Đỉnh cao của giá trị nhân văn trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX chính là tiếng nói đồng tình với
những khát vọng hạnh phúc, ước mơ về quyền cuộc sống, những ước
nguyện riêng tư của người phụ nữ không phải ngẫu nhiên mà văn học của
người phụ nữ viết về người phụ nữ, dành cho người phụ nữ thường gắn với
nội dung nhân quyền sâu sắc. Rõ ràng người ta chỉ khao khát ước mơ những
gì người ta không có được, những vấn đề cấp bách, bức thiết trong cuộc
sống thường ngày. Văn học nửa cuối thế kỷ XIX đề cập đến hai khía cạnh
chủ yếu: quyền được yêu và quyền được hưởng hạnh phúc trần thế – những
quyền sống tối thiểu thiết yếu của người phụ nữ.
Bài làm Đỉnh cao của giá trị nhân văn trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX chính là tiếng nói đồng tình với những khát vọng hạnh phúc, ước mơ về quyền cuộc sống, những ước nguyện riêng tư của người phụ nữ không phải ngẫu nhiên mà văn học của người phụ nữ viết về người phụ nữ, dành cho người phụ nữ thường gắn với nội dung nhân quyền sâu sắc. Rõ ràng người ta chỉ khao khát ước mơ những gì người ta không có được, những vấn đề cấp bách, bức thiết trong cuộc sống thường ngày. Văn học nửa cuối thế kỷ XIX đề cập đến hai khía cạnh chủ yếu: quyền được yêu và quyền được hưởng hạnh phúc trần thế – những quyền sống tối thiểu thiết yếu của người phụ nữ. Với hầu hết các tác phẩm viết về đề tài tình yêu, nhân vật phụ nữ bao giờ cũng là nhân vật trung tâm, là điểm sáng trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm. Họ không những là nhân vật chính mà thường là nhân vật tạo cuốn hút, tạo nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả tình yêu lãng mạn, tự do với cái nhìn nhiều màu sắc nhân văn: Chỉ phút đầu gặp gỡ chàng Kim, Thúy Kiều đã để trái tim rung động: Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không Bất chấp lễ giáo phong kiến, Thúy Kiều giám công khai bày tỏ những tình cảm riêng tư của mình. Nàng đã: Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình Để đến với tình yêu, tình yêu của nàng mãnh liệt đến nỗi chàng Kim choáng váng vì hạnh phúc chập chờn cơn tỉnh cơn mê. Chính tình yêu vượt lễ giáo ấy cũng là tình yêu thủy chung sâu sắc với những quan niệm tiến bộ, mới mẻ: Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay Tình yêu của Thúy Kiều bắt nguồn từ truyền thống, là bản sắc bền vững của cốt cách người phụ nữ Việt Nam. Đó là những người phụ nữ chờ chồng đến hóa đá, trong quan niệm chỉ có một tình yêu: Trăng tròn chỉ một đêm rằm Tình yêu chỉ có một lần mà thôi (Ca dao) Đến với tình yêu tự do, hàng loạt nhân vật phụ nữ cũng có những bước đi chủ động, táo bạo như Thúy Kiều. Những nàng Ngọc Hoa, Cúc Hoa trong truyện nôm khuyết danh bỏ nhà ra đi cùng Tống Trân, Phạm Tải. Những Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm với những mối tình đắm say và nghiệt ngã. Nếu như sự nghiệp là quan trọng nhất đối với người đàn ông thì đối với người phụ nữ tình yêu và hôn nhân là vấn đề không chỉ là quan trọng, mà còn rất thiêng liêng. Vì vậy họ quan tâm đến tình yêu, quan tâm đến hôn nhân. Luôn sống hết mình và chủ động đi tìm một tình yêu đích thực. Vả lại, sức mạnh của người đàn ông là ở trí tuệ và thể lực còn sức mạnh của người phụ nữ lại nằm ở một lĩnh vực khác dịu dàng hơn đó là tình yêu, bởi họ đã được trời phú cho họ những sợi dây thần kinh nhạy cảm. Cho nên, họ đã yêu, yêu đến tận cùng. Hơn nữa, thế kỷ nông dân khởi nghĩa đã đem đến cho văn học một nội dung dân chủ mới mẻ mà trước đây văn học chính thống thường cấm kỵ hay thường né tránh. Bên cạnh mảng đề tài viết về tình yêu, văn học Việt Nam thời kỳ nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX còn đồng tình với khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Với phụ nữ, quyền được làm vợ, làm mẹ có lẽ là hạnh phúc lớn lao nhất, cao cả nhất. Vậy nhưng dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ luôn luôn bị bao thế lực đe dọa, áp bức đè nén. Dù là ai, trong hoàn cảnh nào, họ cũng bị bạc đãi bởi họ là đàn bà, mà đã là đàn bà thì phải bất hạnh: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Vì vậy, văn học giai đoạn này đã lên tiếng bày tỏ tình cảm gia đình của người phụ nữ: Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan) và đòi quyền hưởng hạnh phúc một cách quyết liệt: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung (Hồ Xuân Hương) Người phụ nữ đòi phải được hưởng tình cảm vợ chồng bình đẳng. Họ mong ước được xây dựng hạnh phúc trong tình yêu gia đình: Những mong cá nước vui vầy Và cất lời nhắc nhở: Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội Cũng dập dìu chẳng vội phân trương Chẳng xem chim én trên rường Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) Những khát khao của họ tưởng chừng giản dị, khiêm nhường nhưng lại vô cùng thiết thực, cấp thiết. Quả thật, người phụ nữ trong các tác phẩm văn học thường là những người có tài, có sắc nhưng đa đoan, bất hạnh. Họ đầy khả năng làm mẹ, làm vợ nhưng lại phải chịu cảnh Người đàn bà ôm đàn mà vắng cả năm cung. Như Thúy Kiều sau mười lăm năm lưu lạc rồi không chồng, không con, chẳng có niềm vui nào của người phụ nữ. Vì vậy văn học đã lớn tiếng đề cao khát vọng hạnh phúc gia đình cho nữ giới. Nhân vật phụ nữ trong văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX còn đòi được giải phóng tình cảm cá nhân, ngay cả những khát khao trần tục của mình: Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không (Làm lẽ – Ho Xuân Hương) Hoặc: Đêm hồng Thúy thơm tho mùi lạ Bóng bội hoàn lấp ló trăng thanh Mây mưa mấy giọt chung tình Đinh trần hương khói một cành mẫu đơn (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều) Những khát vọng về công lý của người phụ nữ cũng mang đậm giới tính, họ khát khao công bằng, khát khao quyền lực được bình đẳng để bộc lộ tài năng: Ví đây đổi phận làm trai được Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương) Những tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ, làm rung chuyển nền văn học trung đại Việt Nam đều là tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Đó là những người phụ nữ đa đoan, lệch chuẩn nhưng lại được ủng hộ vì họ đã dũng cảm đứng lên đòi quyền sống, đòi quyền được thực hiện thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Họ đòi được yêu, được làm vợ, đòi hạnh phúc đích thức chứ không phải thứ lễ nghĩa khô cứng, hạnh phúc trá hình, ban phát. Ít nhiều, họ còn chống chế độ đa thê tàn nhẫn. Mỗi tác phẩm văn học viết về người phụ nữ tuy tiếng nói đòi quyền sống mang sắc thái riêng nhưng có chỗ giao thoa và gặp gỡ nhau bởi đó là tiếng nói chung cho những người bất hạnh. Tuy nhiên, trong điều kiện lúc bấy giờ, mọi lời đề nghị, khẩn cầu đều vô phương giải quyết. Đó là những câu hỏi lửng lơ, những mong đợi bế tắc vô vọng không có giải đáp. Song xét đến cùng, thái độ đồng cảm với những khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc của chính người phụ nữ chính là đỉnh cao của cảm hứng nhân văn trong văn học giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Nó là tiếng nói ngợi ca, nâng niu, trân trọng người phụ nữ, nó tạo nên chân giá trị của những tác phẩm văn học về người phụ nữ thời kỳ này. Đặng Thanh Vân Trường PTTH Hà Nội – Amterdam
Tài liệu đính kèm: