Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9

A.CÁC VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

I.PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

 ?Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 em được học các văn bản nào thuộc phần văn học Trung Đại?

HS ghi trên bảng

Hs nhận xét

GV Chốt và ghi trên bảng

1. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (Đã thi 2007-2011)

2. “Chyện cũ trong phủ chúa trịnh” của Phạm Đình Hổ. (Chú ý)

3. “Hoàng lê nhất thống chí ” của nhóm Ngô Gia Văn Phái . (Chú ý)

4“Truyện Kiều ” của Nguyễn Du (Chú ý) với 4 đọan trích:

 1. Đoạn trích“Chị em Thuý Kiều”

2. Đoạn trích“Cảnh ngày xuân”

3. Đoạn trích“Mã Giám Sinh mua Kiều”

4. Đoạn trích“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

5. “Truyện Lục Vân Tiên ” của Nguyễn Đình Chiểu (Chú ý) với 2 đọan trích

1. Đoạn trích“Lục vân Tiên cứa Kiều Nguyệt Nga”

2. Đoạn trích“Lục Vân Tiên gặp nạn”

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1110Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập
A.Các văn bản trong chương trình ngữ văn 9
I.Phần văn học trung đại
 ?Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 em được học các văn bản nào thuộc phần văn học Trung Đại?
HS ghi trên bảng
Hs nhận xét
GV Chốt và ghi trên bảng
1. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (Đã thi 2007-2011)
2. “Chyện cũ trong phủ chúa trịnh” của Phạm Đình Hổ. (Chú ý)
3. “Hoàng lê nhất thống chí ” của nhóm Ngô Gia Văn Phái . (Chú ý)
4“Truyện Kiều ” của Nguyễn Du (Chú ý) với 4 đọan trích:
 1. Đoạn trích“Chị em Thuý Kiều”
2. Đoạn trích“Cảnh ngày xuân”
3. Đoạn trích“Mã Giám Sinh mua Kiều”
4. Đoạn trích“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
5. “Truyện Lục Vân Tiên ” của Nguyễn Đình Chiểu (Chú ý) với 2 đọan trích
1. Đoạn trích“Lục vân Tiên cứa Kiều Nguyệt Nga”
2. Đoạn trích“Lục Vân Tiên gặp nạn”
II.Phần văn xuôi hiện đại
 ?Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 em được học các văn bản nào thuộc phần văn xuôi hiện đại?
HS ghi trên bảng
Hs nhận xét
 GV Chốt và ghi trên bảng
1. “Làng” của Kim Lân (Chú ý)
2. “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long . ( Đã thi 2009)
3. “Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng. ( Đã thi 2006)
4. “Bến quê ” của Nguyễn Minh Châu. ( Hướng dẫn đọc thêm)
5. “Những ngôi sao xa xôi” của Lê minh Khuê. ( Đã thi 2008)
IIi.Phần thơ hiện đại
 ?Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 em được học các văn bản nào thuộc phần thơ hiện đại ?
HS ghi trên bảng
Hs nhận xét
 GV Chốt và ghi trên bảng
1. “Đồng chí” của Chính Hữu ( Đã thi 2007)
2. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật . (Chú ý)
3. “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận. ( Đã thi 2004 (Chương trình cũ)- 2006)
4. “Bếp lửa ” của Bằng Việt. (Chú ý)
5. “Khúc hát du những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. ( HDđọc thêm)
6. “ánh trăng” của Nguyễn Duy. (Chú ý)
7. “Con cò ” của Chế Lan Viên . ( Hướng dẫn đọc thêm)
8. “Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải. ( Đã thi 2005 (Chương trình cũ)- 2009)
9. “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương. ( Đã thi 2006)
10. “Sang thu” của Hữu Thỉnh (Chú ý)
11. “Nói với con” của Y Phương (Đã thi năm 2011)
Đọc đoạn thơ : 
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
...Không lo cực nhọc”...
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
1.Đoạn thơ trên trích trg tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy ? Người đồng mình đc nhà thơ nói đến tới là những ai ? 
