Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 9 - Bài 1 đến 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Vân Anh

Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 9 - Bài 1 đến 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Vân Anh

* Mục tiêu bài học: Sau bài này hs phải:

1.Kiến thức: - Biết ứng dụng nguyên tắc chung của món nấu vào việc thực hành chế biến các món cụ thể.

2. Kỹ năng: - Thực hiện được món nấu Gà nấu đậu theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.

3. Trọng tâm: Thực hành món gà nấu đậu.

4. Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm

* Chuẩn bị:

- Đối với giáo viên:

+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.

+ Đồ dùng: Hình mẫu sản phẩm hoàn tất, đẹp, hấp dẫn; Bảng qui trình thực hiện; Hình ảnh phóng to về các thao tác thực hiện; Địa điểm.

- Đối với học sinh:

+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phương án thực hiện.

+ Đồ dùng: Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại theo yêu cầu của bài

 

doc 60 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 9 - Bài 1 đến 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/08/2010 Ngày dạy :21/08/2010
Tiết 1 : Bài 1 : Giới thiệu nghề nấu ăn
A- Mục tiêu:
1- HS hiêu3 được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai , trò vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người .
2- Biết được những yêu cầu , những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề nấu ăn trong nền kinh tế phát triển .
B- Chuẩn bị:
- Các mẫu hình ảnh ,sơ đô minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống trong cuộc sống hiện nay .
- Các tranh ảnh giới về nghề nấu ăn ,những đặc điểm cơ bản của nghề và tiển vọng của nghề 
C- Tiến trình dạy học:
1 ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra bài cũ ;
3.Giới thiệu bài mới ; 
 	Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất .vậy để hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò , vị trí của nghề nấu ăn chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “ Nghề nấu ăn “ 
4-Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài
Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí ,vai trò của nghề nấu ăn .
-gọi học sinh đọc sgk .
Em hãy nêu vai trò , vị trí của nghề nấu ăn trong xã hội và trong đời sống con người ? 
HS thảo luận ,GV kêt luận
GV cho học sinh xem hình ảnh sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống hiện nay.
HS thảo luận GV kết luận .
Hoạt động 2: tìm hiểu về yêu cầuvà những đặc điểm cơ bản của nghề.
?.Để phát huy tốt tác dụng của chuyên môn (thuộc lĩnh vực ăn uống) yêu cầu cơ bản của nghề nấu ăn là gì?
-Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngàycủa cơ thể người làm nghề nấu ăn phải như thế nào?
GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về nghề nấu ăn.
-Em hãy nhận xét về những đặc điểm cơ bản của nghề nâu ăn qua quan sát các hình:1,2,3,4 SGK?
Hoạt động 3: Tìm hiểu triển vọng của nghề.
Em hãy nêu tầm quan trọng của ăn uống là gì?
Như vậy muốn có thức ăn ngon cần phải có điều kiện gì?
Theo em muốn có tay nghề phải có nhưng điều kiện gì?
Muốn có kiến thức chuyên môn và khả năng thực hanh thi phải làm thế nào? 
Theo em trong các cuộc hanh trình xuyên quốc gia ,khách du lịch trong và ngoài nước thường thích tim hiểu điều gì?
Em hãy nêu những món ăn dân tộc của địa phương và cả nước ?
Em hãy nêuđặc điểm và giá trị của các món ăn dân tộc?
I – Vai trò , vị trí của nghê nấu ăn .
-con người muốn khoẻ mạnh phải họi tụ nhiều yéu tố ,trong đó ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất.
Nghề nấu ăn là nghề thiết thực, phục vụ cho nhu cầu của con người.
-Thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc
+Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sông con người và là nghề thiết thực nhất trong việc tạo nên các món ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống.
