Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Phần văn nghị luận xã hội

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Phần văn nghị luận xã hội

1.Giải thích :

- Kĩ năng sống: là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua học tập hoặc trải nghiệm thực tế cuộc sống để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

2. Đánh giá, bàn luận

* Khẳng định: Kĩ năng sống là rất cần thiết nhất là trong cuộc sống ngày nay

*Lí giải tại sao kĩ năng sống lại quan trọng

- Kĩ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.

- Kĩ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.

 

doc 115 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 480Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Phần văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT
Các chủ đề
STT
Các chủ đề
1
Tình mẫu tử
28
Cảm thông và chia sẻ
2
Tình phụ tử
29
Cho đi là còn mãi mãi
3
Tình cảm gia đình
30
Ý chí nghị lực
4
Tình yêu thương
31
Học đi đôi với hành
5
Tình anh em
32
Vai trò của ước mơ
6
Tình bạn
33
Vai trò của kĩ năng sống
7
Tình yêu quê hương
34
Người tử tế và lối sống tử tế
8
Lòng yêu nước
35
Ý nghĩa của lời cảm ơn
9
Lòng biết ơn thầy cô
36
Ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm
10
Lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
37
Tác hại của lối sống vô trách nhiệm
11
Lòng biết ơn
38
Vai trò của điểm số
12
Đức tính tiết kiệm
39
Lục Vân Tiên trong CS thường nhật
13
Đức tính giản dị
40
Thực trạng hát quốc ca ở HS
14
Tự tin
41
Hiện tượng sống ảo ở giới trẻ
15
Tự lập
42
Mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh trong xã hội ngày nay
16
Tự trọng
43
Tác hại của vô cảm
17
Đức hy sinh
44
Vấn nạn bạo lực học đường
18
Khoan dung tha thứ
45
Nghiện facebook ở giới trẻ
19
Lòng dũng cảm
46
Vấn nạn thực phẩm bẩn
20
Khiêm tốn
47
Văn hóá đọc ở giới trẻ
21
Trung thực
48
Bảo vệ mẹ thiên nhiên
22
Tinh thần lạc quan
49
Đam mê
23
Tinh thần đoàn kết
50
Tác hại của bệnh giấu dốt
24
Vai trò của sách
51
Một số đoạn nghị luận liên quan đến covid 19
25
Vai trò của việc học
52
Các dẫn chứng cho văn nghị luận XH
26
Thất bại và thành công
27
Niềm tin
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.TÌNH MẪU TỬ 
1.Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa mẹ và con xuất phát từ trái tim mỗi người, là tình cảm vô bờ bến của mẹ dành cho con, là tấm lòng yêu thương, kính trọng, suốt đời không quên mẹ của con. 
2. Đánh giá, bàn luận - Trong cuộc đời có nhiều tình cảm cao đẹp nhưng thiêng liêng và cao cả hơn cả chính là tình mẫu tử. 
- Tình mẹ là tình cảm đầu tiên của mỗi con người. Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nghe đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ. Đối với mỗi đứa con, khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên mà con bắt gặp chính là mẹ. Vì vậy tình mẹ là tình cảm gắn bó trong suốt cuộc đời con.
 - Hơn thế tình mẹ là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tinh thần cao cả. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ.
 - Mẹ là người đã sinh ra con, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để cho con có hình hài, dáng đứng. Quy luật của cuộc sống, không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có chúng ta. Công đức sinh thành của mẹ không gì sánh bằng. 
- Mẹ không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng con cả về vật chất và tinh thần. Lúc con ốm, con đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn, cha mẹ sung sướng, tự hào. Mỗi bước trưởng thành của con mẹ thêm vất vả, gian nan.
 - Mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời con, mẹ dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo con từng điều hay, lẽ phải.
 - Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác, mẹ chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con, che chở, bảo vệ con, tiếp thêm cho con sức mạnh. 
– Thử hình dung, nếu một ngày không còn mẹ trên đường đời, chắc chắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, chắc chắn đứa con sẽ là người bất hạnh nhất bởi sẽ không còn mẹ để được lo lắng, yêu thương, dạy bảo, chăm sóc. 
