Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 học kì I (năm học 2009 - 2010)

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 học kì I (năm học 2009 - 2010)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Học kì I (Năm học 2009 -2010)

I.TIẾNG VIỆT

A. Lí thuyết:

Câu 1: Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại?

Câu 2:Có mấy phương châm hội thoại đã học? Lấy ví dụ tương ứng với từng phương châm trên?

Câu 3: Thế nào là Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?

Câu 4: Có 2 cách phát triển của từ vựng? Trình bày rõ từng cách?

Câu 5: Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ?

Câu 6: Có mấy biện pháp tu từ từ vựng đã học?

Câu 7: Có mấy cách trau dồi vốn từ? ( Xem Bài tập SGK/ 101)

Câu 8 : Thuật ngữ là gì? Đặc điểm? Cho VD? ( Xem BT ở SGK/89)

Câu 9: Khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. Thành ngữ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trư¬ờng từ vựng

B. Đáp án:

Câu 1:Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại:

- Người nói vô ý, vụng về,thiếu văn hóa giao tiếp

- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn

- Muốn gây sự chú ý, hoặc để người nghe hiểu câu nói theo hàm ý khác

Câu 2:Có 5 phương châm hội thoại đã học

- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa .( Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học; Gà là loài gia cầm có hai cánh; Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà .)

- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.( Khua môi múa mép, Quả bí to bằng cái đình làng; Nói nhăng nói cuội; Nói trạng; Nói dối; Nói mò; Ăn đơm nói đặt; Nói dơi- nói chuột; Hứa hươu hứa vượn)

- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Nói một đằng nghe một nẻo, Ông nói gà – bà nói vịt;

- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ (Nói úp nói mở; Nói ra đầu ra đũa ; Dây cà ra dây muống; Lúng búng như ngậm hột thị )

 - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (Nói băm nói bổ; Lời nói đọi máu; Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Lời nói đọi máu; Một câu nhịn, chín câu lành.)

