Đề cương ôn tập lịch sử 9

Đề cương ôn tập lịch sử 9

 Câu 1: Liên Xô xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào? Từ năm 1945 đến 1970 trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giữa thành tựu và sai lầm mặt nào là chủ yếu? Chứng minh? ý nghĩa lịch sử?

 a. Hoàn cảnh Liên Xô khi tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.

 * Thuận lợi:

- Là nước chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, uy tín chính trị và địa vị quốc tế nâng cao, các nước đế quốc thừa nhận Liên Xô.

 

doc 46 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1781Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lịch sử thế giới.
A . Liên Xô và các nước Đông Âu sau
chiến tranh thế giới thứ hai.
 Câu 1: Liên Xô xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào? Từ năm 1945 đến 1970 trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giữa thành tựu và sai lầm mặt nào là chủ yếu? Chứng minh? ý nghĩa lịch sử?
 a. Hoàn cảnh Liên Xô khi tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
 * Thuận lợi:
- Là nước chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, uy tín chính trị và địa vị quốc tế nâng cao, các nước đế quốc thừa nhận Liên Xô.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu.
 * Khó khăn:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc nhân dân Liên ô phải gánh chịu những hy sinh và tổn thất to lớn: 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị
 phá huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
- Các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, gây cuộc chiến tranh lạnh và ra sức chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh tổng lực tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN. Trong bối cảnh đó nhân dân Liên Xô tự lực, tự cường bắt tay vào xây dựng CNXH nhằm nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, chuẩn bị chống lại âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và nhằm giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
b. Từ 1945 đến 1975 trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giữa thành tựu và sai lầm thì thành tựu là chủ yếu.
 * Kinh tế: Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong thời gian 4 năm 3 tháng.
 - Công nghiệp: 
 + Năm 1950 tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so mớc trước chiến tranh.
 + Năm 1972 so 1922 sản lượng công nghiệp tăng 321%,thu nhập quốc dân tăng 112 lần.
 + Trong những năm 50, 60 nửa đầu năm 70 Liên Xô là cường quốc công nghiệp
 đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Trong 25 năm (1951- 1975) mức tăng trưởng công nghiệp hàng năm 9,6% 
 - Nông nghiệp : Một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
 * Khoa học kỹ thuật:
 - Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
 - Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
 - Năm 1961 phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagagin bay vòng quanh
 trái đất mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
c. ý nghĩa lịch sử :
- Thể hiện tinh thần ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, lực lượng quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. (tuy có mắc một số sai lầm thiếu sót).
- Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự, sức mạnh vũ khí hạt nhân với các nước đế quốc đã làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
Câu 2: Chính sách đối ngoại và vị trí quốc tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) như thế nào? Hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945 đến 1991? ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta? 
 a. Chính sách đối ngoại:
- Trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật Liên Xô luôn luôn quán triệt chính sách đối ngoại hoà bình, giúp đỡ các nước XHCN anh em về vật chất và tinh thần.
- Luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt đối với các nước á, Phi và Mỹlatinh.
 - Luôn đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới.
- Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.
 b. Vị trí quốc tế của Liên Xô:
- Là nước tham gia sáng lập và là uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã có nhiều sáng kiến bảo vệ hoà bìnhthế giới.
 - Liên Xô là nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất. Với tiềm lực kinh tế, quốc phòng của mình, với chính sách đối ngoại hoà bình tích cực, Liên Xô là chỗ dựa cho cách mạng thế giới, là thành trì của hoà bình thế giới.
 c. Dẫn chứng về sự giúp đỡ của Liên Xô.
