Đề cương ôn tập học kỳ I môn : sinh 9

Đề cương ôn tập học kỳ I môn : sinh 9

1. Một số khái niệm cơ bản :

a/ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ ,tổ tiên cho thế hệ con cháu .

b/ Biến dị : là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .

c/ Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng .

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1316Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn : sinh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN : SINH 9
PHẦN A : LÝ THUYẾT 
I /Chương 1 : Các thí nghiệm của Men đen .
1. Một số khái niệm cơ bản :
a/ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ ,tổ tiên cho thế hệ con cháu .
b/ Biến dị : là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .
c/ Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng .
 Ví dụ : Hoa đỏ và hoa trắng là cặp tính trạng tương phản của loại tính trạng màu sắc hoa .
d/ Thể dồng hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau .
 Ví dụ : AA ,AABB ,AAbb ...
e/ Thể dị hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau .
 Ví dụ : Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp : Aa ,AABb , aabbMm
 Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp :AaBb , AABbMm.
g/ Giống thuần hay dòng thuần là giống có đặc tính di truyền đồng nhất ,các thế hệ sau giống các thế hệ trước .
 Giống thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp .
h/ Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các tính trạng khác P ở con cháu .
2. Các định luật :
a/ Định luật phân ly : (sgk)
b/ Định luật phân ly độc lập: Lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó .
c/ Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen chưa biết với cá thể mang tính trạng lặn .
 Mục đích là để xác dịnh kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội .
d/ Trội không hoàn toàn : Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng ,trội không hoàn toàn thì F1 đồng tính tính trạng trung gian ,F2 phân ly theo tỷ lệ 1 Trội : 2 trung gian : 1 lặn .
3. Cách giải bài tập di truyền :
 a/ Dạng toán thuận : Cho biết kiểu hình của P xác định kiểu gen ,kiểu hình của F1,F2
Bước 1 : Xác định trội lặn .
Bước 2 : Quy ước gen 
Bước 3 : Xác định kiểu gen 
Bước 4 : Lập sơ đồ lai
b/ Dạng toán nghịch : Biết tỷ lệ kiểu hình ở F1,F2,xác định P 
Nếu F1 thu được tỷ lệ 3:1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen (Aa)
Nếu F1 thu được tỷ lệ 1:1 thì bố hoặc mẹ một bên dị hợp 1 cặp gen (Aa) còn người kia có kiểu gen đồng hợp lặn (aa)
Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng 
Nếu F1 phân ly tỷ lệ 1: 2 : 1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen nhưng tính trạng trội là trội không hoàn toàn .
II .Chương II : NHIỄM SẮC THỂ .
1/ Nhiễm sắc thể :
Tính đặc trưng của bộ NST: Tế bào của một loài sinh vật đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định .
Bộ NST lưỡng bội : Chứa các cặp NST tương đồng ký hiệu là 2n NST 
Bộ NST đơn bội : Chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng ký hiệu là n NST 
2/ Nguyên phân : 
Nguyên phân là gì ?
Kết quả của quá trình nguyên phân :từ một tế bào mẹ mang 2n NST sau 1 lần nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ .
Ý nghĩa của nguyên phân : Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân :
NST đơn
NST kép
Tâm động
Crômatit
Kỳ đầu
Không tồn tại
2n
2n
4n
Kỳ giữa
Không tồn tại
2n
2n
4n
Kỳ sau
4n
Không tồn tại
4n
Không tồn tại
Kỳ cuối
2n
Không tồn tại
2n
Không tồn tại
3/ Giảm phân : 
Giảm phân là gì ?
Kết quả của giảm phân ?
Ý nghĩa ?
Diễn biến của NST trong quá trình giảm phân ?
4/ Phát sinh giao tử và tụ tinh :
a/ Sự giống nhau và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?
Giống nhau : 
+Các tế bào mầm (noãn nguyên bào ,tinh nguyên bào )đều tiến hành nguyên phân liên tiếp nhiều lần .
+ Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều trãi qua giảm phân để hình thành giao tử 
Khác nhau :
Phát sinh giao tử đực 
Phát sinh giao tử cái
1 tinh bào bậc I qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2 ,kích thước bằng nhau.
1 noãn bàobậc I qua giảm phân 1 cho 1 thể cực thứ nhất kíh thước nhỏ và 1 noãn bào bậc 2 kích thước lớn .
1 tinh bào bậc 2 qua giảm phân2 cho 2 tinh trùng kích thước bằng nhau 
1 noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 1 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn 
Kết quả : 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng đều có khả năng thụ tinh .
Kết quả : 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực thứ 2 không có khả năng thụ tinh và một tế bào trứng có khả năng thụ tinh 
b/ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh :(sgk trang 36 )
III .CHƯƠNG 3: ADNVÀ ARN 
1 /ADN.
 a/ Cấu tạo hoá học : Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H ,O.N,P. ADN thuộc đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtít thuộc 4 loại là A,T, G ,X
 Sự khác nhau trong thành phần ,số lượng và trình tự sắp xếp của 4 loại Nuclêôtit dẫn đến ADN có tính đa dạng và đặc thù cao .
b/ Cấu trúc không gian của ADN : là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song , xoắn đều theo chiều từ trái sang phải .
 Mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp nu dài 34 ăngtrông 
