Đề cương ôn tập môn học Ngữ văn khối lớp 9 - Học kì II

Đề cương ôn tập môn học Ngữ văn khối lớp 9 - Học kì II

TRƯỜNG THCS MỸ HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 -HKII

Câu 1: Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

Nghệ thuật đậc sắc trong khổ thơ trên.

Câu 2: Suy nghĩ về tình cha con trong “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Xác định hàm ý cho các câu sau:

a/ “ Bọn tớ chơi từ khi thức dạy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

b/ “Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được”

 (Mây và song – Ta –go)

Câu 3: Chép khổ thơ cuối trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ trên

Câu 4: Suy nghĩ về nhân vật Phương Định qua “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Qua đó hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ.

Câu 5: Những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ”, trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ ?

Câu 6 : Trình bày ngắn gọn cách thức xây dựng dàn ý bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )

Câu 7 : Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

Câu 8: Thế nào là sự liên kết về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

 “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”.

 Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.”

Câu 9: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.

Câu 10: Ghi thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn học Ngữ văn khối lớp 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MỸ HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 -HKII 
Câu 1: Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Nghệ thuật đậc sắc trong khổ thơ trên.
Câu 2: Suy nghĩ về tình cha con trong “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Xác định hàm ý cho các câu sau:
a/ “ Bọn tớ chơi từ khi thức dạy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” 
b/ “Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được”
 (Mây và song – Ta –go)
Câu 3: Chép khổ thơ cuối trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ trên
Câu 4: Suy nghĩ về nhân vật Phương Định qua “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Qua đó hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ.
Câu 5: Những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ”, trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ ?
Câu 6 : Trình bày ngắn gọn cách thức xây dựng dàn ý bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) 
Câu 7 : Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi 
Câu 8: Thế nào là sự liên kết về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
 	 “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”.
 	Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.”
Câu 9: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Câu 10: Ghi thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 11: Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
1/ Hãy chép lại khổ thơ thứ hai bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó 
2/ Xác định thành phần phụ chú trong khổ thơ sau và cho biết bổ sung cho cụm từ nào?
“ Có cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Giang Nam, Quê hương)
Câu 12: Làm sáng tỏ nhận định: “Bài thơ mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
Câu 13: Khởi ngữ là gì ? 
Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau :
 “Cái tư tưởng trong nghệ thuật náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được”
 ( Nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ )
 Câu 14: Khởi ngữ là gì? Viết lại và gạch chân thành phần khởi ngữ trong câu sau:
 Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được. 
 Câu 15: Nhân vật chính trong truyện “Bến quê” là ai? 
 Em hãy cho biết truyện đó có những tình huống nghịch lí nào? 
 Câu 16: Cảm nghĩ của em về tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
 Câu 17: Trong Viếng lăng Bác tác giả viết:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo dục -2005)
Em hãy viết một đoạn văn (10 dòng ) Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân từ ngữ của Tptình thái) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên.
Câu 18 : giá trị truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2, nhận định: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là chất trữ tình”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 19 Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm !
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi !
 Anh cũng không quay lại.
 ( Nguyễn Quang Sáng )
 Câu 20: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh.
Câu 21 Xác định phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau : 
Cũng như các thi sĩ của mọi thời đại, Bác viết rất nhiều bài thơ về trăng trong nhiều hoàn cảnh thật khác nhau. Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bác thưởng thức ánh trăng trên đường đi, khi bị kẻ thù áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bác cảm nhận vẻ đẹp của trăng giữa không gian mênh mông của núi rừng Việt Bắc. Bác trò chuyện cùng trăng khi đang chờ đợi tin thắng trận. 