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 học kì I (năm học 2009 - 2010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Học kì I (Năm học 2009 -2010)
I.TIẾNG VIỆT
A. Lí thuyết: 
Câu 1: Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại?
Câu 2:Có mấy phương châm hội thoại đã học? Lấy ví dụ tương ứng với từng phương châm trên?
Câu 3: Thế nào là Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? 
Câu 4: Có 2 cách phát triển của từ vựng? Trình bày rõ từng cách?
Câu 5: Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ?
Câu 6: Có mấy biện pháp tu từ từ vựng đã học? 
Câu 7: Có mấy cách trau dồi vốn từ? ( Xem Bài tập SGK/ 101)
Câu 8 : Thuật ngữ là gì? Đặc điểm? Cho VD? ( Xem BT ở SGK/89)
Câu 9: Khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. Thành ngữ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng
B. Đáp án:
Câu 1:Những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Người nói vô ý, vụng về,thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Muốn gây sự chú ý, hoặc để người nghe hiểu câu nói theo hàm ý khác
Câu 2:Có 5 phương châm hội thoại đã học 
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa .( Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học; Gà là loài gia cầm có hai cánh; Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà..)
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.( Khua môi múa mép, Quả bí to bằng cái đình làng; Nói nhăng nói cuội; Nói trạng; Nói dối; Nói mò; Ăn đơm nói đặt; Nói dơi- nói chuột; Hứa hươu hứa vượn)
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Nói một đằng nghe một nẻo, Ông nói gà – bà nói vịt; 
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ (Nói úp nói mở; Nói ra đầu ra đũa ; Dây cà ra dây muống; Lúng búng như ngậm hột thị)
 - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (Nói băm nói bổ; Lời nói đọi máu; Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Lời nói đọi máu; Một câu nhịn, chín câu lành.)
Câu 3: Thế nào là Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? 
- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép 
- Lời dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ cảu người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
- Trích dẫn ý kiến sau theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp 
 Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình
(Đặng Thai Mai ,Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
 * Lời dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt Nam . của mình” 
* Lời dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai khẳng định rằng . của mình 
Câu 4: Có 2 cách phát triển của từ vựng: Phát triển nghĩa và phát triển số lượng của từ ngữ 
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ bằng cách : Thêm nghĩa mới ( VD:X+tập : học tập, thực tập , kiến tập; X+tặc : lâm tặc, hải tặc)và chuyển nghĩa.( VD: Mùa xuân ( nghĩa gốc) – Ngày xuân( nghĩa chuyển) ; Trao tay (nghĩa gốc; tay là một bộ phận cơ thể người - tay buôn người (nghĩa chuyển: kẻ buôn bán))
+ Phát triển số lượng từ ngữ bằng cách : tạo từ mới ( điện thoại + đi động = điện thoại + đi động ; Sở hữu + trí tuệ = Sở hữu trí tuệ ; Bàn tay + vàng = bàn tay vàng ; và mượn từ (giang sơn, xà phòng, mãng xà.-> Từ Hán Việt)
Câu 5: Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ 
VD: Năm nay, học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng”. Từ “chân” được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ 
Câu 6: Có 8 biện pháp tu từ từ vựng đã học: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm - nói tránh, nói quá. 
a.Nhân hoá: Ông Trời nổi lửa đằng đông. Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay ! 
- Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa 
- Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể, sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc.VD: Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc
b.Ẩn dụ: Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
VD: Thà rằng liều một thân con. Hoa dù rã cánh , lá còn xanh cây (Hoa, cánh ->Thúy Kiều; lá, cây -> gia đình Kiều) * Các phép ẩn dụ:
Gọi sự vật A = tên sự vật B (ngày ngày mặt trời). Gọi hiện tượng A = tên hiện tượng B (gần mực) -> Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh hàm xúc, gợi cảm, gợi tả 
b.So sánh: đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
“Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa” ( Nguyễn Du so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều réo rắc, lúc trầm- lúc bỗng)
 c.Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người
* Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc”
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi-> Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
d. Hoán dụ:Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay- Là một tay cờ bạc ”.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo xanh cùng với áo nâu .Nông thôn cùng với thành thị đứng lên -> Áo xanh nói đến lực lượng công nhân, áo nâu nói đến người nông dân )
e. Nói giảm, nói tránh:Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. VD: - “Bác Dương thôi đã thôi rồi. Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)-> Chỉ sự ra đi của Bác Dương
 g. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD:( Quả bí khổng lồ.; Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày) 
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nươc nghiêng thành..-> Săc đẹp của Kiêu khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, sắc đẹp có một không hai làm cho thiên nhiên phải đố kỵ, ghen tuông, dự báo cuộc đời đau khổ, sóng gió
h. Điệp ngữ:Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào đóVD: Anh đi tìm em rất lâu, rất lâuKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm”
- Cùng trông lại chẳng thấy,Thấy xanh. ngàn dâu Ngàn dâu.một màu
i. Chơi chữ:Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắ thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị. 
VD: Con cá đối nằm trong cối đá (cá đối= cối đá)
Câu 7: Có 2 cách trau dồi vốn từ? ( Xem Bài tập SGK/ 101)
 + Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
