Đề cương ôn tập Lịch Sử khối 9

Đề cương ôn tập Lịch Sử khối 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ

A. HỘI NGHỊ IANTA (2 – 1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC:

1. Hoàn cảnh:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra. Đó là nhanh chóng đáng bại các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

- Từ ngày 4 đến ngày 11 – 12 – 1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của Anh, Mĩ và Liên Xô.

2. Nội dung:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

3. Ý nghĩa:

- Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”.

B. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC:

1. Mục đích hoạt động:

- Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

2. Nguyên tắc hoạt động:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

5. Vai trò:

- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.

- Giải quyết tranh chấp và xung đột quốc tế.

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo v.v.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch Sử khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ
A. HỘI NGHỊ IANTA (2 – 1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC:
1. Hoàn cảnh: 
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra. Đó là nhanh chóng đáng bại các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Từ ngày 4 đến ngày 11 – 12 – 1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của Anh, Mĩ và Liên Xô.
2. Nội dung:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
3. Ý nghĩa:
- Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”.
B. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC:
1. Mục đích hoạt động: 
- Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
2. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
5. Vai trò:
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.
- Giải quyết tranh chấp và xung đột quốc tế.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo v.v..
C. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CỘNG NGHỆ:
1. Đặc điểm:
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
2. Tác động:
a. Tích cực:
- Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
b. Tiêu cực:	
- Tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới v.v.. 
- Những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp được chế tạo, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
D. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA:
1. Khái niệm:
- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
2. Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU,ASEAN, IMF, WTO, APEC, ASEM).
3. Tác động:
a. Tích cực: 
- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
b. Hạn chế: 
- Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.
- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
è Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu với thế giới bên ngoài.
D. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1919 – 1930):
1. Tại Pháp:
- Ngày 18 – 6 – 1919, gửi đến hội nghị Vécxai bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", đòi Pháp và các nước Đồng Minh quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của VN.
- Giữa năm 1920, đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vẫn đề dân tộc và vấn đền thuộc địa" của Lênin, khẳng định con đường giải phóng dân tộc VN là CM vô sản.
- Ngày 25 – 12 – 1920, tham dự Đại hội Tua, gia nhập QTCS và thành lập Đảng CS Pháp.
- Năm 1921, lập Hội Liên hiệp thuộc địa, lấy báo "Người cùng khổ" làm cơ quan ngôn luận, ngoài ra còn có báo "Nhân đạo", "Đời sống công nhân và cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp".
2. Tại Liên Xô:
- Tháng 6 – 1923, đến Liên Xô dự hội nghị QT Nông dân và Đại hội V QTCS (1924).
3. Tại Trung Quốc:
- Lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
- Ngày 11 – 11 – 1924, về Quảng Châu, tuyên truyền, giáo dục lí luận, XD tổ chức CM.
- Tháng 6 – 1925, thành lập Hội VNCM Thanh niên, ra số đầu tiên báo "Thanh niên" vào ngày 21 – 6 – 1925.
- Đầu năm 1927, xuất bản tác phẩm "Đường Kách mệnh".
- Ngày 9 – 7 – 1925, lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
- Từ ngày 6 – 1 – 1930, chủ trì hội nghị hợp các tổ chức CS.
E. ĐẢNG CỘNG SẢN VN RA ĐỜI:
1. Hoàn cảnh: 
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm lí quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta.
- Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết.
- Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, diễn ra tại tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) bắt đầu từ ngày 6-1-1930. 
2. Nội dung hội nghị:
- Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. 
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
3. Nội dung Cương lĩnh:
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do. 
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
4. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có đường lối khoa học, sáng tạo, tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ kiên trung. Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hoá của cách mạng Việt Nam.
F. NƯỚC TA SAU CM THÁNG 8:
1. Khó khăn 
- Quân đội các nước dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật lũ lượt kéo vào nước ta.
- Bắc vĩ tuyến 16: Gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai tràn vào miền Bắc, hòng cướp chính quyền.
- Nam vĩ tuyến 16: quân Anh tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chóng phá cách mạng.
- Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
- Hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 cùng thiên tai vẫn còn đe dọa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Hơn 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn xã hội.
- Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, lạm phát tăng, ngoài ra quân Trung Hoa Dân quốc tung ra laoij tiền Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính thêm rối loạn.
2. Thuận lợi:
- Có Đảng, Bác Hồ và nhân dân đang đà phấn khởi sau cách mạng tháng tám, họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những thành quả của cách mạng.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng Việt Nam.
G. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CM:
1. Về chính trị:
- Ngày 6 – 1 – 1946, hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu Bầu cử Quốc hội đầu tiên, cả nước bầu được 333 đại biểu.
- Ngày 2 – 3 – 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập Ban dự thảo Hiến pháp.
- Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua ngày 9 – 11 - 1946. 
2. Về quân sự:
- Lực lượng vũ trang được xây dựng: Vệ Quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam ngày 22 – 5 – 1946. Lực lượng dân quân, tự vệ củng cố và phát triển.
2. Giải quyết nạn đói:
- Biệp pháp cấp thời: tổ chức quyên góp thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”.
- Biệp pháp lâu dài: chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nữa!”; bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, giảm tô, giảm thuế, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân, chia lại ruộng đất công.
- Kết quả: sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
3. Giải quyết nạn dốt:
- Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. 
- Từ tháng 9 – 1945 đến 9 – 1946, toàn quốc tổ chức gần 76.000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Các cấp học được khai giảng sớm. Nội dung, phương pháp đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. 
4. Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”.
- Kết quả: Đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “ Quỹ đảm phụ quốc phòng”. 
- Ngày 23 – 11 – 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
H. HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ VÀ TẠM ƯỚC:
1. Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946):
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam bộ và giữ nguyên quân đội ở vị trí cũ.
à Ý nghĩa:
- Ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta.
- Ta có thêm thời gian hòa bình để cũng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Thực dân Pháp về sau.
2. Hiệp định Tạm ước (14 – 9 – 1946):
- Cơ bản giống với hiệp định Sơ bộ, song có nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.
à Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, chống Pháp lâu dài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong Lich su hoc ki I 2011 2012.doc