* D/C: Có biết bao câu chuyện cảm động về tình mẹ. Người mẹ trong câu chuyện “Người mẹ một mắt”, đã hi sinh chính con mắt của mình để “con được nhìn thế giới ”. thật cảm động biết bao. - Câu chuyện về người mẹ Nhật Bản đã dùng cả tấm thân mình che chở con trong trận động đất lịch sử khiến ai trong chúng ta cũng phải xúc động. Dòng chữ cuối cùng người mẹ để lại trên chiếc điện thoại“Nếu con có thể sống, con phải nhớ rằng mẹ luôn yêu con” mãi là bức thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
 3. Bàn luận MR: 
+ Trong thực tế, người mẹ nào cũng yêu thương con mình, tuy nhiên cũng có nhiều người mẹ nhẫn tâm bỏ rơi con mình từ khi mới lọt lòng, hoặc vì những mục đích tầm thường mà lợi dụng con cái. Nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt cần phê phán. Tình mẹ là thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu và cảm nhận được. Người con trong câu chuyện “Người mẹ một mắt” khi nhận ra sự hi sinh của mẹ cũng là lúc người mẹ đã ra đi mãi mãi chẳng bao giờ có thể đền đáp được công ơn đó nữa. Những kẻ làm con như thế đều đáng lên án, phê phán. 
- Bài học: Hiếu thảo với mẹ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong mọi tình cảm. Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ được điều đó đồng thời giữ gìn, nâng niu. Không có người mẹ nào có thể sống mãi cùng con cái. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, khi về già con cái chính là điểm tựa của mẹ. Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất còn phải dành thời gian chăm lo cả đời sống tinh thần cho mẹ. Đồng thời chia sẻ thiệt thòi với những em bé mất mẹ. 
–Liên hệ: Là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ, hãy chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô. Đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con. 
2.TÌNH PHỤ TỬ
1. Giải thích: Tình phụ tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa cha và con xuất phát từ trái tim mỗi người, là tình cảm vô bờ bến của cha dành cho con, là tấm lòng yêu thương, kính trọng, suốt đời không quên cha của con. Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, theo suốt cuộc đời của mỗi con người. 2. Đánh giá, bàn luận - Trong cuộc đời có nhiều tình cảm cao đẹp nhưng thiêng liêng và cao cả hơn cả chính là tình phụ tử
- cha cùng với mẹ là người đã sinh ra con, để cho con có hình hài, dáng đứng. Quy luật của cuộc sống, không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có chúng ta. Công đức sinh thành của cha không gì sánh bằng. 
- Cha không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Lúc con ốm, con đau, cha lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn, cha sung sướng, tự hào. Mỗi bước trưởng thành của con cha thêm vất vả, gian nan. 
- Cha chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời con, cha dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo con từng điều hay, lẽ phải. Cha dạy con phải đi trên chính đôi chân của mình, phải biết sống “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, phải dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách. 
- Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác cha chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con. Cha sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở, bảo vệ con, tiếp thêm cho con sức mạnh sau mỗi chông gai, thử thách. 
- Thử hình dung, nếu một ngày không còn cha trên đường đời, chắc chắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, chắc chắn đứa con sẽ là người bất hạnh nhất bởi sẽ không còn cha để được lo lắng, yêu thương, dạy bảo, chăm sóc.
 - Tình cha dành cho con là bao la, vô điều kiện nhưng cách thể hiện lại khác tình yêu của mẹ. Tình cảm ấy không được biểu hiện một cách trực tiếp mà ẩn sâu trong một ánh mắt, một nụ cười, một hành động không dễ nhận ra. Tình cha thật thiêng liêng nhưng cũng thật lặng lẽ. 