+ Rèn luyện để làm tăng vốn từ
*Sửa lỗi dùng từ:
Câu 8 : Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. Đặc điểm : Thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại . Thuật ngữ không có tính biểu cảm . VD: Muối là hợp chất có thể hòa tan trong nước ( Thuật ngữ ngành Hóa học..)
Câu 9: Khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. Thành ngữ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng
* - Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt
 - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại
 + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn
 + Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào
* Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng ->Làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương làm cho lời văn hàm súc,có tính hình tượng
VD: "Đánh trống bỏ dùi”, "Chó treo mèo đậy” "Được voi đòi tiên", "Nước mắt cá sấu - * Nghĩa của từ là Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
 * Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc
Bài tập Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? vì sao?
- "Đầu súng trăng treo" (1) ( Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc
- "Ngẩn đầu cầu nước trong như ngọc" (2) Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ
- "Trên đầu những rác cùng rơm" (3) Đầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựng
- "Đầu xanh có tội tình gì" (4) Đầu (1), (3), (4) -> chuyển nghĩa)
* Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Mùa thu - thu tiền, con sâu - Đào sâu
* Từ đồng nghĩa:Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: Ăn , xơi , chén; Chết , từ trần, qua đời
*Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: sống – chết, Chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình ; già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu 
* Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp ).
* Trường từ vựng:Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút
II. TẬP LÀM VĂN:
 Bảng thống kê các tác giả- tác phẩm văn học trung đại đã học:
STT
TÊN VB, ĐOẠN TRÍCH,T P
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHỦ YẾU
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
( Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến
- Viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp giữa y ...  báo số phận éo le, đau khổ.
è Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn (Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình)
KB: Khẳng định vẻ đẹp chung của hai chị em
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy “ Trăng cứ tròn vành vạnh. kể chi người vô tình. ánh trăng im phăng phắc. đủ cho ta giật mình”
Trăng tròn tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, đầy đặn
Trăng im phăng phắc: ( nhân hóa )-> nghiêm khắc nhắc nhở 
Trăng làm con người giật mình: tự vấn lương tâm , tự hoàn thiện mình
Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, giàu hình ảnh và giàu tính biểu cảm . Bài thơ nhắc nhở ta về thái độ sống , tình cảm với quá khứ, gian lao mà nghĩa tình với thiên nhiên, gắn bó với đất nước . Củng cố thái độ “ Uống nước nhớ nguồn” , ân tình, chung thủy với quá khứ, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Câu 6 Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua 3 câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? “ Đêm nay rừng hoang sương muối. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo”
- Thời gian: ban đêm; không gian: rừng hoang; thời tiết: sương muối-> Hoàn cảnh khắc nghiệt
- Đứng cạnh nhau chờ giặc: cùng làm nhiệm vụ
- Đầu súng trăng treo (hiện thực và lãng mạn) -> Đây là bức tranh đẹp. Trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng và vầng trăng. Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt lên
- Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
ð Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội .Hình ảnh cô đọng, gợi cảm, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. 
Câu 7: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ” Đồng chí”- Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật?
* Nét chung: Ca ngợi người lính trong chiến đấu, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. Họ đều mang lòng nhiệt huyết, tinh thần quả cảm. Vẻ đẹp của họ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
* Nét riêng:
- Đồng chí viết 1948 trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí cùng chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên , bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tình thần của người lính cách mạng 
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật viết năm 1969 trong kháng chiến chống Mỹ . Bài thơ nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo và hình ảnh người lính hiên ngang, tinh thần dũng cảm , bất chấp mọi khó khăn gian khổ vì miền Nam ở phía trước . Nghệ thuật giàu tính khẩu ngữ , lời thơ tự nhiên, khỏe khoắn
Câu 8:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Cảnh biển vào đêm trong cảm quan của Huy Cận thật độc đáo và thú vị:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
+ Hình ảnh so sánh “mặt trời .hòn lửa” thật độc đáo và gây ấn tượng mạnh
+ Hình ảnh nhân hoá “sóng cài then,đêm sập cửa”gợi ra trước mắt người đọc một khung cành rộng lớn vừa gần gũi với con người. -> phóng đại
Trong khung cảnh bí ẩn ,kì vĩ ấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi với không khí đầy hứng khởi
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi-> Công việc hàng ngày, diễn ra thường xuyên
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” -> phóng đại
=>Màn đêm buông xuống đoàn thuyền lại ra khơi với niềm say sưa ,hứng khởi.
Câu 9: Cảm nhận của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?
Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện sự kính yêu bà và lòng biết ơn đối với bà cũng là đối với quê hương - đất nước . Bài thơ là sự kết khợp giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả, thành công với sự sáng tạo hình ảnh “bếp lửa” gắn liền với người bà , làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm , cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu
Câu 10 :Cảm nhận của em về tình mẹ trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm 
Trong gian nan, vất vả của chiến khu, người mẹ càng dành cho con những tình cảm yêu thương nhất, càng mong ước cho con mau lớn khôn,khỏe mạnh trở thành một công dân của đất nước tự do. Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước, với tình thần chiến đấu của người mẹ miền Tây - Thừa Thiên qua những lời ru ngọt ngào mang âm hưởng của bài hát ru
Câu 11: Phân tích nhân vật bé Thu và tình cha con của cô và ông Sáu
MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”( Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ,viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản phim. “Chiếc lược ngà” được ông viết 1966 khi đang hoạt động ở chiến truờng Nam Bộ.. Đây là một truyện ngắn hay và tràn đầy xúc động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh và bé Thu và một nhân vật khá đặc biệt )
- Nhận định sơ lược về nhân vật bé Thu và tình cha con
TB: * Về nhân vật bé Thu cần nêu những ý sau:
- Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu tuy có phần bướng bỉnh, ương ngạnh
+ Sự ương nghạnh thể hiện ở việc dứt khoát không chịu nhận ông Sáu là “ba” (HS tìm dẫn chứng)
+ Sự ương ngạnh ấy không hề đáng trách mà có phần đáng yêu (HS trả lời được câu hỏi vì sao vậy?)
+ Phản ứng tâm lý của bé Thu hoàn toàn tự nhiên,chứng tỏ cá tính mạnh mẽ, một tình yêu sâu sắc, chân thật dành cho người cha
- Tình cảm bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường (HS tìm dẫn chứng)
- Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc,để lại những ấn tượng sâu sắc
* Về tình cha con trong chiến tranh: 
- Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc
- Người đọc thật sự xúc động về tình của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy nghĩ
KB: Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và tình cha con của họ 
Câu 12: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
MB: Giới thiệu tác giả , tác phẩm và nhân vật ông Hai ( Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, đề tài ông hướng đến là sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân. Nổi bật lên trong sáng tác của ông là truyện ngắn “ Làng”, viết đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 – đây là một tác phẩm đặc sắc, nhân vật chính là ông Hai đã thể hiện tình thần yêu nước và yêu làng tha thiết.)
TB: - Tình yêu làng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc 
* Trước khi nghe tin xấu:
- Thích khoe làng
- Nhớ làng da diết, muốn trở về làng
- Luôn dõi theo tin tức của làng
=> Niềm tự hào về làng
 * Khi nghe tin làng theo Việt gian:
+ Lúc đầu: Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc đi 
=> Sững sờ, ngạc nhiên, hốt hoảng 
+ Sau đó: Lảng chuyện, cười nhạt thếch, giọng nhạt hẳn đi.
=> Trốn tránh, xấu hổ, nhục nhã 
+ Về đến nhà nằm vật ra giừơng: nghĩ thương con, ông căm giận làng, tủi thân và khóc
+ Trò chuyện với vợ: bực bội, cố kìm nén, gắt bà vô cớ, trằn trọc, lo lắng
+ Không dám ra khỏi nhà
=> Miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật: Tình yêu làng và tình yêu nước tha thiết
*Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính
- Làng chợ Dầu theo Tây chỉ là tin đồn nhảm 
- Ông Hai vui mừng phấn chấn đi khoe khắp nơi.
- Ông Hai trở lại là người vui tính , yêu làng yêu nước.
- Vui mừng hớn hở
-> Yêu làng đến say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng; yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến
=> Đó là tình cảm thống nhất xuyên suốt trong toàn bộ văn bản .
- Cuộc sống vừa chiến đấu vừa sản xuất phục vụ kháng chiến ‘Đánh nhau.cày cấy”
-Những ngày đầu kháng chiến nhân dân ta đó chiến đấu anh dũng “Ông Hai đến phòng thông tin..”
- Nhân dân căm thù giặc và việt gian, một làng đi theo kháng chiến và Bác Hồ.
* Nghệ thuật 
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, thể hiện rõ cá tính của nhân vật.
- Cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt 
KB: Khẳng định vẻ đẹp trong nhân vật ôngHai – Liên hệ thực tế bản thân Học sinh làm gì để thể hiện tình yêu đất nước trong thời hòa bình: học giỏi, phấn đấu trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội)
Câu 13: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
MB: Giới thiệu tác giả , tác phẩm và nhân vật anh thanh niên (Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí . Lặng lẽ SaPa là chuyến đi công tác trong mùa hè 1970 , rút từ tập “Giữa trong xanh”- 1972 . Nổi bật lên trong truyện ngắn này là nhân vật anh thanh niên, một con người yêu lao động với những công việc bình dị và thầm lặng.)
TB: Truyện nhằm ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
*Nhân vật anh thanh niên. : 27 tuổi, làm công tác khí thượng thủy văn kiêm vậ lý địa cầu. Sống trong căn nhà 3 gian sạch sẽ .
- Ý thức công việc, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề (thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người)
- Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc (đối với cuộc sống con người “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.. cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”)
- Đọc sách -> luôn tìm tòi, học hỏi ,cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ.
- Tự tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách.
- Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực.
=> Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi với những công việc bình thường mà cần thiết .
*Nghệ thuật
- Câu chuyện đậm chất trữ tình .Tình huống hợp lý 
- Cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận .
*Nội dung 
- Hình ảnh những con người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng của họ. 
KB: Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên- Liên hệ bài học cho bản thân: học tập được tinh thần yêu lao động, say mê với công việc, vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, sống phải chân thành hòa hợp với mọi người , ta sẽ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống)

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap NV9 hoc ky 1 20092010.doc