II- Dặc điểm và yêu cầu của nghề.
Yêu cầu của nghề.
+Có đạo đức nghề nghiệp.
+Nắm vững kiến thức chuyên môn.
+Có kỹ năng thực hành nấu nướng.
+Biết tính toán lựa chọn thực phẩm.
+Sử dụng thành thạo và hợp lý những nguyên liệu, dụng cụ cần thiết .
+Biết chế biến món ăn ngon hợp khẩu vị,đảm bảo giá trị dinh dưỡng,ngon miệng đẹp mắt,kích thích tiêu hoá. Dể duy trì và tăng cường sức khoẻ
2.Đặc điểm của nghề.
+Đôi tượng lao động:Đó là những nguyên liệu lương thực,thực phẩm tươi sống ,thực phẩm ướp muối, sấy khô cùng với nhưng gia vịvà nhưng phụ liệu khác.
+Công cụ lao động:Bếp củi ,bếp dầu các loại nồi, soong,chảo,bát, đĩa,dao thớt, rổ, rá......
+Điều kiện lao động : Do đặc thù nghề nghiệp ,người LĐ phải làm việc trong điều kiện không bình thường,phải tiếp cận với hơi nóng của bếp,mùi vị đặc trưng của nguyên liệu thực phẩm khác nhau.
+Ngoài ra trong suốt quá trình thao tác người lđ phải đi đứng,di chuyển trong phạm vi hoạt động.ít khi được ngồi nghỉ.
Sản phẩm lao động:các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày,bữa tiệc ,liên hoan ....
III-Triển vọng của nghề:
-ăn,uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người 
-Nhu cầu này ngày càng được nâng cao.
+Khi còn ngèo:”Ăn no ,mặc ấm”
 +Khi cuộc sống sung túc:”Ăn ngon,mặc đẹp”.
-phải có người nấu ăn giỏi tay nghề.
-Kiến thức chuyên môn.
-Kỹ năng thực hành.
-Phải học lý thuyết + thực hành chuyên môn .
-Phải thực hành thương xuyên để luyện kỹ năng.
-Tìm hiểu về đât nước con người,đặc biệt là nét văn hoá ẩm thực độc đáo.
Hà Nội :Bún chả ,bún ốc ...
Huế : Bún bò ,nem cuốn,bánh khoái ...
TPHCM:Lẩu mắm...
-Các món ăn dân tộc đơn giản, ngon,lạ miệng ,có đủ chất dinh dưỡng mang bản sắc của vùng ,miền.
5 .Tổng kết :
- GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi học sinh khác nhắc lại.
- GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi cuối bài để củng cố bài học.
6.bài tập về nhà:
+Trả lời các câu hỏi trong sgk trang 10.
+ Đọc trước bài 2 “sử dụng và bảo quản dụng cụ ,thiêt bị nhà bếp” .
–––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 25/08/2010 Ngày dạy: 28/08/2010
Tiết 2: Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu đặc điểm và công cụ của các loại đồ dùng trong nhà bếp.
B. Chuẩn bị:
- Các mẫu hình ve hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết để học sinh quan sát và phân loại ( hình 5 sgk ) .
- Tranh ảnh tự siêu tầm có liên quan đến bài dạy dể mở rộng và khắc sâu kiên thức cho học sinh .
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
-Câu hỏi sgk.
3. Giới thiệu bài mới.
-Đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho việc nấu ăn ? 
-Giúp cho công việc nấu ăn trở nên dễ dàng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Nhưng đồ dùng có nhiều loại , kiểu dáng khác nhau . Để biết được đặc diểm và công cụ của các loại đồ dùng trong nhà bếp chúng ta cùng đi nghiên cứu bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài
Hoạt đông 1: Tìm hiểu và phân loại dụng cụ nhà bếp .
Yêu câu học sinh quan sát hình 5 sgktrang 12 .
Em hãy phân loại dụng cụ nhà bếp theo tính năng sử dụng của mỗi loại?
Em hãy kể tên các dụng cụ nhà bếp thường dùng?
HS thảo luận và trả lơi câu hỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và phân loại thiết bi nhà bếp.
-Em hãy phân loại thiết bị nhà bếp theo tính năng sử dụng của mỗi loại?
-Em hãy kể tên thiết bị nhà bếp thuộc mỗi loại vừa nêu?
_Theo em các loai dụng cụ ,thiết bị này được cấu tạo bằng những thiết bị gì?
Em hãy kể tên một số thiết bị nhà bếp khác mà em biết?
I. Dụng cụ và thiết bị nhà bếp.
1. Dụng cụ nhà bếp.
+Dụng cụ cắt thái: các loại dao, thớt...
+Dụng cụ để trộn:các loại thìa, dĩa , thau....
+Dụng cụ do lường:cân ,thìa, bát, chai....
+Dụng cụ nấu nướng: nồi, soong, chảo, nòi cơm điện,lò nướng....
+Dụng cụ dọn ăn: bát, đĩa, thìa, đũa....
+Dụng cụ dọn rửa: rổ, thau, chậu, bùi nhùi, giẻ lau....
+Dụng cụ bảo quản thức ăn. lồng bàn, tủ chứa thức ăn...
2.Thiết bị nhà bếp.
+Thiết bị dùng điện:bếp điện , nồi cơm điên,....
+Thiết bị dùng ga: bếp ga, lò ga.....
+Các loại dụng cụ này dược cấu tạo băng nhiều chất liệu khác nhau: Nhôm, sắt, tráng men, gỗ, gang, thuỷ tinh, nhựa.....
-Máy hút bụi, bình nước nóng, máy rửa bát.....
4.Củng cố:
+GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
+Về nhà trả lời câu hỏi 1 sgk trang 14.
	––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 08/09/2010 Ngày dạy: 11/09/2010
Tiết 3: Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
A.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao độngkhi nấu ăn.
B. Chuẩn bị:
- Các mẫu hình vẽ hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết để học sinh quan sát và phân loại ( hình 5 sgk ) .
- Tranh ảnh tự siêu tầm có liên quan đến bài dạy dể mở rộng và khắc sâu kiên thức cho học sinh .
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
Những dụng cụ, thiết bị nhà bếp được làm bằng những chất liệu gì? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó?
3. Giới thiệu bài mới.
Có rất nhiều đồ dùng trong nhà bếp, để biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bài
Theo em tính chất của nguyên liệu chế tạo dụng cụ, thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản chúng không?
Chúng ta phải làm gì để bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp được tốt?
Những đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ, tre? 
Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?
Em hãy kể tên những đồ dùng làm bằng nhựa được sử dụng trong nhà bếp?
Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?
Em hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh, đồ tráng men?
Nêu cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?
Theo em những đồ dùng nào được tráng men? Tại sao phải tráng men?
Em hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm, gang?
Nêu cách sử dụng và bảo quản?
Theo em những đồ dùng nào được làm bằng inox?
Nêu cách sử dụng và bảo quản?
Em hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng điện?
Nêu cách sử dụng và bảo quản?
II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp:
- Mỗi loại dụng cụ, thiết bị được cấu tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau, có độ bền khác nhau.
- cần tìm hiểu kỹ tính chất của mỗi loại.
1. Đồ tre, gỗ:
- Dao cán gỗ, đũa cả, đũa ăn cơm, rổ, rá, thớt.....
- Không ngâm nước, khi dùng xong nên rửa bằng nước rửa chén – bát thật sạch, phơi gió khô ráo, tránh phơi nắng và hơ trên lửa.
2. Đồ nhựa:
- Rổ, thau, khay, bát, đĩa, đũa, thớt chậu........
- Không để gần lửa, không đựng thức ăn có dầu mỡ, nống sôi. Khi sử dụng xong rửa sạch, phơi khô.
3. Đồ thuỷ tinh:
- Bát, cốc, đĩa, chai, lọ, máy say sinh tố, máy đánh trứng........
- Nên cẩn trọng khi sử dụng dễ vỡ, dễ tróc lớp men. Chỉ nên đun nhỏ lửa, chỉ nên dùng đũa, thìa bằng tre, gỗ để xào nấu.
- Dùng xong rửa sạch để khô ráo. Không nấu thức ăn trong đồ tráng men đã bị tróc.
- Thau, chậu, ngăn chứa thức ăn, đĩa, khay.......Tráng men vì: Để thức ăn không bị nhiễm mùi sắt.
4. Đồ nhôm, gang:
 - Nồi, niêu, soong, chảo,thau, chậu,thìa, đĩa, khay.....
- Đồ gang: soong, nồi, chảo
Nên cẩn thận khi sử dụng dễ rạn nứt, móp méo. không để ẩm ướt, không đánh bóng bằng giấy nhám, không chứa thức ăn có chứa nhiều muối, chất Axit....lâu ngảytong đồ nhôm, gang.
5. Đồ sắt không gỉ (inox):
- xoong, nồi, dao, thìa, dĩa, bồn rửa......
- Không đun lửa to vì dễ bị ố, tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. 
- Dùng đũa hoặc đồ gỗ để xào nấu thức ăn, không lau chùi bằng đồ nhám, không chứa thức ăn có chất muối và Axit .......lâu ngày.
6. Đồ dùng điện:
- Bếp điện, nồi cơm điện, máy say sinh tố, máy đánh trứng, nồi lẩu......
- Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.