2.Xác điịnh thành ngữ trg đoạn thơ trên. Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
3.Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận T-P-H làm rõ những đức tính cao đẹp của ng đồng mình và lời nhắc nhở của cha đối với con, trg đó có sd câu ghép và phép lặp ( gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp)
*Luyện :
-GV Tổ chức cho học sinh thi ai nhanh hơn: Trong thời gian ngắn nhất Em hãy liệt kê các tác phẩm , tác giả đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9? (Có thể liệt kê cả những văn bản nhật dụng, bài hướng dẫn đọc thêm, )
-HS thảo luận trong 2phút.
Thể lệ: 
-Cuộc thi gồm 2 đội: Mỗi đội đọc 15 văn bản đã học
-Mỗi đội gồm 2 bạn. Một bạn đọc tác phẩm bạn còn lại đọc tác giả tương ứng.
-Cử ra 2HS khá làm ban giám khảo. 
*Yêu cầu :
-Hs lên bảng đứng quay lưng về bảng mắt nhìn các bạn đọc.
-Các bạn HS ở dưới lắng nghe ( để tự kiểm tra mình)và nhận xét bạn trình bày đã đúng chưa?
-Ban giám khảo chú ý tính giờ của từng đội và lắng nghe phát hiện lỗi sai của đội bạn.
-Gv chốt và đánh giá. 
B.Yêu cầu về kĩ năng tìm hiểu tác phẩm.
I. Đối với văn xuôi :
*Cần nắm được:
-Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Nhan đề của tác phẩm.
-Xác định được đề tài và chủ đề của tác phẩm
-Tóm tắt tác phẩm. 
-Xác định nhân vật chính. Xác định nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, suy nghĩ nội tâm nhân vật-> Phát hiện và tìm ra vẻ đẹp của nhân vật trong mỗi tác phẩm.
-Chỉ ra được mối quan hệ giữa nhân vật phụ với nhân vật chính.
-Nắm được các chi tiết cơ bản trong tác phẩm toát lên chủ đề tác phẩm.
-Xác định được tình huống truyện, ngôi kể.
- Khi viết đoạn văn nghị luận hoặc bài tập làm văn nghị luận về nhân vật hoặc một vấn đề liên quan đến nội dung của tác phẩm truyện người viết cần xác định :
 +Luận điểm chính.....
Ví dụ : *Văn bản : “Làng” của Kim Lân
GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau :( 5phút)
Nhóm1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm „ Làng”? Vỡ sao khi xõy dựng hỡnh tượng nhõn vật chớnh luụn huớng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lõn lại đặt tờn truyện ngắn của mỡnh là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu'?
Nhóm 2: Em hãy tóm tắt đoạn trích đã được học trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân trong khoảng 5-7 câu
+Nêu đề tài và chủ đề của tác phẩm “Làng” của Kim Lân?
Nhóm 3:
+Trong tác phẩm có những nhan vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
-Truyện được kể ở ngôi thứ mấy ? Cách chọn ngôi kể ấy góp phần như thế nào tạo nên sự thành công của truyện ngắn Làng?
Nhóm 4:
+Theo em, truyện Làng có tình huống nào đáng chú ý? Có ý kién cho rằng: “Đặc sắc của truyện ngắn “Làng”trước hết ở tình huống truyện độc đáo”. Theo em ý kiến trên có chính xác không?
HS thảo luận và trả lời và nhận xét
GV chốt -nên đọc cho học sinh ghi.
 *Văn bản : “Làng” của Kim Lân
-Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
-Nhan đề : Nhà văn Kim Lân đặt tác phẩm là “Làng” vì nhan đề này có ý nghĩa ca ngợi tình yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp- đó là tình cảm bao trùm và phổ biến mang tính cộng đồng. Thông qua nhan đề ấy đã thể hiện khái quát hình ảnh của nông thôn làng quê và tình cảm của người dân với làng quê mình trong một hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp . Nhan đề này dễ gợi tình cảm ở người đọc bởi bất kì người dân nào cũng gắn bó với cs làng quê nào đó. Do vậy nhan đề này khiến cho mọi người đều cảm nhận được tình cảm quê hương của mình ở trong đó. Với nhan đề này tác phẩm sẽ dễ dàng được phổ biến hơn và đi sâu vào nhân dân hơn.
