Đề cương ôn tập học kì I năm học: 2007 - 2008 môn: Ngữ văn 9

Đề cương ôn tập học kì I năm học: 2007 - 2008 môn: Ngữ văn 9

A . Văn học :

 I. Truyện trung đại : Gồm :

a. Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích Truyền kì mạn lục ) của Nguyễn Dữ

b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Trích Vũ Trung tùy bút ) của Phạm Đình Hổ

c. Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi thứ 14 ) của Ngô Gia văn phái .

d.Truyện Kiều của Nguyễn Du ( các đoạn trích : Chị em Thúy Kiều ; Cảnh ngày xuân; Mã Giám sinh mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích

đ. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ( các đoạn trích : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga; Lục Vân Tiên gặp nạn )

 => Cần nắm những nội dung sau :

1. Những chủ đề chính của truyện trung đại :

+ Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến, cụ thể :

 -Bọn vua chúa ,quan lại ăn chơi xa hoa ,trụy lạc ( Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ): Là vua nhưng hèn nhát,thần phục ngoại bang , đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược ( Hoàng Lê nhất thống chí )

 - Hạng người giả dối ,bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm ,biến con người thành hàng hóa để bán mua ( Truyện Kiều )

+ Chủ đề người phụ nữ, cụ thể :

 - Trong xã hội phong kiến người phụ nữ chịu nhiều bất công nhất -> được các tác giả Nguyễn Dữ , Nguyễn Du viết bằng trái tim nhân ái .

 - Dó là những con người mang vẻ đẹp toàn bích: Vừa đẹp về nhan sắc,tài năng lại đẹp về tâm hồn ,phẩm chất ( Vũ Nương , Thúy Kiều )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I năm học: 2007 - 2008 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Năm học : 2007-2008
MÔN : NGỮ VĂN 9
A . Văn học : 
 I. Truyện trung đại : Gồm :
a. Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích Truyền kì mạn lục ) của Nguyễn Dữ
b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Trích Vũ Trung tùy bút ) của Phạm Đình Hổ
c. Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi thứ 14 ) của Ngô Gia văn phái .
d.Truyện Kiều của Nguyễn Du ( các đoạn trích : Chị em Thúy Kiều ; Cảnh ngày xuân; Mã Giám sinh mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích
đ. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ( các đoạn trích : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga; Lục Vân Tiên gặp nạn )
 => Cần nắm những nội dung sau :
1. Những chủ đề chính của truyện trung đại :
+ Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến, cụ thể :
 -Bọn vua chúa ,quan lại ăn chơi xa hoa ,trụy lạc ( Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ): Là vua nhưng hèn nhát,thần phục ngoại bang , đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược ( Hoàng Lê nhất thống chí )
 - Hạng người giả dối ,bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm ,biến con người thành hàng hóa để bán mua ( Truyện Kiều )
+ Chủ đề người phụ nữ, cụ thể :
 - Trong xã hội phong kiến người phụ nữ chịu nhiều bất công nhất -> được các tác giả Nguyễn Dữ , Nguyễn Du viết bằng trái tim nhân ái .
 - Dó là những con người mang vẻ đẹp toàn bích: Vừa đẹp về nhan sắc,tài năng lại đẹp về tâm hồn ,phẩm chất ( Vũ Nương , Thúy Kiều )
2. Truyện Kiều và Nguyễn Du :
 + Nguyễn Du : Nắm những nét về gia đình ,thời đại ,cuộc đời của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học cuả ông ( Sách Ngữ Văn 9/77,78 / Nguyễn Du là một thiên tài văn học )
 + Về Truyện Kiều :
 a. Thành công về nội dung :
- Bức tranh về 1 xã hội bất công ,tàn bạo .
- Tiếng nói lên án ,tố cáo các thế lực xấu xa.
- Phản ánh số phận bị áp bức , đau khổ .
- Đề cao, trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức đến nhân phẩm .
- Thể hiện khát vọng chân chính của con người 
- Truyện Kiều là 1 kiệt tác văn học .
 b. Thành công về nghệ thuật :
 + Ngôn ngữ : Đa dạng ,phong phú ,giàu sắc thái biểu cảm - Trong đó ngôn ngữ bác học lẫn ngôn ngữ quần chúng đều được sử dụng và được hiệu quả cao nhất .
 + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên :
- Tả trực tiếp cảnh vật (Cảnh ngày xuân )
- Tả cảnh ngụ tình ( Kiều ở lầu Ngưng Bích ).
 + Nghệ thuật miêu tả nhân vật :
- Nhân vật chính diện bằng bút pháp ước lệ tượng trưng ( Chị em Thúy Kiều ).
- Nhân vật phản diện bằng bút pháp tả thực ( Mã giám Sinh mua Kiều )
- Tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại ,qua tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích )
 II. Thơ truyện Việt Nam từ sau CM8/1945 :
1. Thơ : Gồm Đồng chí ( Chính Hữu) ; Tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ); Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận ); Bếp lửa (Bằng Việt ); Ánh trăng ( Nguyễn Duy )
 * Cần : Học thuộc các bài thơ
	Nắm hoàn cảnh sáng tác 
 Nắm toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật
2. Truyện : Gồm Làng ( Kim Lân ) ;Lặng lẻ Sa pa ( Nguyễn thành Long ); Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ) .
 * Cần : Đọc và tóm tắt truyện 
 Nắm tình huống cơ bản của mỗi truyện
	Nắm những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất của các nhân vật chính .
B. Tiếng Việt: 
I. Các phương châm hội thoại : Gồm 5 phương châm sau :
 - Phương châm về lượng
 - Phương châm về chất
 - Phương châm về quan hệ
 - Phương châm cách thức
 - Phương châm lịch sự
+ Cần : Nắm khái niệm của từng phương châm
 Vận dụng để giải quyết các bài tập ở sgk
II. Xưng hô trong hội thoại : Cần nắm :
 1. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
 2. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô
III. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp :
1. Phân biêt 2 cách dẫn đã nêu .
2. Vận dụng để giải các bài tập/54,55/sgk
3. Sự phát triển của từ vựng:
 - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ 
 ( 2 phương thức chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ)
 - Sự phát triển của từ vựng ( về chất ) - Có 2 cách : tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 => Vận dụng vào các bài tập 56,57,73,74 sgk
IV. Thuật ngữ :
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
 Giải các bài tập 89,90 sgk
V. Trau dồi vốn từ :
 - Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ .
 - Các cách trau dồi vốn từ ( Trang 100,101 sgk )
 - Làm các bài tập trang 101,104 sgk .
VI. Tổng kết về từ vựng :
 - Nắm lại toàn bộ kiến thức đã được tổng kết ở các tiết 43,44,49,53&59 sgk.
 - Làm các bài tập liên quan đến bài học .
C. Tập làm văn : 
 Chú ý các nội dung sau đây :
 * Lý thuyết :
 I. Văn bản thuyết minh : Trọng tâm là luyện tập giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả -> Nắm được vai trò ,tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh .
 II. Văn bản tự sự : Trọng tâm là : -Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm,giữa tự sự với yếu tố nghị luận.
 - Độí thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự ,người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn tự sự 
=> Cần nắm lại kiến thức ở mục ghi nhớ .
 * Luyện tập : Đọc kĩ & làm dàn ý cho các đề bài sau :
Các đề bài tr /42 Sgk
Các đề bài tr/105 Sgk
Các đề bài tr /190 Sgk
	****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I 9.doc