- khi sử dụng: dùng đúng qui cách.
- Sau khi sử dụng: Chùi sạch, lau khô bằng rẻ mềm, sạch tránh để dính nước.
4. Tổng kết bài học: T: Yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ.
 Nêu câu hỏi cuối bài để h/s trả lời
5. công việc về nhà: 
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 14 (sgk)
- Xem trước bài 3 ‘ Xắp xếp và trang trí nhà bếp’ 
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Bài 3
sắp xếp và trang trí nhà bếp
Số tiết: 02	Ngày ...  giá (Kết quả thực hành; thực hiện đúng qui trình thực hành; thao tác chính xác; thái độ thực hành; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường)
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành 
- Y/c hs thực hiện
- Quan sát, hướng dẫn hỗ trợ
- Uốn nắn sai sót, nhắc nhở động viên hs thực hiện.
- Chuẩn bị cho Gv kiểm tra.
- Về vị trí được phân công
- Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu Sgk
- Thực hiện theo yêu cầu
- Thực hiện
I. Hướng dẫn ban đầu
Yêu cầu:
- Thực phẩm chín đều, không dai, bóng, giòn
- Mặt ngoài thực phẩm có màu vàng đều, không cháy đen
- Mùi thơm ngon, vị đậm đà
Qui trình thực hiện
Ssơ chế
Cchế biến
Ttrình bày
II. Hướng dẫn thường xuyên:
Chú ý: Tránh các lỗi như pha khổ thịt bé, thái miếng dày, xếp thịt vào vĩ quá dày, điều chỉnh nhiệt độ không tốt.
IV. Tổng kết bài học: 
- Gv hướng dẫn hs thu dọn
- Gv hướng dẫn hs tự đánh giá, tự rút ra kinh nghiệm.
- Gv đánh giá chung thực hành, rút ra kinh nghiệm.
- Nhận xét về công tác chuẩn bị, thực hiện qui trình, thái độ học tập, công tác an toàn.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
	+ Nghiên cứu kỹ bài mới.
+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp (giáo viên hướng dẫn kỹ cho học sinh, đặc biệt chú ý các phương tiện phù hợp với đặc điểm địa phương).
- Đánh giá giờ học.
Bài 12
thực hành món nướng
Số tiết: 03	Ngày soạn: 	12/4/11
Tiết chương trình: 30 	 Ngày dạy: 13/4/11
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh phải:
* Kiến thức: Biết ứng dụng nguyên tắc chung của món nướng vào việc thực hành chế biến các món cụ thể.
 * Kỹ năng: Thực hiện được món nướng “Chả nướng” theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
 * Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
* Trọng Tâm: quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món “Chả nướng” .
II. Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên:	
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng: Hình mẫu sản phẩm hoàn tất, đẹp, hấp dẫn; Bảng qui trình thực hiện; Hình ảnh phóng to về các thao tác thực hiện; Địa điểm.
- Đối với học sinh: 	
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phương án thực hiện.
+ Đồ dùng: Chuẩn bị đu số lượng, chủng loại theo yêu cầu của bài
III. Tiến trình thực hiện:
1. Tổ chức ổn định lớp: 
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh.
2. Tích cực hoá tri thức: 
Gv kiểm tra kiến thức đã học về các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
3. Các hoạt động dạy và học: 
Phương pháp
Nội dung
Kiến thức, kỹ năng cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học. 
- Đặt vấn đề.
- Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ban đầu 
- Kiểm tra công tác chuẩn bị (kiểm tra chất lượng nguyên liệu, kiểm tra số lượng, chất lượng dụng cụ).
- Giao nhiệm vụ (vị trí, nhóm, nội dung, yêu cầu công việc)
- Hướng dẫn tiến trình thực hiện (Cho hs quan sát hình ảnh thao tác thực hiện, Y/c hs nhắc lại cách thực hiện món ăn; cho hs quan sát sơ đồ thể hiện qui trình công nghệ của món, Y/c hs nhắc lại qui trình) 
Chú ý: Nêu rõ tiêu chí đánh giá (Kết quả thực hành; thực hiện đúng qui trình thực hành; thao tác chính xác; thái độ thực hành; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường)
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành 
- Y/c hs thực hiện
- Quan sát, hướng dẫn hỗ trợ