* D/C: Có biết bao câu chuyện cảm động về tình cha. Trong câu chuyện cổ tích “Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung”, nhà quá nghèo, hai cha con chỉ có một cái khố nên phải thay nhau mặc, thương con, trước khi chết, cha Chử Đồng Tử trăng trối nhường khố lại cho con. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là điển hình cho người cha hết mực yêu con. Vì yêu con nên lão đã chọn cái chết quằn quại, đau đớn là tự tử bằng bả chó để giữ lại mảnh vườn cho con. Đó là minh chứng cho câu nói “Bạn không cần đắn đo phân tích cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng vĩ đại”.
 3. Bàn luận MR: 
- Trong thực tế, người cha nào cũng yêu thương con mình, tuy nhiên cũng có nhiều ngườicha nhẫn tâm bỏ rơi con mình từ khi mới lọt lòng, hoặc vì những mục đích tầm thường mà lợi dụng con cái. Nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt cần phê phán. Tình cha là thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu và cảm nhận được. Vẫn có không ít người con không hiểu công lao của cha, hỗn láo, đối xử tệ bạc với cha. Những kẻ làm con như thế đều đáng lên án, phê phán. 
- Bài học: Hiếu thảo với cha là tình cảm đẹp đẽ nhất trong mọi tình cảm. Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ được điều đó đồng thời giữ gìn, nâng niu. Không có người cha nào có thể sống mãi cùng con cái. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, khi về già con cái chính là điểm tựa của cha. Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất còn phải dành thời gian chăm lo cả đời sống tinh thần cho mẹ. Đồng thời chia sẻ thiệt thòi với những em bé mất cha.
 -Liên hệ: Là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ bằng cách chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô, một cốc nước mát lành cho cha uống khi khát, một cử chỉ yêu thương, một lời nói động viên cha khi mệt. Đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con. 
4.NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH 
1: Giải thích khái niệm: “Gia đình” là nơi sinh thành và nuôi dưỡng của mỗi con người, nơi có những người thân yêu nhất như ông bà, bố mẹ, anh chị em. 
2. Đánh giá, bàn luận : Tình cảm gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người
- Tình cảm gia đình là tình cảm đầu tiên, tự nhiên và cũng là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
 - Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình. 
- Trong chiếc nôi gia đình, con người được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt, từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành con người nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình. 
– Trong chiếc nôi gia đình, con người được dạy dỗ, giáo dục nên người .
– Hơn nữa trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời.
- Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ rheo con người suốt hành trình dài và rộng để không bạc lòng, không vấp ngã.
 – Gia đình là tế bào của xã hôi, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp. 
 * Dẫn chứng: - Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu quá nửa đời người phiêu dạt, đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời. – Với bản thân, chúng ta được sống trong một mái ấm gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm từ bố mẹ, ông bà, anh chị em, đó là niềm hạnh phúc lớn lao không gì sánh bằng. 
3. Bàn luận mở rộng: 
- Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và đáng trân trọ ... Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Tình yêu thương của ta đưa người khác đến đỉnh cao của thành công và đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương vĩ đại. Khi bên trong bạn có tình yêu thương, bạn sẽ lan tỏa tình yêu thương ra cho mọi người xung quanh, vì “bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Ta cũng cần phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc. 
65. Viết đoạn văn (200 chữ) bàn về “Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ”.
Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. Thật vậy, tình cảm cao thượng là tấm lòng vị tha, bao dung. Tình cảm ấy luôn hướng đến những điều cao đẹp trong cuộc đời, tới những khát vọng và chân lý của sự toàn thiện. Trong thực tế nếu con người chỉ có lòng đố kỵ thì lúc nào bản thân cũng chỉ thấy mình đau khổ bởi thấy mình thua kém người khác. Vì thế kẻ đố kỵ không bao giờ được thanh thản trong tâm hồn. Ngược lại, người có tình cảm cao thượng thì luôn xem thành công của người khác là niềm vui cũng như hạnh phúc của mình. Luôn lấy sự thành công ấy làm mục tiêu để bản thân phấn đấu thì tâm lý lúc nào cũng nhẹ nhàng thanh thản. Người có tình cảm cao thượng bao giờ cũng mang tâm lý lạc quan, yêu đời. Họ luôn phấn đấu nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống. Nếu xã hội vắng bóng những kẻ đố kỵ mà chỉ toàn là những con người có lòng cao thượng thì xã hội ấy luôn có sự cạnh tranh lành mạnh, mọi người đều cố gắng nỗ lực không ngừng để vươn đến thành công. Điều này tạo nên động lực, tạo nên sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển. Nhận thức được tình cảm cao thượng là đức tính tốt đẹp, mỗi chúng ta cần đấu tranh lên án và loại bỏ những kẻ đố kỵ, ích kỷ làm xã hội chậm tiến bộ. Bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu rèn luyện nhân cách sống vị tha, bao dung và cao thượng.
66. Viết đoạn văn nghị luận (200 chữ) bàn về đức hi sinh, lòng dũng cảm của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma, ngày 14.3.1988. 
Lòng nhân ái, vị tha, đức hi sinh, lòng dũng cảm... vốn là những phẩm chất cao quý của con người. Trong đó, đức hi sinh và lòng dũng cảm còn là truyền thống quý báu của người Việt từ bao đời nay. Hình ảnh 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo là minh chứng hùng hồn cho phẩm chất cao quý ấy. Trong cuộc sống, đức hi sinh và lòng dũng cảm chính là sống dâng hiến, quên bản thân mình vì người khác. Sự kiện Gạc Ma 1988, các chiến sĩ hải quân đứng thành một vòng tròn bất tử chính là biểu tượng cao đẹp cho sự quên mình vì Tổ quốc. Họ chính là biểu tượng của lòng yêu nước, sự bất khuất, kiên gan, sự hy sinh vô bờ bến – “thà hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ biển đảo”. Thật xúc động biết bao khi những chàng trai - những người con ưu tú đã ngã xuống khi tuổi xuân còn nồng nàn. Họ đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình vì đất nước. Sự anh dũng hi sinh của những người lính hải quân năm nào đã nhắc nhở chúng ta phải biết sống tốt hơn giữa cuộc đời này. Biết ơn những liệt sĩ bao nhiêu ta lại càng căm phẫn bấy nhiêu trước hành động đê hèn của quân xâm lược Trung Quốc. Chúng ta cũng cần lên án những kẻ thiếu sự dũng cảm, trong chiến tranh thì phản bội đồng đội, khi hòa bình thì chỉ biết sống cho riêng mình. Được sống trong hòa bình, mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn trời biển của thế hệ cha ông. Phải tôn trọng sự thật lịch sử cũng như luôn nêu cao bài học cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. Tuổi trẻ ngày nay phải sống có mục đích, có lý tưởng - nhất là phải có lòng yêu nước. Phải học tập lòng dũng cảm, đức hi sinh, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ khi tổ quốc kêu gọi. Xin được mượn mấy lời ca trong bài hát Tự Nguyện thay cho lời kết: “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng - Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương- Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm - Nếu là người tôi xin chết cho quê hương”
67. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: Bàn về Tình Bạn
Tình bạn là mối quan hệ không thể thiếu trong đời sống của tất cả chúng ta. Vậy tình bạn là gì? Thiếu nó, cuộc sống của ta sẽ ra sao? Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những tình bạn, đó là sự gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tương đồng về sở thích, tính cách hay lí tưởng. Một tình bạn trở nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia; không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau. Giữa dòng đời với biết bao bon chen, xô đẩy, có được một tình bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cho riêng mình những người tri âm tri kỉ như Lưu Bình – Dương Lễ, Bá Nha – Tử Kì hay Nguyễn Khuyến – Dương Khuê Một chút tham lam ích kỉ hay ghen ghét đố kị cũng có thể khiến người gọi là “bạn” kia lợi dụng hay phản bội hòng trục lợi từ ta. Thêm nữa, là bạn tốt không đồng nghĩa với việc bao che, đồng tình với những hành động sai trái của đối phương mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm và quay lại với con đường đúng đắn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn.
68. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: Bàn về Tiết Kiệm
Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng... Bởi đúng như Benjamin Frankmin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ ròbé có thể làm đắm cả con tàu.”
69. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: Lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ
Hiện nay, lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, “sống ảo” là gì? Nó có tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Theo tôi, đó là lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu đi sự liên lệ cần có với cuộc sống thực tại. Lối sống này đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận thanh thiếu niên. Trước hết, dành quá nhiều thời gian lang thang trên mạng sẽ khiến ta thiếu đi cơ hội học tập, giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh cũng như gây ra các vấn đề về thể chất: cận thị, cong vẹo cột sống Đồng thời, đắm mình trong một thế giới mà mọi thứ đưa lên đều được chỉnh sửa kĩ lưỡng và đầy hào nhoáng, ta sẽ dễ cảm thấy ghen tị và rơi vào trạng thái tự ti, bất hạnh. Đó là chưa kể đến một số bị ám ảnh bởi những nút “like”, những lời khen sáo rỗng trên mạng xã hội để rồi dùng đủ mọi chiêu trò để thu hút sự chú ý. Chẳng hạn, cách đây không lâu, dư luận từng xôn xao trước sự việc một nam thanh niên nhảy cầu Tân Hóa sau khi nhận được 40 nghìn lượt thích hay một người khác tự thiêu khi có được điều tương tự. Đây đều là những hành động mù quáng, gây tổn hại cho bản thân cũng như tác động tiêu cực tới xã hội. Bởi vậy, tất cả chúng ta cần nghiêm túc lên án những hiện tượng này, cẩn trọng khi ấn từng nút “like”, từng lời bình luận và trân trọng hơn những giá trị đích thực của cuộc sống. Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Hãy sử dụng một cách thông minh và chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích.
70. Viết nghị luận xã hội ngắn 200 chữ: Cách mạng công nghiệp 4.0
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi thế hệ trẻ phải có những thay đổi phù hợp để có thể thích ứng và thành công. Như chúng ta đã biết, trong lịch sử, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, đem tới sự thay đổi toàn diện cho cuộc sống của con người. Không phải ngoại lệ, cuộc cách mạng 4.0 với nền tảng là công nghệ vạn vật kết nối, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, được dự đoán sẽ tạo ra một bộ mặt hoàn toàn mới cho thế giới. Những công việc năng nhọc và không đòi hỏi tính sáng tạo sẽ được thay thế bằng rô bốt, Internet với tốc độ siêu nhanh và phủ sóng khắp mọi nơi cũng thay đổi cách ta làm việc và giao tiếp. Đồng thời, những cỗ máy với khả năng tính toán, xử lí siêu việt sẽ xuất hiện nhiều hơn tại các cơ quan, viện nghiên cứu, đe dọa trực tiếp tới việc làm của hàng triệu lao động. Viễn cảnh ấy không hề xa vời bởi mới đây, Google đã tạo ra một phần mềm có thể giành chiến thắng tuyệt đối trước nhà vô địch cờ vây thế giới, một công ti tại Nhật Bản đang bắt đầu thử nghiệm rô bốt thay cho nhân viên văn phòng và ô tô tự hành cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố... Đối mặt với thực tế này, ta – những chủ nhân tương lai của đất nước – cần phải làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: tất cả chúng ta cần nghiêm túc học tập, trau dồi tri thức, phát triển khả năng sáng tạo, tư duy khoa học của bản thân. Bởi giờ đây, cơ hội được chia đều cho tất cả. Tiến bước thật mạnh mẽ và tiếp nhận thành quả văn minh nhân loại hay mãi mãi tụt lại phía sau, câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào sự nỗ lực của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_9_phan_van_nghi_luan_xa_hoi.doc