Đề bài: Thuyết minh về con trâu

Đề bài: Thuyết minh về con trâu

Một ngày đẹp trời, khi bác nông dân đi vắng, các loài vật nuôi trong nhà liền tổ chức buổi họp mặt với nhau và bình chọn xem loài nào có công nhiều nhất với con người. Các bạn chó, mèo và gà hào hứng kể về những công trạng của mình. Tuy hiền lành, ít nói, nhưng họ nhà trâu của tôi cũng giúp ích cho con người nhiều không kém các bạn ấy. Chúng tôi còn mang niềm tự hào là con vật gần gũi, gắn bó với nhà nông khắp mọi miền đất nước. Tôi xin tự giới thiệu về loài trâu của mình để các bạn hiểu rõ hơn nhé.

Trâu là động vật thuộc họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn. Trên thế giới có rất nhiều bà con xa của chúng tôi với nhiều đặc điểm ngoại hình khác nhau. Riêng chúng tôi là trâu Việt Nam, có nguồn gốc từ trâu rừng, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

Cả họ nhà trâu ai cũng có thân hình vạm vỡ, lực lưỡng. Trên người chúng tôi phủ một lớp lông màu xám trắng hoặc đen bóng lưỡng. Đặc điểm nổi bật của họ nhà trâu là cặp sừng cong cong, hình lưỡi liềm, rỗng bên trong. Chính cặp sừng này đã mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ rất riêng cho loài trâu và đó cũng là niềm tự hào của giống loài chúng tôi.

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Thuyết minh về con trâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU
Một ngày đẹp trời, khi bác nông dân đi vắng, các loài vật nuôi trong nhà liền tổ chức buổi họp mặt với nhau và bình chọn xem loài nào có công nhiều nhất với con người. Các bạn chó, mèo và gà hào hứng kể về những công trạng của mình. Tuy hiền lành, ít nói, nhưng họ nhà trâu của tôi cũng giúp ích cho con người nhiều không kém các bạn ấy. Chúng tôi còn mang niềm tự hào là con vật gần gũi, gắn bó với nhà nông khắp mọi miền đất nước. Tôi xin tự giới thiệu về loài trâu của mình để các bạn hiểu rõ hơn nhé.
Trâu là động vật thuộc họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn. Trên thế giới có rất nhiều bà con xa của chúng tôi với nhiều đặc điểm ngoại hình khác nhau. Riêng chúng tôi là trâu Việt Nam, có nguồn gốc từ trâu rừng, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Cả họ nhà trâu ai cũng có thân hình vạm vỡ, lực lưỡng. Trên người chúng tôi phủ một lớp lông màu xám trắng hoặc đen bóng lưỡng. Đặc điểm nổi bật của họ nhà trâu là cặp sừng cong cong, hình lưỡi liềm, rỗng bên trong. Chính cặp sừng này đã mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ rất riêng cho loài trâu và đó cũng là niềm tự hào của giống loài chúng tôi.