 Các Nu trên 2 mach đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hiđrô : A liên kết với T = 2 Lkết hiđrô . G liên kết với X = 3 lkết hydrô và theo nguyên tắc bổ sung .
 Trong phân tử ADN ta có : A=T ,X=G 
 c/ ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ . Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại , G liên kết với X hay ngược lại .
Nguyên tắc giữ lại 1 nữa (bán bảo toàn ):Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ(mạch cũ ) mạch còn lại được tổng hợp mới 
d/ Chức năng của ADN : Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền .
2/ ARN.
a/ Cấu tạo hoá học : Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P .
 Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit là A,U,X,G
b/ Nguyên tắc tổng hợp ARN :
ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U ,T liên kết với A ,G liên kết với X và ngược lại.
ARN được tổng hợp theo 2 nguyên tắc là nguyên tắcbổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu .
3/ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng :
Trình tự sắp xếp các nu trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nu trên ARN .
Trình tự sắp xếp các nu trên ARN lại quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên prôtêin .
Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào,từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
 Vậy gen quy định tính trạng .
IV .CHƯƠNG 4 : BIẾN DỊ 
1/ Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen 
2/ Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ?
3/ Sự khác nhau giữa hiện tượng đa bội thể với hiện tượng dị bội thể ?
4/ Thường biến là gì ? Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ?
V . CHƯƠNG 5 : 
1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người 
2. các bệnh và tật di truyền ở người 
3. Vai trò của di truyền học với con người.
VI. CHƯƠNG 6 
Khái niệm công nghệ tế bào ? Ứng dụng công nghệ tế bào ?
Công nghệ gen ? Ứng dụng ?
Các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ?
PHẦN B : BÀI TẬP
 Bài 1 : Ở Ruồi giấm 2n = 8 . Hãy cho biết :
Số NST đơn ,số NST kép ,số Crômatit , số tâm động có trong 1 tế bào ruồi giấm vào kỳ giữa và kỳ sau của nguyên phân ?
Có 4 tế bào ruôi giấm bước vào nguyên phân liên tiếp 3 lần .Tính số tế bào con được tạo thành sau lần nguyên phân cuối cùng ? Biết rằng các tế bào con sinh ra vẫn nguyên phân bình thường .
Trả lời :
1. 
Các kỳ
Số NST đơn 
Số NST kép 
Số Crômatit
Số tâm động 
Kỳ giữa 
KTT
8
16
8
Kỳ sau 
16
KTT
KTT
16
2.Số tế bào con dược tạo thành sau lần nguyên phân cuối là :
 4 x 23 = 32 ( Tế bào con )
 Bài 2 : Phân tử ADN có 5000 Nuclêôtit .Biết rằng số Nuclêôtit loại A nhiều hơn số Nu loại X là 500 Nu . Hãy tính só Nu mỗi loại của phân tử ADN đó ?
Giải :
Theo bài ra ta có : Số Nu loại A - Số NU loại X = 500 
 Số Nu loại A + Số NU loại X = 2500 
Giải hệ phương trình ta được : A = 1500 
 X = 1000
Vậy số Nu mỗi loại của phân tử ADN là : A =T = 1500 ( Nuclêôtit )
 X = G = 1000 ( Nuclêôtit ) 
Bài 3 : Một gen có chiều dài là 0,51 micromet, trong đó A= 900 .
 a. Xác định số nuclêotit của gen?
b. Số Nu từng loại của gen ?
 Giải : 
Đổi : 0,51 micromet = 5100 A0 
Số Nuclêôtit của phân tử ADN là :
 5100 / 3.4 x 2 = 3000 ( Nuclêôtit) 
b. Số nu mỗi loại của ADN là : 
 A = T = 900
 G = X = 600 
BÀI 4 : Cho 2 nòi chuột thuần chủng lông dài và lông ngắn giao phối với nhau . F1thu được toàn chuột lông dài .Biết rằng tính trạng màu lông tuân theo định luật của Men den .
Biện luận và tìm kiểu gen của bố mẹ 
Cho F1 lai với chuột lông ngắn . F 2 thu được kiểu gen ,kiểu hình như thế nào ? 
Giải :
Biện luận và tìm kiểu gen của P :
 Vì P thuần chủng lông dài x Lông ngắn .F1 thu được đồng tính lông dài
Lông dài là tính trạng trội .
 Qui ước : A lông dài 
 a lông ngắn . 
 => Kiểu gen của P là : lông dài AA
 Lông ngắn aa
Vậy P : AA (lông dài ) X aa ( lông ngắn )
Sơ đồ lai : P : AA X aa
 Gp: A a
 F1 : 100% Aa ( Lông dài ) 
F1 lai với chuột lông ngắn 
Ta có lông ngắn là tính trạng lặn => Kiểu gen là aa
Sơ đồ lai : F1x aa : Aa X aa
 G : A ,a a 
 F2 : KG 50% Aa : 50% aa
 KH 50% lông dài : 50% lông ngắn 
Câu 5 : Tại sao Menden thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hàlan ? những định luật của Men den có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không ? Tại sao ?
Trả lời : 
Men den thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà lan vì :
 + Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó .
 + Đặc điểm trên của cây tạo điều kiện thuận lợi cho Men den trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai đời F1 , F2 ....từ 1 cặp bố mẹ ban đầu .
 + đặc điểm gieo trồng của đậu Hà lan cũng tạo diều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu 
những dịnh luật di truyền của Men den khongchíap dụng cho loài đậu Hàlan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác .
Vì + Để khái quát thành định luật , Men den phải lập lại các rthí nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau .
 + Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau .Men Den dùng thống kê toán học xử lí sau đó mới rút ra kết luận 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong mon Sinh 9 Hoc ky I Nam hoc 20102011.doc