Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 từ năm học 2011 - 2012

Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 từ năm học 2011 - 2012

ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG

 HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TỪ NĂM HỌC 2011 - 2012

A. PHƯƠNG HƯỚNG

1. Bồi dưỡng về kiến thức văn học, năng lực thẩm bình, phương pháp làm bài theo loại thể phù hợp với phương thức biểu đạt của học sinh lớp 9.

2. Bồi dưỡng kiến thức về lịch sử văn học, tác phẩm văn học, lý luận văn học, các kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.

3. Giúp học sinh giải quyết được các nội dung trong chương trình Ngữ Văn cấp THCS.

B. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG (theo các chủ đề)

A. Văn học

I. Phần Văn học trung đại (gồm 07 chuyên đề)

Trước khi đi vào các chuyên đề ôn tập, giáo viên cần hệ thống hóa các tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và 8 theo hai chủ đề Văn học là yêu nước và nhân đạo.

1) Chuyên đề Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều (qua các đoạn trích).

2) Chuyên đề Hình ảnh giai cấp phong kiến và mặt trái của nó

Người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê Nhất thống chí, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên.

3) Chuyên đề Hình ảnh người anh hùng

Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Truyện Lục Vân Tiên.

4) Chuyên đề Tư tưởng nhân nghĩa

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn.

5) Chuyên đề Sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong truyện Kiều