Chính vì vẻ ngoài khỏe mạnh đó mà loài trâu giúp ích được cho con người rất nhiều, đặc biệt là các bác nông dân. Từ thuở xa xưa, loài trâu đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng chủ yếu để kéo cày. Tôi là một trong những chú trâu khỏe nhất, hay còn gọi là trâu loại A. Một ngày tôi có thể cày từ ba đến bốn sào giúp bác nông dân. Thế nên, bác ấy rất hài lòng về tôi và thưởng cho tôi rất nhiều cỏ để ăn. Các bạn trâu khác vì cày được ít sào hơn nên chỉ được xếp loại B hoặc C thôi. Ngoài ra, loài trâu chúng tôi còn giúp con người kéo xe nữa. Nếu là đường tốt, chúng tôi có thể kéo được xe hàng trên một tấn đấy. Con người còn tận dụng sức kéo rất khỏe của chúng tôi để kéo gỗ trên đường đồi núi. Không chỉ dùng sức lực giúp ích cho con người, loài trâu còn có khả năng cho thịt và cho sữa rất cao. Thịt trâu tuy dai và không mềm như thịt bò nhưng ăn vào lại rất mát. Sữa trâu tuy không thơm như sữa bò nhưng đã được khoa học chứng minh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Kéo cày, cho thịt, cho sữa, họ nhà trâu chúng tôi còn góp mặt trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Da trâu dùng làm mặt trống. Da chúng tôi giúp tiếng trống to, rõ và hay hơn. Sừng trâu ở một số vùng miền còn được tận dụng làm tù và. Cả trống và tù và đều là những vật dụng quan trọng trong đời sống của người dân làng bản Việt Nam. Thật tự hào vì loài trâu chúng tôi đã giúp ích con người được nhiều như thế. Chúng tôi gắn bó với các bác nông dân đến nỗi họ nhà trâu được xem như một biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Thấy chúng tôi là thấy ruộng đồng, thấy chúng tôi là thấy quê hương Việt Nam. Chúng tôi rât hạnh phúc khi thấy hình ảnh của loài trâu được vẽ, được khắc trên các vật lưu niệm của các du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Trâu còn được chọn là biểu tượng của SEAGAME lần thứ 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003. Chú trâu vàng đại diện cho sức mạnh và tinh thần yêu hòa bình của người dân đất Việt. Thế mới biết con người yêu mến chúng tôi biết nhường nào.
Sau khi nghe tôi kể về họ nhà trâu của mình, các bạn chó, mèo và gà đều trầm trồ, ngưỡng mộ. Tất cả nhất trí bầu chọn trâu là loài giúp ích cho con người nhiều nhất. Nhưng trâu tôi không nhận đâu. Loài trâu chúng tôi chỉ có niềm vui giản dị là được giúp hết sức mình cho các bác nông dân để mọi người luôn được sống ấm no và hạnh phúc. Xin chào tạm biệt các bạn nhé, trâu tôi lại ra ruộng cày đây!
BÀI 2:
Tôi đang lim dim bên đàn gà con mới nở thì chợt nghe tiếng ồn ào vọng lại từ chuồng gia súc. Khẽ lừa đàn con xuống ổ rơm, tôi rảo bước nhanh đến bên hàng xóm, thì ra lại là cuộc tranh giành địa phận của mấy cậu bò với bác trâu. Mấy cậu này cũng thật quá quắt lắm, các cậu ấy dám lớn tiếng quát tháo, đẩy bác trâu vào bên chuồng chật hẹp chỉ vì tự cho rằng bác trâu to lớn, chiếm nhiều diện tích, ngày ngày nếu không có việc thong dong ra đồng cũng nhà nông thì quả là giống động vật vô tích sự.
Câu nói “vô tích sự” mà các cậu bò nhiếc móc bác trâu cứ văng vẳng bên tai tôi, nó biến thành một chiếc đòn bẩy hất mạnh tôi về phía cửa chuồng, dõng dạc thét lớn:
- Mấy cậu bò kí, các cậu hãy dừng lại ngay, các cậu biết những gì về bác trâu mà dám to tiếng nói rằng bác ấy vô tích sự?
