Đề 2 thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2009-2010

Đề 2 thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2009-2010

Câu 1: (2đ)

 P thuần chủng tương phản → F1 đồng tính → F2 phân tính. Những quy luật di truyền nào cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1: 2: 1? Cho ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật di truyền chi phối phép lai.

Câu 2: (4đ)

 Nguyên tắc bổ sung là gì? Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Quý Lộc
Đề thi môn :Sinh học
Thời gian làm bài:90 phút
Họ và tên người ra đề:Lê Văn Hoàn
đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2009-2010
Đề bài:
Câu 1: (2đ)
	P thuần chủng tương phản → F1 đồng tính → F2 phân tính. Những quy luật di truyền nào cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1: 2: 1? Cho ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật di truyền chi phối phép lai.
Câu 2: (4đ)
	Nguyên tắc bổ sung là gì? ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.
Câu 3: (4đ) 
	So sánh nguyên phân với giảm phân? Cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (nNST) ở các tế bào con được tạo thành trong giảm phân.
Câu 4: (5đ) 
	Một tế bào sinh dục ở vùng sinh sản đã nguyên phân 3 lần liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 56 NST đơn. Sau nguyên phân có 50% tế bào giảm phân. Các giao tử được tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số NST trong các hợp tử là 32.
Xác định bộ NST lưỡng bội của loài, gọi tên loài.
Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử.
Câu 5: (5đ)
	Thí nghiệm ở 1 dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn, được F2 gồm 4 loại kiểu hình. Do sơ suất thống kê, người ta chỉ ghi lại được số liệu của 1 loại kiểu hình cây thấp, hạt dài chiếm 6,25%.
	Cho biết:
+ Mỗi gen nằm trên 1 NST, quy định 1 tính trạng.
+ Tính trạng trội tương phản là thân cao, hạt tròn.
Viết sơ đồ lai để nhận biết tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2.
Cho F1 tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ. Hiện tượng di truyền học nào xảy ra? Viết các dòng thuần từ kiểu gen của F1.
Hướng dẫn chấm
Câu 1: (2đ)
- Quy luật di truyền trội không hoàn toàn	(0,5đ)
Pt/c: Hoa đỏ	Hoa trắng
	AA	aa
F1	Aa	- Hoa hồng	- Aa
F2:KG: 1AA	:	2Aa	:	1aa
KH: 1hoa	: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.	(0,5đ)
Quy luật di truyền liên kết gen.	(0,5đ)
Pt/c: Thân xám, cánh cụt	Thân đen, cánh dài
F1: Thân xám, cánh dài	Thân xám, cánh dài
F2: Tỉ lệ KG: 1	: 2	: 1
Tỉ lệ KH: 1 thân xám, cánh cụt: 2 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh dài.	(0,5đ)
Câu 2: 
- Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa một nuclêôtit có kích thước lớn với một nuclêôtit có kích thước bé bằng các liên kết hyđrô (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô)	(1đ)
- ý nghĩa:
+ Tổng hợp AND: các nuclêôtit liên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS đảm bảo cho 2 ADN con giống ADN mẹ, thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể một cách ổn định.
+ Tổng hợp ARN: Các nuclêôtít trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS, do đó thông tin di truyền từ gen được truyền cho ARN một cách chính xác.
+ Tổng hợp Prôtêin:
	Tại ribôxôm, nhờ NTBS giữa các nu c lê ô tít ở bộ ba đối mã của tARN với các nu c lê ô tít ở bộ ba mã sao của mARN mà a xít a min được lắp ráp vào đúng vị trí trên chuỗi a xít a min.
Câu 3: 
* So sánh NP và GP.
- Giống nhau:
+ NST nhân đôi ở kỳ trung gian.
+ Sự phân bào đều trai qua các kỳ: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối.
+ Đều có sự biến đổi hình thái NST: Nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn, phân ly, tổ hợp, tập trung thành hàng.
+ Lần phân bào II của giảm phân giống nguyên phân.
+ Đều là cơ chế sinh học nhằm duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội của loài.
Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Gồm một lần phân bào.
- Kỳ đầu: Không xảy ra tiếp hợp.
- Kỳ giữa: NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau: Mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm động → 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào.
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ. 
- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
- Gồm 2 lần phân bào.
- Kỳ đầu: Xảy ra tiếp hợp, cặp đôi của các cặp NST kép tương đồng.
- Kỳ giữa: NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau: Các cặp NST kép tương đồng phân ly độc lập về 2 cực của tế bào.
- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ cho tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
* Cơ chế: Sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng về 2 cực của tế bào và sự tổ hợp tự do của NST kép không tương đồng ở kỳ sau của lần giảm phân thứ nhất.
Câu 4:
a. Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài (2n > 0)
	Theo đề ta có: 2n(23 – 1) = 56
2n = 8 là bộ NST của ruồi giấm.
b.Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là: 23 = 8.
- 50% tế bào giảm phân tương ứng
 = 4 tế bào.
- Hợp tử được tạo thành sau thụ tinh là:
 = 4 hợp tử.
- Có 4 tế bào giảm phân cho 4 trứng đều thụ tinh tạo thành 4 hợp tử. Vậy tế bào sinh dục tham gia giảm phân là của ruồi giấm cái.
Câu 5: 
a. Kiểu hình cây thấp, hạt dài chiếm 6,25% = 1/16 → là tỉ lệ kiểu hình của 2 tính trạng lặn.
	Quy ước:
Gen A quy định thân cao.
Gen a quy định thân thấp
Gen B quy định hạt tròn.
Gen b quy định hạt dài.
- F2 có 16 tổ hợp giao tử là kết quả của sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái ở F1 → F1 dị hợp tử 2 cặp gen AaBb
- Sơ đồ lai:
F1 x F1: Cây cao, hạt tròn 	x	cây cao, hạt tròn
	AaBb	AaBb
GF1 	AB,Ab,aB, ab	aB,ab
HS viết kiểu gen F2
F2 : Tỉ lệ kiểu gen: 9A - B -;	3A - bb; 3aaB-; 1aabb;
Tỉ lệ kiểu hình: 	9 cây cao, hạt tròn.
	3 cây cao, hạt dài.
	3 cây thấp, hạt tròn.
	1 cây thấp, hạt dài.
b. Cây F1 có kiểu gen AaBb cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng.
- Các dòng thuần được tạo ra từ kiểu gen AaBb là: AABB, Aabb, aaBB, aabb.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi lop 9.doc