- Túm tắt tỏc phẩm:
 ễng Hai Thu định ở lại làng cựng du kớch và đỏm thanh niờn trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. hưng vỡ hoàn cảnh gia đỡnh, ụng phải cựng vợ con rồi bỏ làng Dầu đi tản cư khỏng chiến. Ở nơi tản cư ụng luụn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mỡnh với bà con trờn đú. Và niềm vui hàng ngày của ông là ra phong thông tin nghe đài và đọc báo để có thể theo dõi những tin tức về kháng chiến về làng chợ dầu. Bỗng một hụm ụng nghe tin cả làng chợ Dầu của ụng theo giặc Phỏp làm Việt gian từ miệng những người tản cư dưói xuôi lên. Ông đau khổ, và cay đắng nguyền rủa cái giống Việt gian bán nước, có lúc ông lại băn khoăn ngờ ngợ liệu tin ấy có chính xác không. Chiều hôm ấy bà hai đi chợ vè cũng bần thần uể oải, cả gian nhà lặng đi hiu hắt, suốt đem ông Hai thao thức, nằm thở dài chân tay nhũn ra. Ba hôm sau ông hai không dám bước ra ngoài, ông sợ mụ chủ nhà....vợ con ông khóc, ông ngồi lặng im ở góc giường, có lúc ông nghĩ hay là quay về làng rồi ông lại phản đối. Về làng tức là bỏ k/c, bỏ cụ Hồ, làng thì yeu thật nhưng làng theo tây thì phải thù. Ông chỉ còn biết ôm con thơ vào lòng để tâm sự. Rồi một hôm ông chủ tịch tỡm đến và cải chớnh làng ụng là làng khỏng chiến. ễng vụ cựng sung sướng khoe nhà ụng bị đốt chỏy nhẵn, chỏy rụi.
-Đề tài : Người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. 
-Chủ đề : Truyện ca ngợi tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiên
-Nhân vật chính : Ông Hai
-Các nhân vật khác: Vợ ông Hai, bác Thứ, mụ chủ nhà, các con ông Hai
-Người kể chuện:
+ Kể theo ngôi thứ 3 nhưng lại được kẻ từ điểm nhìn về nhân vật chính trong truyện nhân vật ông Hai.
+ Chọn ngôi kể thứ 3 như vậy tạo cho lời kể mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của ng nông dân, thống nhất về sắc thái giọng điệu với ngôn ngữ nhân vật. Từ đó thể hiện chân thực tính cách nhân vật và hiện thực nông thôn đương thời. Quan trọng hơn với ngôi kể này vừa giúp người kể miêu tả bao quát hiện thực bên ngoài, vừa có thể miêu tả dễ dàng thế giới nội tâm nhân vật .
 -Tình hưống truyện: ở nơi tản cư vào buổi trưa, ông Hai nhận được tin làng chợ dầu Việt gian từ miệng những người tản cư dưới xuôi mới lên.
=> Tình huống: Tác giả đã đặt ông Hai trước một tình huống gay cấn mà chính ông không thể lường được: Cái làng Chợ Dầu ông hết mực yêu quí kia đã theo giặc. Thông qua tình huống này, Kim Lân đã miêu tả sâu sắc hơn tình yêu làng và nhận thức mới về tình yêu quê hương, đất nước của ông Hai.
 Có ý kiến rất hay và hcính xác về truyện ngắn “Làng” của Kim Lân như sau: “Đặc sắc của truyện ngắn “Làng”trước hết ở tình huống truyện độc đáo”.Thật vậy, nghệ thuậtt xd tình huống độc đáo và đắt giá ở chỗ: Nhà văn đã đặt nhân vật ông hai trước tình huống gay cấn giàu kịch tính mà chính ông Hai không thể lường trước đc. Đó là tình huống tin làng chợ Dầu là làng Việt gian theo tây. Thông qua tình huống này, KLân đã mtả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành nỗi sợ hãi thường xưyên trong ông Hai. Một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình, vậy mà giừo đây ông thường mất ăn mất ngủ, đau xót tui nhục cho mình và cho quê hương mình. Một cuộc đấu tranh căng thẳng cà gay gắt nổi lên trong ông về cái làng quê của mình: nửa tin, nửa ngờ cho đến khi cái tin thất thiệt đó đc cải chính. Tất cả đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, lòng yêu nứoc của ông một cách chân thành, xúc động. Như vậy nhờ nghệ thậut xây dựng tình huống mà tính cách nhân vật ông Hai đc bọc lộ đầy đủ và sâu sắc hơn.