Mấy cậu bò hung hăng nhìn nhau rồi liếc lên cửa chuồng cười ha hả:
- A! mụ gà mái, mụ thích gây sự với bọn này sao? Thế mụ thì biết gì về lão ấy nào? Hừ, vai trò không, ý nghĩ cũng không. Nếu mụ có nói được những cái ấy, bọn này xin trả lại địa phận cho lão
Cậu bò nói xong lại quay đi cười khinh bỉ. Tôi đứng trên cửa chuồng, liếc nhìn các cậu ấy một lượt rồi cất giọng:
- Là họ gia súc, gia cầm như tôi và các cậu thì không lí nào là không biết Việt Nam ta là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời, Kể từ thời vua Hùng dựng nước, người nông dân đã biết dựng làng, dựng ấp và cẩy trồng lúa nước, tổ tiên bác trâu đã đến với nhà nông từ ấy. Trải qua thời gian, hình ảnh họ hàng bác trâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc của làng quê Việt Nam. Chẳng biết tự bao giờ, khi nói đến bac trâu, người nông dân Việt lại nghĩ ngay đến những nét rất riêng của làng quê, nào con đường đất mấp mô, nào gốc đa xanh rì rào, nào cánh đồng lúa thơm mát... Vì sao vậy, đó là bởi những nơi này đã gắn bó với bác trâu như người nông dân gắn bó với chính ngôi làng của mình. Sáng, khi mặt trời còn chưa chịu ló mặt khỏi rặng tre, khi các anh còn đang uể oải trong chuồng, trên con đưòng đất dài và rộng, người ta đã có thể trông thấy cái bóng đen hăm hở của bác trâu hướng ra phía cánh đồng, sau bác là một người nông dân lực điền với nào cày nào cuốc. Tù hình ảnh quen thuộc này, tôi đã nghe các cụ ta nói: “ Con trâu đi trước, cái cày theo sau” đấy. Các anh biết không, khi ông mặt trời bắt đầu chiuh thức dậy rải rắc ánh sáng cho trần gian thì bác nông nông dân cũng người bạn của mình đã có mặt trên thửa ruộng và ra sức làm việc tự bao giờ. Bởi siêng năng, giúp ích nên bác trâu đã được coi như một phần tử trong gia đình nông dân, cộng tác đồng lao, chung lưng đấu cật: 
“ Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu 
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
Và khi trải qua một buổi làm việc mệt mỏi, trâu lại được chủ cốt vào gốc đa, nằm phơi bụng mà hóng mắt, hình ảnh này của bác đã được khắc họa qua hai câu thơ: 
“ Dưới gốc đa già trong vũng bóng
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai”
Và cứ như vậy, vòng tuần hoàn ấy cứ quay tròn trong năm tháng, khắc sâu những hình ảnh thân thuộc của họ nhà trâu vào khối óc của những người dân quê, vào trái tim cảu làng quê Việt Nam. Các anh đã thay đổi quan điểm về bác trâu chưa?
Mấy anh bò nhìn tôi, hơi nhếch mép:
- Mụ chỉ có thế để kể với bọn này thôi à?
Tôi vẫn đứng trên cao lắc đầu:
- Nếu các anh vẫn coi bác trâu là người “vô tích sự” thì hãy khoan, nghe tôi nói tiếp đã chứ. Hình như tôi vừa nghe các cậu nói bác trâu “thong dong” ra đồng cũng nhà nông mỗi ngày thì phải?
Cậu bò hất hàm:
- Thì lão ấy có mỗi cái việc đi đi lại lại thôi mà lại được nhà nông coi trọng hơn bọn này. Bất công quá
Tôi vội tiếp lời:
- Ấy ấy, các cậu đừng chỉ đứng nhìn mà nói công việc của bác trâu “đi đi lại lại” thôi nhé, vì nếu chỉ như vậy, tại sao nhà nông không chọn gà tôi đi cày. Đó là vì bác trâu có một sức khoẻ lí tưởng. Các cậu đã biết chưa, lực kéo trung bình của họ nhà trâu trên ruộng 70-75 kg bằng 0,36- 0,40 mã lực. Nếu xét về khối lượng sản phẩm, người ta vẫn chia làm ba loại trâu: A,B,C. Trâu loại A thì một ngày cày đến 3,4 sào; loại B thì có ít hơn một chút: 2 đến 3 sào, và cho sản phẩm khiêm tón nhất là loại C: 1,5 đến 2 sào Bắc Bộ. Để có được những sản phẩm như vậy, nhiệm vụ của bác trâu là khoác trên mình chiếc cày và kéo nó để lật tung từng luống đất trên mặt ruộng, công việc này hoàn toàn không hề dễ đúng không nào. Âý vậy mà hết vụ chiêm sang vụ mùa, hết năm này sang năm khác, dẫu khi mưa gió thuận hoà hay khi lũ lụt, giông bão, sâu keo, hạn hán... bác trâu vẫn sớm hôm chung vai sát cánh với nhà nông sao cho lúa tròn bông, ngô đẫy hạt, khoai to củ và tría chín ngọt lành. Qủa thật, người lực sĩ ấy không những là “đầu cơ nghiệp” mà còn là người bạn chăm chỉ, trung thành của người nông dân VIệt Nam. Bởi vậy, người nông dân vẫn âu yếm gọi trâu như một người bạn thân:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài đồng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”
Và các anh biết không, sức khoẻ của bác trâu không chỉ được tận dụng trong việc kéo cày mà nó còn được ưa chuộng trong việc kéo xe nữa. Tôi nghe nói, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta, cùng với xe thồ, xích lô thì xe do trâu kéo cũng tham gia vào đoàn quân vận chuyển quân lương, quân trang, quân y, quân dụng và đạn dược ra chiến trường. Những năm “cả nước lên đường”, đằng sau những “đường cày đảm đang” chống Mĩ cứu nước là công lao không nhỏ của những đàn trâu hậu phương lớn miền Bắc. Các cậu thấy thế nào?
