Đề bài: Tìm hiểu cảm hứng về đất nước trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp qua những bài thơ đã học

Đề bài: Tìm hiểu cảm hứng về đất nước trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp qua những bài thơ đã học

“Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc,

tiếng thơ cùng hòa điệu” (Hoài Thanh). Văn học trong chín năm kháng

chiến chống Pháp đã ghi nhận nhiều bài thơ trong sáng và tài hoa, mà nguồn

cảm hứng sáng tác hàng đầu là cảm hứng về đất nước. Đọc những bài thơ

ấy, chúng ta không thể không rung cảm sâu sắc với tâm hồn các nhà thơ,

những người đã phác họa hình ảnh đất nước bằng ngôn ngữ nghệ thuật.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu nguyên do vì sao cảm hứng về đất nước lại

là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp. Yêu thơ là

truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thơ ca luôn luôn gắn bó với cuộc sống

đời thường cũng như trong chiến tranh gian khổ của nhân dân ta. Trong chín

năm kháng chiến chống Pháp, thơ ca đã nối tiếp và phát huy truyền thống

đó. Trong thực tế kháng chiến khẩn trương và gian khổ, thơ ca có ưu thế

phát triển hơn bất cứ thể loại văn học nào khác. Nhà thơ đã sáng tác, góp

phần cùng nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc. Hơn nữa

cuộc kháng chiến xuất phát từ lòng yêu nước, nên cảm hứng về đất nước là

cảm hứng lớn nhất, phong phú nhất về cuộc sống và chiến đấu của nhân

dân ta

pdf 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Tìm hiểu cảm hứng về đất nước trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp qua những bài thơ đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
“Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc, 
tiếng thơ cùng hòa điệu” (Hoài Thanh). Văn học trong chín năm kháng 
chiến chống Pháp đã ghi nhận nhiều bài thơ trong sáng và tài hoa, mà nguồn 
cảm hứng sáng tác hàng đầu là cảm hứng về đất nước. Đọc những bài thơ 
ấy, chúng ta không thể không rung cảm sâu sắc với tâm hồn các nhà thơ, 
những người đã phác họa hình ảnh đất nước bằng ngôn ngữ nghệ thuật. 
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu nguyên do vì sao cảm hứng về đất nước lại 
là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp. Yêu thơ là 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thơ ca luôn luôn gắn bó với cuộc sống 
đời thường cũng như trong chiến tranh gian khổ của nhân dân ta. Trong chín 
năm kháng chiến chống Pháp, thơ ca đã nối tiếp và phát huy truyền thống 
đó. Trong thực tế kháng chiến khẩn trương và gian khổ, thơ ca có ưu thế 
phát triển hơn bất cứ thể loại văn học nào khác. Nhà thơ đã sáng tác, góp 
phần cùng nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc. Hơn nữa 
cuộc kháng chiến xuất phát từ lòng yêu nước, nên cảm hứng về đất nước là 
cảm hứng lớn nhất, phong phú nhất về cuộc sống và chiến đấu của nhân 
nhaanta. 
Nguồn cảm hứng về đất nước được thấy rõ từ những dòng thơ thể hiện 
niềm vui và niềm tự hào về đất nước đã thuộc về ta: 
 Trời xanh đây là của chúng ta 
 Núi rừng đây là của chúng ta 
 Những cánh đồng thơm mát 
 Những ngả đường bát ngát 
 Những dòng sông đỏ nặng phù sa. 
(Nguyễn Đình Thi) 
Đó là niềm vui phơi phới khi đất nước vừa được giải phóng. 
 Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! 
 Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt, 
 Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát 
 Chuyền phà rào rạt bến nước Bình Ca. 
(Tố Hữu) 