 Ví dụ: Liên Xô giúp đỡ ta xây dựng bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, đoà tạo cán bộ, giúp đỡ chuyên gia và kỹ thuật.. 
ý nghĩa: Nhờ có sự giúp đỡ này, nhân dân ta đã đánh bại được chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, những công trình trên vẫn tiếp tục phát huy tác dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 3: Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào? Thành tựu? ý nghĩa?
 a. Hoàn cảnh:
 - Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hâu (trừ Tiệp Khắc, CHDC Đức).
 - Các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế và can thiệp, phá hoại về chính trị.
- Trong các thế lực chống CNXH vẫn tồn tại và ra sức chống phá (TS, địa chủ, lực lượng tôn giáo). Tuy vậy với sự hậu thuẫn của Liên Xô, công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân Đông Âu đạt được thành tựu đáng kể.
b. Thành tựu:
 - Anbani: Trước chiến tranh nghèo, chậm phát triển nhất Châu Âu. Đến giữa những năm 1970 đã xây dựng được nền công nghiệp với hàng trăm xí nghiệp ngành điện cơ khí, luyện kim, hoàn thành điện khí hoá trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp thoả mãn nhu cầu lương thực của nhân dân.
 - Ba Lan: Năm 1983 sản xuất công nghiệp tăng 20 lần so năm 1970. Nông nghiệp tăng gấp đôi.Gần nửa nhân dân Ba Lan sống trong những ngôi nhà mới xây dựng dưới chính quyền của nhân dân.
 - Bungari:Tổng sản phẩm công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so năm 1939. Nông thôn hoàn toàn điện khí hoá.
 - Hungari, CHDC Đức, Tiệp Khắc.
c. ý nghĩa:
 - Làm biến đổi căn bản đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.
 - Góp phần tăng cường tiềm lực và vị thế của hệ thống XHCN trên thế giới.
 Câu 4: Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác?
 a. Quan hệ hợp tác kinh tế: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
 * Hoàn cảnh thành lập :
 - Các nước Đông Âu xây dựng CNXH cần tổ chức quốc tế đẩy mạnh hợp tác, giúp 
 đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
 - Các nước đế quốc thi hành chính sách cấm vận và bao vây kinh tế đối với các 
 nước XHCN, cần hợp tác để tăng sức mạnh đối phó.
- 8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập gồm các thành viên: Liên Xô, các nước Đông Âu, sau mở rộng CHDC Đức, Mông Cổ, CuBa, Việt Nam.
* Mục tiêu hoạt động:
- Phối hợp các nước XHCN trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hành hoá, phát triển công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học - kỹ thuật.
 * Tác dụng:
 - Giúp đỡ, thúc đẩy các nước XHCN phát triển về kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Nửa đầu năm 1970 các nước trong khối SEV sản xuất được:3,5% sản phẩm công nghiệp thế giới, nhịp độ tăng trung bình hàng năm 10%.
 - Hạn chế “khép kín cửa” không hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày tăng.
b. Quan hệ hợp tác về quân sự chính trị: Tổ chức liên minh phòng thủ Vacsava.
 * Hoàn cảnh thành lập:
 - Năm 1955 các nước thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa Tây Đức gia nhập khối quân sự NATO,biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích chống Liên Xô,CHDC Đức và các nước XHCN. Làm cho hoà bình và an ninh thế giới của các nước Châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng.
- Trước tình hình đó nước XHCN ở Đông Âu đã tổ chức Hội nghị ở Vacsava ký kết “Hiệp ước hữu nghị,hợp tác và tương trợ” Vacsava vào ngày 14/5/1955.
 * Mục đích:
- Nhằm giữ gìn an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở Châu Âu và củng cố hơn nữa tình hữu nghị, hợp tác và tương trợ giữa các nước thành viên XHCN.
- Các nước thành viên thoả thuận trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia hiệp ước bị tấn công quân sự, an ninh đất nước bị uy hiếp. Các nước tham gia hiệp ước có nhiệm vụ giúp đỡ nước bị tấn công bằng mọi phương tiện có thể có, dùng lực lượng vũ trang.
- Quyết định thành lập Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang chung, cử nguyên soái. Liên Xô Kônhép làm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang chung của khối Vacsava.
* Tính chất: Là một liên minh phòng thủ về quân sự- chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến xâm lược của khối quân sự NATO do đế quốc Mỹ cầm đầu.
 * Vai trò:
- Trở thành một đối trọng với khối quân sự NATO, giữ gìn hoà bình ở Châu Âu và giữ vững nền độc lập, an ninh của các nước XHCN Đông Âu.