II.Đối với thơ :
-Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Nhan đề của tác phẩm.
-Xác định được đề tài và chủ đề của tác phẩm
-Học thuộc lòng thơ. ( Có học thuộc mới cảm nhận được nội dung tư tưởng của bài thơ là gì ? Thông điệp nhà thơ gửi tới bạn đọc)
-Phát hiện trong tác phẩm tác giả đã sử dụng câu chữ, hình ảnh thơ ( được miêu tả như thế nào-cảnh vật trong thơ được cảm nhận bằng thị giác,...) ; nhịp điệu, cách gieo vần; cách sử dụng các biện pháp tu từ nào ( So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, nói giảm, nói tránh, phép đối lập tương phản, tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh....
-Khi viết đoạn văn nghị luận hoặc bài tập làm văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ người viết cần xác định 
+Luận điểm chính. Mỗi ý của một luận điểm
+Trong đoạn hoặc bài văn nghị luận phải thể hiện rõ năng lực thẩm bình để phân tích cái hay cái đẹp trong thơ : câu chữ, hình ảnh thơ ( được miêu tả như thế nào-cảnh vật trong thơ được cảm nhận bằng thị giác,...) ; nhịp điệu, cách gieo vần; cách sử dụng các biện pháp tu từ nào ( So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, nói giảm, nói tránh, phép đối lập tương phản, tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh....Tránh hiểu lầm cứ gọi đúng thủ pháp nghệ thuật là đã chỉ ra đặc sắc của nghệ thuật lời thơ.
+Để lời văn phân tích thêm sâu sắc người viết có thể viện dẫn ý kiến của người khác ( các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học) đặc biệt là thói quen sử dụng thao tác liên hệ so sánh, đối chiếu những câu thơ, đoạn thơ khác, bài thơ khác cùng nội dung ý nghĩa, cùng đề tài ( cùng tác giả hoặc của tác giả khác) .Khi bình phải trân trọng, yêu mến, cảm thông với tác giả “Lấy hồn ta để hiểu hồn người”
*Ví dụ:1 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật .
GV đọc câu hỏi sau cho cả lớp ghi và cho HS thảo luận các câu hỏi sau :( 5phút)
Nhóm1 :. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”? Trình bày nét độc đáo về nhan đề bài thơ? 
Nhóm 2 
- Đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết bài thơ đựoc viết theo thể thơ nào?
-Hãy cho biết đề tài và chủ đề của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”?
-Giọng điệu và ngôn ngữ bài thơ có đặc điểm gì?
*Ví dụ 2: Bài thơ “ Nói với con” của Y Phương
Nhóm 3: 
-Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?Em có nhận xét gì mạch cả xúc của bài thơ?
-Em hiểu như thế nào về các câu thơ sau:
-. Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Nhóm 4:
+Lấy một câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá và phân tích tác dụng của biện pháp đó?
HS thảo luận và trả lời và nhận xét
GV chốt -nên đọc cho học sinh ghi đáp án.
1.-Hoàn cảnh ra đời: 
- Bài thơ về tiểu dội xe không kính được viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác lệt trên chiến trường miền Nam. 
-Bài thơ về tiểu dội xe không kính ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ bào Văn Nghệ năm 1969-1970
 - Nhan đề bài thơ: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, đọc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổt bật rõ hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là miịt phát hiện thú vị của tgiả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đè hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ đó cho tháy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà đièu chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_9.doc