Và tự hào về truyền thống đất nước anh hùng: 
 Nước chúng ta 
 Nước những người chưa bao giờ khuất 
 Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
 Những buổi ngày xưa vọng nói về. 
(Nguyễn Đình Thi) 
Càng yêu đất nước quê hương, càng đau xót khi đất nước bị giặc xâm 
lược giày xéo. Là chứng nhân, nhà thơ đau xót trước cảnh tang tóc của 
quê hương: 
 Ôi những cánh đồng chảy máy 
 Dây thép gai đâm nát trời chiều 
(Nguyễn Đình Thi) 
Ai trong chúng ta không khỏi đau thương, kinh hoàng trước cảnh tiêu 
hủy, tàn phá của giặc thù? Hoàng Cầm đã viết những dòng thơ chân thành, 
đơn sơ mà thống thiết: 
 Quê hương ta từ ngày khủng khiếp 
 Giặc kéo lên ngùn ngụt hung tàn 
 Ruộng ta khô 
 Nhà ta cháy 
Càng đau thương, căm thù, nhân dân ta càng anh dũng chiến đấu, hi sinh 
vì đất nước. Lớp lớp thanh niên lên đường chiến đấu. Nhà thơ đã xúc động 
trước hình ảnh người chiến sĩ hiến dâng tuổi trẻ cho đất nước: 
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
 Áo bào thay chiếu anh về đất 
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành. 
(Quang Dũng) 
Với ý chí kiên cường, họ vượt bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật để 
chiến đấu: 
 Tay dao, tay súng, gạt đầy bao 
 Chân cứng đạp rừng gai, đá sắc. 
(Tố Hữu) 
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
(Quang Dũng) 
Nhà thơ Vũ Cao ở bài Núi Đôi lấy cảm hứng bi hùng từ hình ảnh cô du 
kích hậu phương giữ lòng chung thủy với người thương bằng hành động 
chiến đấu và hi sinh: 
 Mới đến cầu ao, tin sét đánh 
 Giặc giết em rồi, dưới gốc thông 
 Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa 
 Em sống trung thành, chết thủy chung! 
Ngoài ra, cảm hứng về đất nước xuất phát từ lòng yêu nước đã khơi dậy 
và phát triển thành những tình cảm tốt đẹp. 
Đó là tình quân dân thắm thiết: 
 Các anh đi 
 Bao giờ trở lại 
 Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong 
 Các anh về mái ấm cho vui 
 Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ. 
(Hoàng Trung Thông) 
Đó là tình đồng chí gắn bó, cảm động: 
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
 Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ 
 Đồng chí! 
(Chính Hữu) 
Nhìn chung, cảm hứng về đất nước đã đem lại cho thơ kháng chiến 
chống Pháp tính trữ tình – chiến đấu sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao. 
Những bài thơ ấy đã bồi dưỡng lòng yêu nước, động viên nhân dân 
kháng chiến và góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi 
hoàn toàn. 
Nguồn cảm hứng này giúp ta cảm nhận sâu sắc tâm tình người thanh niên 
Việt Nam yêu nước kháng chiến (Tây Tiến – Quang Dũng), xúc động mãnh 
liệt về những nỗi đau thương mất mát của nhân dân ta khi xâm lược (Bên 
kia sông Đuống – Hoàng Cầm), tự hào về đất nước ta giàu đẹp, lịch sử ta vẻ 
vang, nhân dân ta anh hùng với truyền thống chiến đấu vì độc lập, tự do 
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi) 
Tóm lại, cảm hứng về đất nước trong thơ kháng chiến chống Pháp là kết 
quả của những hứng khởi, xúc động sâu sắc trước hiện thực kháng chiến lớn 
lao, cao đẹp và vô cùng phong phú. Đồng thời đó cũng là kết quả của sự 
cảm nhận vừa cụ thể vừa khái quát, thể hiện sâu sắc trách nhiệm công dân 
của người nghệ sĩ khi đất nước bị xâm lược. Cảm hứng về đất nước trong 
thơ ca kháng chiến chống Pháp tiếp tục được phát triển và nâng cao trong 
thơ ca thời kì chống Mĩ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_bai_tim_hieu_cam_hung_ve_dat_nuoc_trong_tho_ca_thoi_ki_kh.pdf