- Uốn nắn sai sót, nhắc nhở động viên hs thực hiện.
- Chuẩn bị cho Gv kiểm tra.
- Về vị trí được phân công
- Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu Sgk
- Thực hiện theo yêu cầu
- Thực hiện
I. Hướng dẫn ban đầu
Yêu cầu:
- Thực phẩm chín đều, không dai, bóng, giòn
- Mặt ngoài thực phẩm có màu vàng đều, không cháy đen
- Mùi thơm ngon, vị đậm đà
Qui trình thực hiện
Ssơ chế
Cchế biến
Ttrình bày
II. Hướng dẫn thường xuyên:
Chú ý: Tránh các lỗi như pha khổ thịt bé, thái miếng dày, xếp thịt vào vĩ quá dày, điều chỉnh nhiệt độ không tốt.
IV. Tổng kết bài học: 
- Gv hướng dẫn hs thu dọn
- Gv hướng dẫn hs tự đánh giá, tự rút ra kinh nghiệm.
- Gv đánh giá chung thực hành, rút ra kinh nghiệm.
- Nhận xét về công tác chuẩn bị, thực hiện qui trình, thái độ học tập, công tác an toàn.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
	+ Nghiên cứu kỹ bài mới.
+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp (giáo viên hướng dẫn kỹ cho học sinh, đặc biệt chú ý các phương tiện phù hợp với đặc điểm địa phương).
- Đánh giá giờ học.
Số tiết: 01	Ngày soạn: 19/4/11	
Tiết chương trình: 31 	 Ngày dạy: 20/4/11
Kiểm tra thực hành
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra những kỹ năng thực hành làm làm một món ăn cụ thể của h/s đã học trong học kỳ II.
	- Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án cho bài kiểm tra
	- HS: ôn tập chuẩn bị kiểm tra , dụng cụ và nguyên liệu để thực hành. 
III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Câu hỏi kiểm tra.
Đề bài: Yêu cầu h/s thực hành món “Bánh rán”?
4. Hướng dẫn h/s chuẩn bị bài mới.
- Về nhà xem lại tất cả các kiến thức đã học từ đầu năm đên giờ, trả lời tất cả các câu hỏi ở cuối mỗi bài.
ôn tập (lý thuyết và thực hành)
Số tiết: 01	Ngày soạn: 26/4/11	
Tiết chương trình: 32 	Ngày dạy: 27/4/11
* Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Cũng cố và khắc sâu kiến thức về các mặt của nội dung chương trình và có kỹ năng vận dụng thích hợp
* Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, hệ thống câu hỏi.
+ Đồ dùng: Sơ đồ tổng hợp kiến thức
- Đối với học sinh:
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phương án trả lời các câu hỏi ở Sgk.
+ Đồ dùng: Sơ đồ tổng hợp kiến thức (trên giấy A4)
* Tiến trình thực hiện:
I. Tổ chức ổn định lớp: (01 phút/ 01 tiết)
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh.
II. Các hoạt động dạy và học: (80 phút)
Phương pháp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học. (05 phút/ 01 tiết)
- Đặt vấn đề.
- Nêu mục tiêu bài học.
Qua phần này, yêu cầu các em phải đạt được các vấn đề sau:
Về kiến thức: 	
Về kỹ năng:
Về thái độ: 	
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
- Hướng dẫn làm đề cương ôn tập:
Về nội dung: Y/c hs hoàn thành đề cương ôn tập. 
Về hình thức: Yêu cầu các em trình bày trên giấy A4, đề cương hoàn thành và nộp cho giáo viên trước giờ kiểm tra công nghệ.
- Hướng dẫn thảo luận, tìm ra đáp án cơ bản của các câu hỏi ở Sgk. Thời gian cho các nhóm hoạt động là 10 phút/01 tiết, bài thể hiện trên phiếu tìm hiểu: 2bản/nhóm)
- Gv hướng dẫn các nhóm hoạt động, giám sát, chỉ đạo, nhắc nhở, động viên hs thực hiện.
- Y/c các nhóm dừng hoạt động (khi hết thời gian).
- Gv n.xét tình hình hoạt động của các nhóm, tuyên dương, nhắc nhở.
- Yêu cầu đại diện của nhóm 1 trả lời.
- Mời ý kiến nhận xét.
- Tổng hợp, nhận xét kết luận.
- Yêu cầu đại diện của nhóm 2 trả lời.
- Mời ý kiến nhận xét.
- Tổng hợp, nhận xét, kết luận.
- Gv kết luận chung. 
I. Hướng dẫn chung
- Tái hiện hệ thống kiến thức theo sơ đồ bằng cách cụ thể hoá yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Tốc ký một lần nữa các trọng tâm về kiến thức, kỹ năng cần đạt.
II. Ôn tập
- Thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm dừng hoạt động.
- Tự liên hệ, nhận thức để sữa chữa trong thời gian tới.
- Đại diện nhóm 1 trả lời.