- Góp phần thúc đẩy thống nhất trang bị, hiện đại hoá và tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang của các nước. Hình thành chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN với các nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu những năm 1970.
 - Năm 1991 sau sự biến động chính trị to lớn ở Đông Âu và sau việc thoả thuận chấm dứt “Chiến tranh lạnh ” giữa những người đứng đầu hai nước Xô - Mỹ tổ chức Vacsava không còn thích hợp với tình hình mới và tuyên bố giải tán.
 c. Các mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN.
 	 * Liên Xô - Trung Quốc:
 - 2/1950 Xô- Trung ký kết “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô- Trung” nhằm chống mọi âm mưu tấn công xâm lược CNĐQ bên ngoài, Liên Xô giúp Trung Quốc chuyên gia, kỹ thuật để khôi phục và phát triể kinh tế.
- Năm 1960 tình hình Xô- Trung căng thẳng, đối đầu. Đến năm 1969 xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô - Trung.
- Năm 1989 Xô -Trung bình thường hoá quan hệ.
 * Liên Xô - Đông Âu (Anbani).
- Từ những năm 1960 trở đI quan hệ Liên Xô - Anbani trở nên căng thẳng, đối đầu hai bên cắt đứt mối quan hệ Anbani rút khỏi Hiệp ước Vacsava và SEV.
- Năm 1991 Liên Xô - Anbani bình thường hoá quan hệ trở lại.
* Liên Xô - Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam:
- Các nước trên đã nhận sự giúp đỡ đắc lực của Liên Xô và các nước XHCN khác góp phần quan trọng để nhân đân các nước đánh bại CNĐQ, CNTD cũ và mới giành độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng CNXH. Mối quan hệ Trung Quốc, Việt Nam từ năm 1992 trở lại đây cứng bình thường hoá trở lại.
B. Các nước á, Phi, Mỹ La Tinh
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến cuộc nội chiến cách mạng 1946 -1949 ở Trung Quốc?
 a. Nguyên nhân:
* Lực lượng cách mạng Trung Quốc:
 - Sau chiến tranh quân chủ lực đã lớn mạnh và phát triển lên 120 vạn người, dân quân 200 vạn người vùng giải phóng gồm 19 khu căn cứ chiếm gần 1/4 đất đai, 1/3 dân số cả nước.
- Được sự giúp đỡ của Liên Xô đã chuyển giao vùng Đông Bắc (TQ) vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng cho Đảng cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý, 
giúp toàn bộ vũ khí, đã tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông Nhật Bản cho quân giải phóng Trung Quốc.
 * Lực lượng phản cách mạng:
- Tập đoàn phản cách mạng Tưởng Giới Thạch âm mưu và phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng thế giới.
 - Câu kết với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ thực hiện mưu đồ của mình.
- Mỹ giúp Tưởng phát động nội chiến với âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. Ngày 20-7-1946  ... duy trì và phát triển
- Đầu năm HNTWĐ lần thứ 15 xác định cin đường cách mạng bạo lực, hướng dẫn đồng bào miền Nam tiến lên kết hợp lực lượng chính trị với bạo lực võ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang giành chính quyền
b. Diễn biến
- Có nghị quyết của đảng soi sáng phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Bắc ái (1/1959), Trà Bồng (8/1959) ở Quảng Ngãi đã lan rộng khắp MN thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng Khởi" mở đầu bằng cuộc nổi dậy ở Bến Tre.
- Ngày 17/1/1960 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bến Tre nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mõ Cày với gậy gộc, giáo mác, súng ống các loại đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn giải tán chính quyền địch. Cuộc nổi dậy lan nhanh toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Quân k/n phá vỡ từng mảng bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. Uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập lực lượng vũ trang nhân dân hình thành.
- Từ Bến tre phong trào "Đồng Khởi" như nước vỡ bờ lan rộng khắp NBộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung Trung Bộ.
- Cách mạng đã làm chủ 600 trong tổng số 1282 xã ở NB trong có 116 xã hoàn toàn giải phóng....
c. ý nghĩa
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CMMN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN được thành lập
Câu 20: Khái niệm, âm mưu, thủ đoạn và cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống cuộc "chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ - nguỵ?
Nội dung
Chiến lược CTĐB
Chiến lược CTCB
Chiến lược VN hoá
Khái niệm
Là HTCTXLTDKM của Mĩ được tiến hành bằng quân nguỵ(chủ yếu), cố vấn quân sự Mĩ, vũ khí, PTCT hiện đại
Là HTCTXLTDKM của Mĩ được tiến hành bằng quân Mĩ (cố vấn, tham chiến, số lượng tăng), chư hầu, quân nguỵ(chủ yếu), vũ khí, PTCT hiện đại
Là HTCTXLTDKM của Mĩ được tiến hành bằng quân nguỵ(chủ yếu), quân Mĩ(cố vấn, tham chiến, số lượng giảm), đô la, vũ khí, PTCT hiện đại
