Đề cương ôn tập học kì II môn: Ngữ văn 9

Đề cương ôn tập học kì II môn: Ngữ văn 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn 9

A. Lí thuyết.

I. Tiếng Việt.

1. Khởi ngữ là gì? Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ nào?

2. Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán?

 Thế nào là thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú? Dấu hiệu để nhận biết đó là thành phần phụ chú?

3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn là liên kết như thế nào?

4. Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý?

II. Văn bản.

1. Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau: “Bàn về đọc sách”, “Tiếng nói của văn nghệ”, “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten”.

5. Học thuộc lòng các bài thơ: Con cò; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con.

6. Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau: “Mây và sóng”, “Bến quê”, “Những ngôi sao xa xôi”, “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, “Bố của Xi -mông”, “Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)”, “Bắc Sơn”, “Tôi và chúng ta”,“Thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi”.

III. Tập làm văn.

1. Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?

2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là gì? Yêu cầu về nội dung và hình thức?

3. Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội?

4. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì? Yêu cầu về nội dung và hình thức?

5. Nêu cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

6. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

7. Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)?

8. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

9. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

10. Biên bản là gì? Nêu bố cục phổ biến của biên bản?

11. Hợp đồng là gì? Nêu bố cục của hợp đồng?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ngô Quyền
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 9
A. Lí thuyết.
I. Tiếng Việt.
1. Khởi ngữ là gì? Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ nào?
2. Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán?
 Thế nào là thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú? Dấu hiệu để nhận biết đó là thành phần phụ chú? 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn là liên kết như thế nào?
4. Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý?
II. Văn bản.
1. Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau: “Bàn về đọc sách”, “Tiếng nói của văn nghệ”, “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten”.
5. Học thuộc lòng các bài thơ: Con cò; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con.
6. Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau: “Mây và sóng”, “Bến quê”, “Những ngôi sao xa xôi”, “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, “Bố của Xi -mông”, “Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)”, “Bắc Sơn”, “Tôi và chúng ta”,“Thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi”.
III. Tập làm văn.
1. Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là gì? Yêu cầu về nội dung và hình thức?
3. Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội?
4. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì? Yêu cầu về nội dung và hình thức?
5. Nêu cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
6. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
7. Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)?
8. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
9. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
10. Biên bản là gì? Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
11. Hợp đồng là gì? Nêu bố cục của hợp đồng?
B. Bài tập.
I. Tiếng Việt.
1. Đặt một câu có khởi ngữ?
Đáp án:
Về những cuốn sách ấy, tôi sẽ cố gắng tìm lại.
Còn tôi, tôi sẽ đi sau hai người.
Nghe thì tôi nghe rồi còn hiểu thì tôi chưa hiểu.
Vấn đề này, tôi đã bàn kĩ với anh ấy rồi.
2. Cho câu sau, hãy chỉ ra đâu là thành phần tình thái?
“Hôm qua, hình như trời mưa rất to”.
Đáp án: Hình như.
Đặt một câu có chứa thành phần cảm thán?
Đáp án: Trời, anh đến từ bao giờ vậy?
3. Đặt một câu có chứa thành phần gọi- đáp.
Đáp án: Ông ơi, cháu nhớ ông quá! . 
Ê này, ở đây cơ mà!
Đặt một câu có chứa thành phần phụ chú?
Đáp án: Nước - thứ chất lỏng không màu, không mùi, không vị - rất cần cho sự sống.
Đại thi hào Nguyễn Du - tác giả của Truyện Kiều nổi tiếng - là người Hà Tĩnh.
4. Đặt một câu có sử dụng phép lặp?
Đáp án: Nắng rát bỏng mặt người. Nắng nung nứt vụn đất.
5. Cho tình huống sau: 
Minh đi học về, trời trưa, cu cậu chạy thẳng vào buồng mà không để ý nhà có khách. Mẹ Minh thấy vậy bèn nghiêm mặt gọi lại rồi hỏi: 
- Con có thấy ai trong nhà không vậy?
Câu nói của mẹ Minh mang hàm ý gì?
Đáp án: Mắng Minh: Con hư quá. Nhắc minh phải chào khách. Muốn nói rằng mẹ rất buồn.
6. Cho đoạn văn sau:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”
Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn?
Đáp án:
- Liên kết nội dung:
+ Các câu trong đoạn văn đều phục vụ chủ đề của đoạn là: Miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời.
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Liên kết hình thức:
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất.
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt.
+ Phép thế: Cây cỏ - chúng.
+ Phép nối: và.
II. Văn bản:
1. Chỉ ra tình huống nghịch lí trong truyện “Bến quê”?
2. Cho hai câu thơ sau: Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Hai câu thơ trên có mang ý nghĩa tả thực không hay nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
3. Cho hai câu thơ sau: 	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Em hãy phân tích và làm rõ hai hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ trên?
III. Tập làm văn.
1. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em có suy nghĩ gì về cách học trên?
2. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi trong lớp dù đã quét sạch đẹp nhưng vẫn vứt rác bừa bãi. Em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
3. Tinh thần tự học trong nhà trường đang được quan tâm. Em hãy nêu suy nghĩ về vấn đề trên.
4. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
5. Cảm nhận của em về Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
6. Em hãy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
7. Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương.
	Đăk Ang, ngày 11/4/2010
	GVBM
 Lê Phượng Hoàng

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap HK2 Ngu van 9.doc