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Đại diện nhóm 2 trả lời.
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)
IV. Tổng kết bài học: 
- Nêu lại những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng cần đạt 
- Hướng dẫn học bài ở nhà:
	+ Học thuộc nội dung kiến thức cơ bản.
	+ Trả lời các câu hỏi ở Sgk, hoàn thành đề cương.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho kiểm tra. 
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
*******************************************
Soạn ngày: 10/05 /2011 Giảng ngày:12/05/2011
Tiết: 33, 34
Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra những kiến thức của h/s đã học trong học kỳ II
	- Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án cho bài kiểm tra
	- HS: ôn tập chuẩn bị kiểm tra 
	III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Câu hỏi kiểm tra.
Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Thực phẩm của món hấp được làm chín:
a. Trong nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn.
b. Trong chất béo, nhiệt độ thấp, thời gian dài.
c. Trong hơi nước, nhiệt độ cao, thời gian dài.
d. Trong chất béo, nhiệt độ cao, thời gian ngắn.
Câu 2: Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu:
a. Theo nhu cầu dinh dưỡng.
b. Thay đổi hằng ngay, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm.
c. Dảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
Câu 3: Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo, ngon miệng nên chú ý:
a. Chuẩn bị thực đơn phù hợp với các yếu tố sẵn có.
b. Chọn các món ăn nhiều đạm động vật.
c. Chọn các loại thực phẩm đắt tiền.
d. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 4: Nguyên tắc thay thế thực phẩm:
a. Có thể thay thế các nhóm lẫn nhau.
b. Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng nhóm.
c. Không nên thay thế.
d. Cả 3 câu đều sai.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Khi thực hiện món rán, càn lưu ý những yếu tố nào?
a. Về chất béo để rán: ..........................................................................................
b. Về lửa: .............................................................................................................
c. Về cách rán: .....................................................................................................
d. Về thành phẩm: ................................................................................................
Câu 2: Để hạn chế quá trình tiết nước của nguyên liệu sau khi xào, người ta sử dụng phương pháp gì?
Câu 3: Trinh bày đầy đủ chi tiết các bước thực hiện một món nướng theo đề tài tự chọn ( từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu hoàn tất ) và nêu yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm?
II. Phần thực hành: (10 điểm)
Thực hành món nem rán
Đáp án:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: c ; Câu 2: d ; Câu 3: a ; Câu 4: b
Phần tự luận: 
Câu 1:
a. Về chất béo để rán: Lượng chất béo có thể nhiều hay ít tuỳ cách rán, nhưng đều phải đun nóng già trước khi cho thực phẩm vào.
b. Về lửa: Đun với lửa vừa trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm theo yêu cầu.
c. Về cách rán: Cho thực phẩm vào rán trong chất béo đang nóng già, trở thực phẩm để mặt ngoài có lớp vàng nâu, giòn và chín đều.
d. Về thành phẩm: Giòn, xốp, ráo mỡ, chín đều, hương vị thơm ngon, vừa ăn, màu vàng nâu không cháy xém.
Câu 2: Để hận chế quá trình tiết nước của nhiên liệu sau xào người ta dùng phương pháp:
+ Trần qua nước sôi nguyên liệu thực vật.
+ Thêm chút bột vào nước sốt ( trước khi bắc ra khỏi bếp, hoà một chút bột đao vào nước, đổ vào nước sốt trong chảo xào, quấy đều bột chín, đảo trộn nguyên liệu để nước bột bao đều bề mặt nguyên liệu, làm cho sản phẩm kô và bóng).
Câu 3: h/s tự trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cong_nghe_lop_9_bai_1_den_12_nam_hoc_2010_20.doc