Các cậu bò vẫn chưa bị thuyết phục, nhìn tôi hơi sốt sắng:
- Qủa là mụ cũng biết một chút về lão nhưng thế thì chẳng nhằm nhò gì, hay bọn này không thách thức gì với mụ nữa, quyết định bên chuồng to dành cho anh em bò đi
Tôi vội ngắt lời:
- Các cậu đừng vội, hãy nghe tôi kể tiếp đã chứ. Ngoài những đóng góp lớn lao về mặt lao động, họ nhà trâu còn có những góp phần không nhỏ về những sản phẩm mang tính kinh tế. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm gió mùa rất thuận tiện cho các loại cây cỏ phát triển đem lại nguồn lợi thức ăn dồi dào cho bác trâu, bởi vậy khả năng cho thịt và sữa của trâu cũng gặp nhiều thuận lợi. Về khả năng cho thịt, trâu cái có tỉ lệ thịt xẻ 42%, trâu thiến 45% và trâu đực 2 tuổi: 48%. Còn khả năng cho sữa: 400- 500 kg trong một chu kì vắt, trong đó mỡ sữa chiếm 9-10%. Hiện nay, việc nuôi trâu lấy thịt, lấy sữa đang được phát triển thành một ngành công nghiệp góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Ngoài ra, họ bác trâu còn có khả năng cho phân nữa, trong 24 giờ, trâu 2 răng thải ra 10 kg phân, trâu 4 răng thải 12- 15 kg và trâu trưởng thành 20-25kg. Tác dụng chính của phân trâu chủ yếu để bón ruộng giúp cây nông nghiệp phát triển tốt. Các cậu đã thấy nể bác ấy chưa?
Các cậu bò im lặng một lúc rồi đáp:
- Thế thì cũng bình thường thôi
Tôi vội vã đứng trên cửa chuồng tươi cười:
- Ồ, không chỉ có thế thôi đâu, ngoài những điều tôi vừa nêu trên, bác trâu còn có ý nghĩa rất sâu sắc trong một số lễ hội của người Việt Nam đấy. Vào các lể hội, các miền đều có phận chọi trâu, ở một số vùng còn có hẳn hội chọi trâu như ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Lâp Thạch( Vĩnh Phúc) hay ở Phú Thọ...Song, sôi động nhất vẫn là hội chọi trâu ở vùng biển Đồ Sơn từ thế kỉ 18. Tôi cũng từng nghe kể về lễ hội này, nó rất vui vầ ân tượng đấy các anh ạ. Trên một bãi đất rộng, hai cậu trâu lực lưỡng với số đánh trên mình sẽ cùng so tài với nhau trong tiếng reo hò nồng nhiệt, phấn khích của khán giả xung quanh. Kết thúc hội thi, tất cả trâu thua hay thắng đều được mổ tế thần, làm cỗ làng khao mời quan khách. Thịt con trâu thắng được rải đều các mâm cỗ, ai gắp được sẽ may mắn cả năm. Hội chọi trâu Đồ Sơn là ngày hội tưởng nhớ cội nguồn và cũng là một nghi lễ cầu mùa, cầu phúc đồng thời cũng là trò giải trí, thể hiện tinh thân thượng võ, đoàn kết dân tộc. Lễ hội này đã được đi vào ca dao như một câu hát quen thuộc của người Hải Phòng:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Không chỉ ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ mà ở Tây Nguyên cũng có lễ hội với hình ảnh họ nhà trâu nhưng lại là hội đâm trâu. Lễ hội này có ý nghĩa để tạ ơn thần lúa và mừng được mùa, nổi bật có lễ hội đâm trâu của người M’nông diễn ra vào tháng ba âm lịch do các gia đình khá giả tổ chức hằng năm, nó làm sống lại không khí linh thiêng và cổ xưa của những ngày lập nước. Ngoài ra hình ảnh bác trâu còn xuất hiện trong nhiều lễ hội như lễ rước thần Nông, lễ rước mục đồng... Điều này đã cho thấy, hình ảnh họ bác trâu có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người Việt Nam đúng không?