Về ngôn ngữ, bút pháp.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 từ năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG
 HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TỪ NĂM HỌC 2011 - 2012
A. PHƯƠNG HƯỚNG
Bồi dưỡng về kiến thức văn học, năng lực thẩm bình, phương pháp làm bài theo loại thể phù hợp với phương thức biểu đạt của học sinh lớp 9.
Bồi dưỡng kiến thức về lịch sử văn học, tác phẩm văn học, lý luận văn học, các kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.
Giúp học sinh giải quyết được các nội dung trong chương trình Ngữ Văn cấp THCS.
B. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG (theo các chủ đề) 
A. Văn học 
I. Phần Văn học trung đại (gồm 07 chuyên đề)
Trước khi đi vào các chuyên đề ôn tập, giáo viên cần hệ thống hóa các tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và 8 theo hai chủ đề Văn học là yêu nước và nhân đạo.
1) Chuyên đề Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều (qua các đoạn trích).
2) Chuyên đề Hình ảnh giai cấp phong kiến và mặt trái của nó
Người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê Nhất thống chí, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên.
3) Chuyên đề Hình ảnh người anh hùng
Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Truyện Lục Vân Tiên.
4) Chuyên đề Tư tưởng nhân nghĩa 
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn.
5) Chuyên đề Sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong truyện Kiều 
Về ngôn ngữ, bút pháp. 
6) Chuyên đề Tình cảm gia đình – Tình yêu lứa đôi 
Chuyện Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên (qua các đoạn trích).
7) Chuyên đề Vẻ đẹp của một số điển tích và điển cố; bút pháp ước lệ, tượng trưng trong Văn học trung đại
II. Phần Văn học hiện đại (gồm 07 chuyên đề)
1) Chuyên đề Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
 Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật trích “Vầng trăng – Quầng lửa”, Ánh trăng – Nguyễn Duy.
2) Chuyên đề Hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước 
Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận trích “Trời mỗi ngày lại sáng”, Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long trích “Giữa trong xanh”, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
3) Chuyên đề Hình ảnh người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 
Bếp lửa – Bằng Việt trích “Hương cây và bếp lửa”, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm trích “Đất và Khát vọng”, Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
4) Chuyên đề Tình cảm gia đình 
Làng – Kim Lân, Con Cò – Chế Lan Viên, Bếp lửa – Bằng Việt trích “Hương cây và Bếp lửa”, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm trích “Đất và Khát vọng”, Nói với con – Y Phương, Ánh trăng – Nguyễn Duy.
5) Chuyên đề Tư tưởng nhân văn và cảm hứng đa dạng trước cuộc sống mới
Ánh trăng – Nguyễn Duy, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Sang Thu – Hữu Thỉnh, Viếng Lăng Bác – Viễn Phương, Bến Quê – Nguyễn Minh Châu.
6) Chuyên đề Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các chặng đường lịch sử 
Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Sang Thu – Hữu Thỉnh, Ánh trăng – Nguyễn Duy, Bến Quê – Nguyễn Minh Châu. 
7) Chuyên đề Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ và sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩm truyện
 III. Phần Tiếng Việt (gồm 03 chuyên đề, giáo viên dạy theo cụm bài)
1) Chuyên đề Từ vựng và ngữ pháp
- Từ (xét về mặt cấu tạo và mặt ý nghĩa) và kỹ năng dùng từ đúng ngữ pháp
Từ đơn, từ ghép, từ láy, Tính nhiều nghĩa của từ, Tính biểu cảm của từ, Từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm, Sự phát triển từ vựng.
- Câu (các kiểu câu) và luyện kỹ năng diễn đạt dùng từ đặt câu, phân tích cấu tạo của câu.
2) Chuyên đề Biện pháp tu từ
- Biện pháp tu từ từ vựng, Biện pháp tu từ ngữ âm, Biện pháp tu từ cú pháp.
- Vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tác phẩm. 
3. Chuyên đề Đoạn văn
Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn.
- Cách trình bày đoạn văn.
- Các phép liên kết câu – liên kết đoạn.
IV. Tập làm văn (gồm 06 chuyên đề)
1) Chuyên đề Phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phương thức biểu đạt.
2) Chuyên đề Phương pháp thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật khác.
3) Chuyên đề Tự sự kết hợp với miêu tả - Biểu cảm và yếu tố nghị luận.
4) Chuyên đề Vai trò và tác dụng của ngôn ngữ đối thoại – độc thoại – độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
5) Chuyên đề Phương pháp làm văn nghị luận, các phương pháp lập luận và các dạng văn nghị luận.
Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, Nghị luận về đạo lý tư tưởng, Nghị luận về thơ trữ tình, Nghị luận truyện và nghị luận nhân vật.
C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I.Văn học 
Cần tiến hành ôn tập như sau:
1) Tác giả : nắm được tiểu sử, phong cách sáng tác.
2) Tác phẩm : hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật (những hạn chế nếu có). Nắm được một số khái niệm về tác phẩm văn học như: Thể loại - Giai đoạn văn học - Đề tài - Chủ đề - Ngôn ngữ - Phong cách...
3) Khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm, giáo viên cần lưu ý:
- Đối với truyện : 
+ Truyện trung đại : cần nắm được giá trị nội dung (hiện thực và nhân đạo) và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
+ Truyện hiện đại : cần xác định nhân vật chính, đặc điểm tính cách của các nhân vật trong truyện; dùng dẫn chứng kết hợp với lý lẽ phân tích, nhận xét đánh giá về nhân vật; xác định được tình huống truyện, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 
- Đối với thơ trữ tình : Cần xác định rõ các yếu tố nghệ thuật như nhịp thơ, biện pháp tu từ, ngôn ngữ, giọng điệu. Phân tích và làm nổi bật cảm xúc, sự sáng tạo của tác giả.
- Với những đề tài lớn của giai đoạn văn học : cần xác định những nét nổi bật, điểm tương đồng và khác biệt của các phương thức phản ánh.
- Với những chủ đề lớn của văn học trung đại và hiện đại: cần triển khai rõ các khía cạnh và nắm vững từng nội dung cụ thể.
4) Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết đoạn, chuyển ý, lập luận trong bài văn theo các chuyên đề đã nêu trên.
 II. Tiếng Việt
Cần tiến hành ôn tập như sau :
1) Đối với từ vựng và ngữ pháp: cần nhắc lại khái niệm – phân loại, hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo từ, phương châm hội thoại, sự phát triển từ vựng; xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển; nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý trong một văn bản. Nắm vững và nhận biết, cách phát triển từ vựng, nhận diện thành phần câu, phân tích cấu tạo của câu.
2) Đối với các biện pháp tu từ : cần xác định hình ảnh và gọi tên biện pháp tu từ, phân tích giá trị biện pháp tu từ trong văn cảnh.
3) Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có sử dụng : nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn, biện pháp tu từ, sử dụng các phép liên kết câu...
III. Tập làm văn
1) Nội dung ôn tập
Tiến hành ôn tập các phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một bài văn. Trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ II, trọng tâm kiến thức là phần văn nghị luận, các dạng bài nghị luận...
2) Phương pháp ôn tập
Giáo viên cần ôn tập cho học sinh những đặc điểm chung của văn nghị luận và nêu rõ vai trò của các yếu tố : lý lẽ, dẫn chứng trong quá trình làm văn nghị luận; các phép lập luận chủ yếu như : lập luận giải thích, lập luận chứng minh, phân tích tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, nhân quả
Hình thành cho học sinh các khuôn bài nghị luận (dàn ý) thật ngắn gọn, rõ ràng giúp học sinh dễ nắm bắt khi tiến hành làm bài phù hợp với các dạng nghị luận, hoặc hình thành dưới dạng một “công thức” nào đó mà tinh thần của nó thể hiện được đặc điểm riêng của mỗi dạng bài. 
Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận văn học : xác định yếu tố nghệ thuật, biện pháp tu từ, những nét sáng tạo của tác giả và dùng dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để phân tích và thẩm bình.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách diễn đạt : dùng từ ngữ, xây dựng đoạn để bộc lộ cảm xúc của bản thân trước cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
- Luyện cách viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết...
* Chú ý: Nội dung đề thi song song với nội dung chương trình (theo phân phối chương trình) đã thực hiện (đến thời điểm các bài đã được học theo phân phối chương trình).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong Van on thi HSG lop 9.doc