết hết lượng bài tập theo thiết kế của giáo viên thì các bài tập cần gần gũi kích thích trí tò mò khám phá với các em, ngoài ra giáo viên cần chú ý đến đối tượng học sinh của mình mà thiết kế bài tập dưới các hình thức cho phù hợp, có thể là đưa dưới dạng trò chơi hoặc chia nhóm để các em đều được làm việc, bài tập nâng cao có thể dành cho nhóm học sinh khá giỏi hoặc tạo tình huống có vấn đề cho các em nghiên cứu ở nhà. 
IV. KẾT QUẢ:
   Với việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề như trên, tôi nhận thấy rằng học sinh coi việc học vật lý đơn giản, nhẹ nhàng và vô cùng lí thú. Trong giờ học luôn luôn có không khí học tập sôi nổi, hào hứng, các em say sưa thảo luận, tự tin đưa ra ý kiến của mình. Các em thấy mình được tôn trọng, nhiều em học yếu cũng không sợ học môn vật lý nữa, các em chủ động nắm vững kiến thức bằng việc tích cực học tập của bản thân, nhờ đó chất lượng học tập môn vật lý dần dần được nâng lên, chất lượng đó thể hiện rất rõ qua các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút và kiểm tra trắc nghiệm sau mỗi giờ học.
Như vậy việc dạy học “ phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn vật lý 6”  đã khơi dậy và phát huy khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, nâng cao năng lực nhận thức, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.
1. Kết luận:
Qua giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn, qua việc nghiên cứu và sử dụng phương pháp dạy học “ Phát hiện và giải quyết vấn đề ” trong việc giảng dạy bộ môn vật lý tôi rút ra một số bài học sau:
         - Để tổ chức tốt tình huống trong dạy học theo hướng “ Phát hiện và giải quyết vấn đề ” trong dạy vật lý lớp 6 thì ngoài việc người thầy phải nắm vững nội dung, chương trình SGK mới, mỗi giáo viên nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, của học sinh trong mỗi giờ học. Không được làm thay công việc của học sinh.
- Coi trọng hoạt động tự học của học sinh, cần đa dạng hoá hoạt động độc lập của học sinh (thực hành, làm bài tập, thảo luận, ). Người giáo viên phải biết đặt mình vào vị trí của học sinh để thấy được những khó khăn trong nhận thức, từ đó xây dựng tình huống học tập vừa sức, kích thích hoạt động nhận thức của học sinh.
- Coi việc đổi mới phương pháp là việc làm thường nhật của người dạy học, là những gì mà mỗi người chúng ta đang hàng ngày tìm kiếm.
       - Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phải quan tâm đến hoạt động nhận thức của học sinh.
       - Trong quá trình dạy học luôn lấy học sinh làm trung tâm, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh giúp các em học tập ngày càng tốt hơn.
      - Kết hợp tốt các phương pháp dạy học trong một giờ dạy sao cho học sinh được hoạt động tích cực, thảo luận nhóm sôi nổi để giải quyết vấn đề trong “ Tình huống có vấn đề ” và làm xuất hiện ở các em nhu cầu giải quyết vấn đề một cách tự nguyện, hăng hái. Qua các bài học cụ thể, bằng cách thức tổ chức hoạt động của mình dần truyền cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn học, mong muốn tự mình khám phá kiến thức.
       - Nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn hàng tuần, bàn bạc, thống nhất phương pháp dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết học trong cả tuần tới, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các giờ dạy.
     - Thường xuyên rèn luyện, tích cực học tập nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ dược giao.
Những việc làm hằng ngày đó góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học môn vật lý nói riêng.
2. Kiến nghị và đề xuất:
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và để đề tài thành công, tôi có một số kiến nghị và đề xuất sau:
- Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm hơn đối với việc học của con mình, phối kết hợp hài hoà với các thầy cô giáo, trang bị đầy đủ tài liệu như sách giáo khoa, sách tham khảo và thường xuyên nhắc nhở ý thức học tập của con mình. 
- Đối với cơ quan cấp trên: Tích cực tham mưu, dành sự quan tâm của cấp trên để cơ sở hạ tầng đạt chuẩn, học sinh có riêng phòng thực hành để thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức nâng cao chất lượng học của bản thân.
*
*       *
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi đã và đang áp dụng trong quá trình giảng dạy môn vật lý lớp 6 với mục đích giúp học sinh hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học sinh đại trà qua đề tài: "Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. " Trong phạm vi đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự trao đổi góp ý của đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình .
                                           Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Mon Vat ly nam hoc 2011 - 2012.doc