Âm mưu
- Chống CMVN rút kinh nghiệm đàn áp CMTG
- Dùng người Việt Nam đánh người VN
- Tiêu diệt quân giải phóng
- Bình định miền Nam
Dùng quân nguỵ thay cho quân Mĩ, kéo dài và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam
Thủ đoạn
- đề ra kế hoạch Xtalây- taylo bình định MN trong vòng 18 tháng: tăng cường lực lượng và khả năng cơ động của quân nguỵ trong các cuộc hành quân tiêu diệt quân giải phóng, tiến hành dồn dân lập ấp 
"ấp chiến lược"->quốc
sách, xương sống của CTĐB
- Đầu 1964 dùng kế hoạch Giônxơn- Mácnamara đẩy mạnh CTĐB nhằm bình định có trọng điểm MN trong vòng 2 năm
- áp dụng chiến thuật "trực thăng vận, thiết xa vận"
- Tiến hành các hoạt động phá hoại MB
Mĩ mở cuộc hành quân "tìm diệt" mang tên "ánh sáng sao" và hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 65 - 66, 66 - 67
- Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại để có thể tự đứng vững tự gánh vác lấy chiến tranh
- Tăng viện trợ kinh tế, vốn kỹ thuật....
Thắng lợi của quân dân miền Nam
- Thuận lợi?
-Trên mặt trận chống phá bình định
+ Nông thôn diễn ra dai dẳng, giằng co, phá vỡ mảng lớn ấp chiến lược
+ Đô thị: Huế, SG, Đà Nẵng...
- Trên mặt trận quân sự...
- Trên mặt trận quân sự
+ Chiến thắng Vạn Tường 18/8/1965
+ Chiến thắng hai mùa khô 65 - 66, 66 - 67
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
- Mặt trận chính trị - ngoại giao
+ Nông thôn nhân dân đấu tranh phá vững từng mảng lớn ấp chiến lược
+ Đấu tranh ở các đô thị phát triển mạnh mẽ
+ Vùng giải phóng mở rộng, uy tín MTDTGPMN nâng cao. Được41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức có tính chất khu vực lên tiếng ủng hộ
- Mặt trận chính trị - ngoại giao
+ Chính phủ CMLTCHMNVN 6/6/1969
+ Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương
24-->24/4/1970 biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ
- Mặt trận quân sự
+ 4-->6/1970 đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ - nguỵ SG. KQ?
+ Đông Xuân 69 - 70 Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng, Viên Chăn 
+ 2-->3/71 đập tan cuộc hành quân chiếm giữ Đường 9- Nam Lào của 4,5vạn
 Quân Mĩ - nguỵ mang tên Lam Sơn - 719. KQ?
Câu21: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
a. Chủ trương
- Hội nghị Bộ chính trị mở rộng từ ngày 18/12/1974 đến 8/1/1975 đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (75 - 76)
- Trung ương còn dự kiến: Nếu thời cơ đến thì giải phóng miền Nam trong năm 1975. Nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ, phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá...giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
b. Diến biến (3 chiến dịch)
* Chiến dịch Tây Nguyên
- Ta đánh nghi binh vào Plâycu, KonTum rồi bì mật bao vây Buôn Ma Thuột. Ngày 10/3/75 với lực lượng mạnh hơn ta bất ngờ tấn công thị xã Buôn Ma Thuột. Địch tổ chức phản công nhưng đều bị đánh tan.
- Tuyến phòng thủ Tây Nguyên của địch bị rung chuyển. Ngày 14/3/75 địch rút chạy....
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
* CHiến dịch Hồ Chí Minh
c. ý nghĩa
- Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc, xoá bỏ toàn bộ hệ thống nguỵ quân, nguỵ quyền của địch, giải phóng hoàn toàn MN, hoàn thành CMDTDCND trong cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc: kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên cNXH
- Đây là thắng lợi có tính chất thời đại làm phá sản học thuyết Nixơn.....
d. Nguyên nhân thắng lợi
- Truyền thống yêu nước được phts huy tạo nên sức mạnh của dan tộc
- Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là CTHCM với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn...
* Sự lãnh đạo tài tình của đảng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy
- Phân tích đúng thời cơ đề ra kế hoạch chính xác, kịp thời, chớp đúng thời cơ
- Chỉ đạo tác chiến tài giỏi: Đánh Buôn Ma Thuột vị trí then chốt, hiểm yếu trong tuyến phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, bí mật bất ngờ, linh hoạt cách đánh trong từng chiến dịch
+ Đánh Buôn Ma Thuột với phương châm táo bạo, thọc sâu
+ Chiến dịch HCM bao vây cô lập chia cắt địch, diệt địch ở vòng ngoài rồi tiến vào SG tiêu diệt các cơ quan đầu não của địch
- Phối hợp tài tình tiến công và nổi dậy chiến trường chính với chiến trường phụ.
E. Giai đoạn 1975 - 1991
I. Công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - 1991)
1. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước và ý nghĩa lịch sử
a. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
 - Hội nghị Hiệp thương giữa đại biểu 2 miền Nam - Bắc họp từ 15-->21/11/1975 tại SG nhất trí với chủ trương của Đảng là hoàn thành thốngnhất đất nước về mặt nhà nước
- 25/4/1976 tổng tuyển cử bầu cử quốc hội chung trong cả nước...
- Họp QH cuối 6/1976 tại HN quyết định " Lấy tên nước CHXHCNVN, thủ đô HN, quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng năm cánh, quốc ca là tiến quân ca, đổi tên TPSG thành TPHCM. Bầu các cơ quan, chức vụ cao nhất của nhà nước VNTN: Tôn Đức Thắng làm CTN, Trường Chinh làm CTUBTVQH, Phạm Văn Đồng là Thủ tướng CP"
- Bầu uỷ ban HP và HP được QH thông qua ngày 18/12/1980
b. ý nghĩa lịch sử
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển dân tộc, là ý chí thống nhất tổ quốc....
- Đã thể chế hoá thống nhất lãnh thổ và tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước...
 2. Cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc tiếp sau đại thắng mùa xuân 1975. Kết quả, ý nghĩa lịch sử.
a. Cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
- Chống lại những hoạt động khiêu khích vũ trang và cuộc chiến tranh lấn chiếm dọc theo biên giới Tây Nam của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari - Khiêu xăm Phôn và dọc biên giới phí bắc của quân TQ
- 3/5/1975 quân Pôn Pốt đổ bộ chiếm đảo Phú Quốc, xâm phạm lãnh thổ của ta dọc theo biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh-->10/5/1975 đánh chiếm đảo Thổ Chu
- 22/12/1978 tập đoàn Pôn Pốt mở cuộc tiến công quy mô lớn với ý đồ chiếm thị xã Tây Ninh mở đường tiến công nước ta. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng quân dân ta phản công tiêu diệt hoàn toàn cánh quân xâm lược kéo vào đất nước ta...
- 17/2/1979 Trung Quốc cho quân đội tiến công nước ta dọc biên giới phía Bắc từ Móng Cái đến Phong Thổ hơn 1400 km. để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc quân dân ta đã đứng lên chiến đấu ....
b. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
- Cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của tập đoàn Pôn Pốt kết thúc nhanh chóng, tập đoàn quân xâm lược bị quét sạch khỏi nước ta, đại bộ phận lực lượng của chúng bị tan rã. Thắng lợi của quân dân ta tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Campuchia giành thắng lợi
- Cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc của TQ kết thúc sau một tháng...
- Cuộc xung đột biên giới Tây Nam và phí Bắc kết thúc đã đưa lại hoà bình bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, khôi phục tình cảm láng giềng thân thiết vốn có từ lâu giữa VN - CPC với tinh thần "Khép lại quá khứ, mở hướng tương lai"
II. Việt Nam trên con đường đi lên CNXH (1976 - 1991)
1. Đường lối đổi mới xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
 * ĐH toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12/1986) đề ra đường lối đổi mới: đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới kinh tế
- Đổi mới kinh tế:
+ Xây dựng nền KT hàng hoá nhiều thành phần, định hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường các thành phần kinh tế...
+ Nâng cao nhận thức về CNXH khoa học trước tiên về đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là cả một thời kỳ lịch sử lâu dài...
+ Nhiệm vụ, mục tiêu của chặng đường đầu tiên là ổn định tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH trong chặng đường tiếp 
theo "trước mắt trong k/h 5 năm (1986 - 1990) phải tập trung sức người. sức của thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu..."
- Đổi mới về chính trị:
+ Dân chủ hoá xã hội với quan điểm "lấy dân làm gốc"
+ Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" coi đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới...
2. Thành tựu và hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1991)
 a. Thành tựu
- Kinh tế: Lương thực - thực phẩm từ chỗ thiếu ăn triền miên đến năm 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước...
- Hàng hoá trên thị trường đa dạng (hàng tiêu dùng)...
- KT đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng quy mô lớn...
- Giảm được tỷ lệ lạm phát..
--> Đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp
 b. Hạn chế : Đất nước chưc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề về kinh tế xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết.
The End
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo cho kì thi năm nay!
Chúc các bạn làm bài tốt cũng như đạt được kết quả tốt trong kì thi!

Tài liệu đính kèm:

  • docGA boi duong HSG SU 9.doc