Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Văn 9 – Năm học 2011 - 2012

Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Văn 9 – Năm học 2011 - 2012

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2011-2012

A PHẦN VĂN BẢN:

I – Tác phẩm về nghị luận:

1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

a. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) - nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

b. Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

- Phương thức biểu đạt: Văn nghị luận

c. Nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.

d. Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.

- Dẫn chứng tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.

- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị . . .

e. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.

2. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), quê ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, ông còn là một cây bút phê bình có tiếng.

Năm 1996 ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm: Văn bản được viết năm 1948 – thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.

c. Nội dung: Qua văn bản này tác giả đã phân tích một cách chân thành, say sưa, nhiệt huyết mối quan hệ mật thiết giữa văn nghệ và đời sống con người, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của văn nghệ trong việc bồi dưỡng, nâng cao, làm phong phú cho tâm hồn con người.

d. Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.

- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục.

- Có giọng văn chân thành, say mê là tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.

e. Ý nghĩa: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Văn 9 – Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2011-2012
A PHẦN VĂN BẢN: 
I – Tác phẩm về nghị luận:
1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
a. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) - nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
b. Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
- Phương thức biểu đạt: Văn nghị luận 
c. Nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
d. Nghệ thuật: 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Dẫn chứng tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị . . . 
e. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
2. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), quê ở Hà Nội, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, ông còn là một cây bút phê bình có tiếng.
Năm 1996 ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm: Văn bản được viết năm 1948 – thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.
c. Nội dung: Qua văn bản này tác giả đã phân tích một cách chân thành, say sưa, nhiệt huyết mối quan hệ mật thiết giữa văn nghệ và đời sống con người, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của văn nghệ trong việc bồi dưỡng, nâng cao, làm phong phú cho tâm hồn con người.
d. Nghệ thuật: 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
- Có giọng văn chân thành, say mê là tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.
e. Ý nghĩa: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
a. Tác giả: Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
b. Tác phẩm: Văn bản ra đời đầu năm 2001, thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết.
c. Nội dung: Qua văn bản này tác giả muốn nói với chúng ta:
- Cần phải nhận thức được vai trò to lớn của con người trong hành trang vào thế kỉ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi bước vào thế kỷ mới.
- Đồng thời nhận thức được những mặt mạnh và mặt hạn chế của con người Việt Nam để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, để trở thành một người công dân tốt.
d. Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắng với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, tiêu biểu, thuyết phục.
e. Ý nghĩa: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
4. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lít Ten)
a. Tác giả: Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp.
b. Tác phẩm: Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, thuộc kiểu bài nghị luận văn chương.
c. Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
d. Nghệ thuật: 
- Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-Phông dưới ngòi bút của La Phông-ten).
- Sử dụng phép lập, so sánh, đối chiếu từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ.
3. Ý nghĩa: Văn bản làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
II- Tác phẩm thơ:
1- Con cò của Chế Lan Viên
a.Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989), quê ở Quảng Trị, nổi tiếng từ phong trào Thơ Mới, là cây bút hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
b. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác năm 1962.
c. Nội dung:Văn bản ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
* Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. (Vận dụng sáng tạo ca dao) 
* Hình ảnh con cò trong tiềm thức của tuổi thơ và trong mỗi bước đường khôn lớn của con người. (tưởng tượng bất ngờ, lí thú)
* Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người. (ẩn dụ, biểu tượng)
d. Nghệ thuật: 
- Thể thơ tự do.
- Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy ngẫm, triết lí của nhà thơ.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
e. Ý nghĩa: Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
2- Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
a. Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu.
b. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lấu trước khi nhà thơ qua đời.
* Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung.
c. Nội dung: Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
* Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời ( khổ đầu nghệ thuật đão vị ngữ-hình ảnh thơ đẹp, chọn lọc-dùng từ cảm thán, địa phương- ẩn dụ ..)
 * Mùa xuân của đất nước ( khổ 2,3 dùng từ ngữ chọn lọc( người ra đồng- người cầm súng- lộc), điệp từ..., từ láy..., so sánh đẹp....)
* Suy nghĩ và nguyện ước của nhà thơ của nhà thơ ( khổ 4,5 dùng đại từ Ta, hình ảnh tượng trưng,số từ , điệp từ , từ láy và ẩn dụ......)
d. Nghệ thuật: 
- Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ ...
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
e. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời.
3- Viếng lăng Bác của Viễn Phương
a. Tác giả: Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam. Thơ ông nhoe nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
b. Tác phẩm: Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm với Bác Hồ Kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này.
c. Nội dung: Văn bản là thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi nào lăng viếng Bác.
* Nỗi niềm xúc động khi vào lăng viếng Bác. (dùng từ chọn lọc:con, thăm - ẩn dụ tượng trưng, nhân hoá: hàng tre- dùng thành ngữ..)
* Tự hào, tôn kính và lòng biết ơn sâu lắng khi vào lăng viếng bác.(Nhân hoá, ẩn dụ, tượng trưng, điệp từ..)
 * Tình cảm của tác giả, của nhân dân (Ẩn dụ...nói giảm , dùng từ cảm thán...)
* Tâm trạng và ước mong của tác giả khi phải rời lăng Bác. (điệp từ- hình ảnh chọn lọc.., từ cảm thán ẩn dụ )
d. Nghệ thuật: 
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
- Theo thở thơ 8 chữ.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ.
e. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác.
 4- Sang thu của Hữu Thỉnh
a. Tác giả: Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
b. Tác phẩm: Sáng tác năm 1977.
c. Nội dung: 
- Từ cuối hạ sang thu, trời đất có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong văn bản.
- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
* Tín hiệu ban ban đầu của sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu.(Từ ngữ , hình ảnh chọn lọc,từ láy, nhân hoá , cảm nhận tinh tế bằng giác quan)
* Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.(Hình ảnh chọn lọc,đối lập,từ láy, nhân hoá , liên tưởng thú vị)
* Suy ngẫm triết lý về quy luật sang thu sang thu của thiên nhiên và hồn người.(Từ ngữ biểu đat: vẫn còn, vơi dần, cũng bớt - Ẩn dụ )
d. Nghệ thuật: 
- Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ.
e. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
5- Nói với con của Y Phương
a. Tác giả: Y Phương, dân tộc Tày, sinh năm 19428, quê ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
b. Tác phẩm: Sáng tác năm 1980.
c. Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ.
* Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.( hình ảnh đẹp giàu chất thơ - ẩn dụ nhân hoá)
* Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi và thể hiện mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
d. Nghệ thuật: 
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ.
- Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
e. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thi ... g biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)
b.4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng:
- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.
VD:  Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.
 VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.
 VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
5. Nghĩa tường minh và hàm ý:
a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
VD: 
An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi .
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được)
An: - Thế à, buồn nhỉ.
b. Điều kiện sử dụng hàm ý: 
+ Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
* Kiến thức cũ:
BẢNG TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP
Đơn vị bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm
Bác sĩ, học sinh, gà con ...
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Học tập, nghiên cứu, ...
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Xấu, đẹp, buồn, vui, ...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai,...
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Tôi, nó, thế, ...
Lượng từ
Là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
ấy, đó, nọ, kia, ...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Của, như, vì...nên, ...
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Chính, ...
Tình thái từ
Là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
A ! ôi !
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Than ôi ! Trời ơi !
Cụm danh từ
Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Những bông hoa mùa xuân
Cụm động từ
Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
đang hé nở đồng loạt
Cụm tính từ
Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
đẹp như tranh
Thành phần chính của câu
Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
Mưa/ rơi.	
Súng/ nổ.
Thành phần phụ của câu
Là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu.
Chủ ngữ
Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ.
Mưa / rơi
CN
Vị ngữ
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi: làm gì ? Làm sao ?
Nó về lúc sáng sớm.
 VN
Câu trần thuật đơn
Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Chiến sĩ /vẫn đi về phía trước 
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Mưa. Gió. Bom. Lửa
Câu rút gọn
Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
Anh đến với ai ?
Một mình !
Câu ghép
Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. Nối bằng:
+ Quan hệ từ
+ Cặp quan hệ từ.
+ Phó từ hoặc đại từ.
+ Dùng dấu phẩy, dấu hai chấm.
Trời/ bão nên tôi 
 C V C
/nghỉ học
 V
Câu nghi vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính dùng để hỏi, ngoài ra dùng để khẳng định, bác bỏ, đe dọa, ...
Sớm mai này bà nhóm bếp lửa lên chưa ? (Bằng Việt)
Câu cảm thán
Là câu có những ngữ cảm thán dùng để bộ lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! 
(Bằng Việt)
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...
Xin đừng hút thuốc !
Câu trần thuật
Là câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ... hay yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ...
Hôm 
C/ TẬP LÀM VĂN
Câu 1:Nêu khái niệm phép phân tích và tổng hợp?Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này ?
Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy).
Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
Câu 2: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
 + Về nội dung: cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi,mặt hại.
 + Về hình thức: có luận điểm có rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc ...
Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống.
Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 2. Lập dàn bài: 
 MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
 TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định:
+Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng phản ánh điều gì ? Xu hướng nào ?
+Giải thích nguyên nhân- hậu quả của hiện tượng ấy.
+Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng sử.
 KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
 3. Viết bài:
 4. Đọc và sửa lại:	
Câu 3: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý?
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Yêu cầu của bài văn nghị luận đề tư tưởng, đạo lý:
+ Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, ... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn rõ ràng, sinh động.
- Đối tượng: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 2. Lập dàn bài: 
 MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 TB: +Giải thích, nêu vấn đề cần bàn luận.
 +Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặt sai, mặt tiêu cực, mặt sai cần bổ sung.
 +Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ,hành động ra sao ?
 KB: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
 3. Viết bài:
 4. Đọc và sửa lại:
*Điểm giống và khác nhau giữa nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Giống nhau: đều là hình thức nghị luận.
- Khác nhau: ở đề bài và cách thức bình luận.
+ Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống lấy sự việc hiện tượng làm đối tượng chính; trong khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí làm đối tượng chính.
+ Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đi từ sự việc, hiện tượng cụ thể mà nâng lên thành vấn đề tư tưởng đạo đức; còn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì vấn đề tư tưởng, đạo đức mà suy nghĩ về cuộc sống xã hội.
Câu 4: Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
Yêu cầu: + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá ... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động ... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Các bước làm bài:
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý
 2.Lập dàn bài: 
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất về tác phẩm được NL.
TB: Lần lượt nêu các luận điểm chính được xắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Hệ thống luận điểm được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung - giá trị nghệ thuật, nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời thoại)...
KB: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn học nào, mảng chủ đề hay đề tài gì...)
 3.Viết bài:
 4.Đọc và sửa lại:
Câu 5: Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Yêu cầu:
+ Nội dung: cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
Cách làm bài:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ.
TB: Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành luận điểm chính. Các luận điểm được cắp xếp theo trình tự hợp lí (theo bố cục hoặc theo mạch cảm xúc)
KB: Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc của bài thơ với sựu nghiệp sáng tác của tác giả, với cuộc đời, với bạn đọc ...

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong Ngu van 9 HK 2.doc