Câu 22 Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu ) theo chủ đề sau : Lợi ích của việc đọc sách . Đoạn văn có sử dụng hai phép lặp và phép nối.
Câu 23 ( 6đ) Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.	
 	Chủ đề tư tưởng truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Câu 24 Mùa xuân người cầm súng 	Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng	Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả	Tất cả như xôn xao.
b)	Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó .
 Câu 25 	Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ. 
Câu 26 	Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và nơi công cộng . Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy . 
 Câu 27 Dựa vào kiến thức đã học về liên kết câu , em hãy xác định các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau :
 “ Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quí trọng tri thức.(1)Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức.(2) Họ không biết rằng,muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng ,dân chủ, văn minh ,sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà tri thức trên mọi lĩnh vực.(3)”
 ( trích Tri thức là sức mạnh –Hương Tâm )
Câu 28 Em có suy nghĩ gì về câu ca dao :
 “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng” ?
 Câu 29a) Dân ta có câu :
Biết dựa cột mà nghe
Không biết ra hè mà đứng
Hai câu trên có quan hệ đến phương châm hội thoại nào? 
b) Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 dòng nêu cảm xúc của em khi gặp lại người thân đã có thời gian xa cách, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần phụ chú, gạch chân hai thành phần trên
Câu 30 " Sang thu " là sức cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh trong sự chuyển mùa mang đầy tâm cảm.
Hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên.
Câu 31 Khởi ngữ là gì? Em hãy chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: "Tôi đã đọc xong quyển sách này"?
Câu 32: Đoạn văn: "  Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên: Đêm qua, lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không? Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ."
( Bến Quê – Nguyễn Minh Châu )
Cho biết câu hỏi: "Đêm qua  gì không?" có chứa hàm ý gì? Ý nghĩa của hàm ý đó?
Câu 33 Suy nghĩ của em về khổ thơ 4 và khổ thơ 5 trong bài thơ: Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải ( Từ: "Ta làm con chim hót  Dù là khi tóc bạc" )?
Câu 34: Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì?
a/ Hãy bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
 (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8)
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
 (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9)
Câu 35Tóm tắt truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn ngắn 15 đến 20 dòng. Trong đoạn có dùng thành phần khởi ngữ. (Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ)
Câu 36 Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ qua bài thơ"Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Câu 37 An toàn giao thông - một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội.
Câu38 Chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu sau và cho biết đó là phép liên kết nào? 
... Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chi tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào.
(Phạm Đình Hổ)
Câu 39Các cụm từ in đậm trong các câu sau đây là cụm từ gì?
a.	Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
b.	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Câu 40Các từ ngữ in đậm làm thành phần gì trong các câu sau :
a. Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm.
b. Khi làm bài, anh ấy cẩn thận lắm .
c. Anh ấy cẩn thận lắm, nhất là khi làm bài.
d. Anh ấy cẩn thận khi làm bài .
Câu 41 Bàn về tinh thần tư học .
Câu 42 Thêm thành phần phụ chú vào các câu sau đây :
a. Cái mạnh của con người Việt Nam là sự cầm cù, sáng tạo .
b. Mỗi ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần .
Câu 43Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ”
của nhà thơ Thanh Hải .
Câu 44 chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, Vũ Khoan viết : “ Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ”. Em hãy bình luận ý kiến trên . 
Câu 45 Viết đoạn văn ( không quá 10 câu ) tóm tắt truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được viết trong giai đoạn nào của văn học Việt Nam? 
Câu 46 Viết đoạn văn ngắn về chủ đề quê huơng ( Không quá 7 câu ) trong đó sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập . Gạch dưới các từ ngữ là thành phần biệt lập và cho biết đó là các thành phần nào ? 
Câu 47Tác phẩm mang tên “ Mùa xuân nho nhỏ .” nhưng lại ôm ấp biết bao nhiêu khát vọng cao đẹp của một con người .Em hãy phân tích các khổ hay nhất của bài thơ để thấy các khát vọng cao đẹp đó .
Câu 48 a/ Thế nào là nghĩa tường minh ? hàm ý ?
 b/ Cho một ví dụ có sử dụng hàm ý đồng thời cho biết nội dung
 của hàm ý đó là gì ?
Câu49Viết 1 đoạn văn (7 đến 10 câu) , nội dung bàn về trường học, có sử dụng ít nhất 2 thành phần biệt lập đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP NGU VAN 9 HKII.doc