Đề cương Ngữ Văn Lớp 9 (Phần đọc hiểu)

Đề cương Ngữ Văn Lớp 9 (Phần đọc hiểu)

Câu 3:

- Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.

- Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc đặc tả các cung bậc tiếng đàn.

Câu 4: Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn, Tiếng đàn đáy.

Câu 5: Thể thơ lục bát; gieo vần chân và vần lưng.

Câu 6: Bài thơ giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” thể hiện sức mạnh, sức cảm hóa lớn lao mà tình yêu mang đến. Liên quan các nhân vật: Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo”.

 

doc 23 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Ngữ Văn Lớp 9 (Phần đọc hiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP ĐỌC HIỂU
Đề bài 1:
Văn bản 1: Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
Văn bản 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút”
(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - Nanomic.com.vn)
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
Câu 5:
Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.
Câu 6:
Thao tác lập luận diễn dịch.
Câu 7:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phương thức thuyết minh.
Đề bài 2:
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
Văn bản 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)
5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Gợi ý:
1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
4- Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
5- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
6- Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
7- Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;
+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”
+ Điệp từ “ nó”
+ Phép liệt kê.
8- Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng:
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm , thuyết phục.
Đề bài 3:
Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
NHỚ ĐỒNG
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ 
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi 
Sao mà cách biệt, quá xa xôi 
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ 
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa 
Những hồn quen dãi gió dầm mưa 
Những hồn chất phác hiền như đất 
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi 
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời 
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn 
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi 
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi 
Say hương đồng vui ca hát 
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Cho tới chừ đây, tới chừ đây 
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày 
Tôi thu tất cả trong thầm lặng 
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh 
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Tố Hữu, Tháng 7 /1939
Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ đồng” trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.
Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.
Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 7:
 Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời 
Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
(Trích Giăng sáng – Nam Cao)
Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?
Câu 6: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong khoảng 10 dòng.
Câu 7: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?
Gợi ý: Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.
Câu 2: Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm sương” “những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiêng hò”. Điệp từ nghi vấn “Đâu” đặt ở đầu câu cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm nhận rất rõ tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.
Câu 3: Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không giới hạn.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những trăn trở về nghệ thuật của nhân vật Điền.
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ nửa trực tiếp, nhà văn hóa thân vào nhân vật để cất lên tiếng nói nội tâm của nhân vật -> Ngôn ngữ đa thanh – một trong những đặc trưng của văn xuôi Nam Cao. Nó làm tăng sự chân thực cho đoạn văn.
Câu 6: Cảm nhận về nhân vật Điền:
- Là 1 nhà văn có lí tưởng đẹp đẽ về văn chương nghệ thuật.
- Có cái nhìn chân thực, sâu sắc về cuộc đời, về mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải vị nhân sinh chứ k phải nghệ thuật vị nghệ thuật.
-> Nhà văn có tâm huyế ... h vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
() (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam".
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015.
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
Câu 3.
- Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
Câu 4. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 6. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.
Câu 8. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.
Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn.
Đọc hiểu đề số 12
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1/ Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên?
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào?
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.
2/ Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự thời gian: ngày xưa –ngày nay.
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai.
Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
Đọc hiểu đề số 13
Đọc các văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
1/ Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc 
(Nguồn  ngày 9-5-2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên? 
 Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?
Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
“...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120 )
Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ?
Câu 6. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? 
Câu 7. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? 
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay?
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2.
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (Mồ hôi rơi).
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.
Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4. Đặt nhan đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi.
Câu 5. Nội dung của đoạn thơ: Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.
Câu 6. Từ “Đất Nước ” được viết hoa - coi "Đất Nước" là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 7. Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: gắn bó, san sẻ, hóa thân..
Câu 8. Cần nêu cảm nhận của riêng mình về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay, cần khẳng định trách nhiệm hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_ngu_van_lop_9_phan_doc_hieu.doc