Mấy cậu bò gật đầu, vẻ mặt hơi trầm ngâm:
- Ừm... mụ nói phải..
Tôi hơi cười đắc ý:
- Thế nào, các cậu vẫn giữu quan điểm “vô tích sự” đấy à? Vậy thì hãy nghe tôi kể tiếp đây. Ngoài hình ảnh bác trâu trong làng quê Việt Nam, trong các lễ hội hay lợi ích về sức lao động, kinh tế thì bác ấy có một ý nghĩa, một nút thắt với trẻ em nông thôn đấy. Ở nhưngc miền quê nông thôn ngày xưa, hầu như ai cũng có một thời chăn trâu cắt cỏ đầy kỉ niệm. Một thân một mình hoặc cùng bè bạn lang thang trên triền đê, đồng bãi để trong coi và cho đàn trâu ăn. Đứa trẻ nào cũng có mái tóc cháy xém, nước da ngăm bánh mật, đầu trần hoặc đội mũ rơm, mũ cọ, quần áo lọ lem, tay lăm lăm cây roi hoặc đoạn thừng lẽo đẽo dắt trâu đi hết quãng này đến quãng khác như những đôi bạn bộ hành du ngoạn thiên nhiên. Khi mệt, cậu chủ nhỏ cột bác trâu vào gốc cây, nằm lăn dưới cỏ mà tận hưởng, từ hình ảnh ấy, nhà thơ Giang Nam đã từng chuyển tải vào trang thơ của mình:
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có lắm buổi trưa hè khi cả hai người bạn đã mệt lử thì lại cùng nhau nhảy ùm xuống sông, tha hồ vùng vẫy, tắm mát. Vào khoảng chiều gần tàn, các cậu bé chăn trâu thường tụ họp để mà thoả sức chơi đùa: nào ngồi trên lưng trâu thả diều cho cánh diều đầy ước vọng cứ bay mãi lên tầng không, hay vừa cười trâu vừa cất lên tiếng sáo vi vu trầm bổng đi vào không gian trong veo của làng quê thanh bình, có khi là phất cỏ đánh trận giả như Đinh Bộ Lĩnh và đảm trẻ đồng mục... Và khi mặt trời đã dần khuất bóng sau luỹ tre làng, cái bóng đen nhỏ bé loắt choắt với cây roi hay sợi dây thừng cùng cái bóng đen to lớn lừng lững lại chậm rãi bước vào con đường dài mấp mô... Cứ như thế, hết buổi chiều này lại sang buổi chiều khác, những cậu bé đồng mục lại tìm ra những niềm vui riêng để một ngày nọ khi các cậu đã lớn, khi đã xa quê hương rồi mới biết cái niềm vui ấy là niềm vui chăn trâu...
Cậu bò vẫn vẻ mặt suy tư:
- Gìơ thì tôi đã thực sự thấm thía cái sai khi nói rằng bác trâu vô tích sự, tôi... tôi muốn xin lỗi chị gà mái và bác trâi vì đã cư xử thiếu lễ độ với mọi người. Bác trâu quả thực là một động vật rất hữu ích và có ý nghĩa với dân Việt Nam ta. Tôi xin công nhận những điều ấy và nhường lại bên chuồng cũ của bác, bác rất xứng đáng nhận sự ưu ái của con người.
Cuộc tranh giành giữa các cậu bò và bác trâu kết thúc, tôi mãn nguyện về ổ với kết quả: phần thắng thuộc về bác trâu.
BÀI 3:
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_bai_thuyet_minh_ve_con_trau.doc