Đề cương ôn tập Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT

Đề cương ôn tập Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT

Phần I:Tiếng Việt

I.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1:

Thế nào là phương châm về lượng?Cho ví dụ?

Trả lời:

Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói cần phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa.

Ví dụ:

Trên đường đi học,gặp Nam,Tuấn hỏi:

-Bạn học bơi ở đâu mà giỏi thế?

-Tớ học bơi ở hồ bơi”Tuổi trẻ”.

Câu 2:

Thế nào là phương châm về chất?Cho ví dụ?

Trả lời:

Khi giao tiếp,ta đừng nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng cớ xác thực.

Ví dụ:

Nam hỏi Tuấn:

-Bạn có biết nhà thầy chủ nhiệm ở đâu không?

Tuấn đáp:

-Hình như,ở hướng Vĩnh Long.

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NHỊ LONG B ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN
 THI VÀO LỚP 10 THPT
Phần I:Tiếng Việt
I.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1:
Thế nào là phương châm về lượng?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói cần phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa.
Ví dụ:
Trên đường đi học,gặp Nam,Tuấn hỏi:
-Bạn học bơi ở đâu mà giỏi thế?
-Tớ học bơi ở hồ bơi”Tuổi trẻ”.
Câu 2:
Thế nào là phương châm về chất?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,ta đừng nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng cớ xác thực.
Ví dụ:
Nam hỏi Tuấn:
-Bạn có biết nhà thầy chủ nhiệm ở đâu không?
Tuấn đáp:
-Hình như,ở hướng Vĩnh Long.
Câu 3:
Thế nào là phương châm quan hệ?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề.
Ví dụ:
-Ông nói gà,bà nói vịt.
Nam hỏi Hải:
-Bạn thấy đội bong Bình Dương đá thế nào?
-Tớ thấy họ mặc đồng phục rất đẹp.
Câu 4:
Thế nào là phương châm cách thức?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch,tránh nói mơ hồ.
Ví dụ:
Gặp Lan trên đường,tôi hỏi:
-Lớp bạn hôm nay có mấy tiết học?
Lan đáp:
-Lớp tớ hôm nay học 5 tiết.
Câu 5:
Thế nào là phương châm lịch sự?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ví dụ:
Sáng thứ bảy,ông tôi hỏi tôi:
-Hôm nay,con có phải đi học không?
Tôi đáp:
-Dạ,có ạ!
II.KHỞI NGỮ
Câu hỏi:
Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?Cho ví dụ?
Trả lời:
-Đặc điểm của khởi ngữ:khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ thường có thêm các từ:còn,về,đối với
-Công dụng của khởi ngữ:nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ:
-Đối với tôi,việc học là quan trọng nhất.
	III.CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu 1:
Thành phần biệt lập là gì?
Trả lời:
Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 2:
Thành phần tình thái là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ:-Chắc là,hôm nay,trời sẽ mưa to.
Câu 3:
Thành phần cảm thán là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói:vui,buồn,có sử dụng những từ như:chao ôi,a,ơi,trời ơi,
Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu theo kiểu câu đặc biệt.
Ví dụ: -Chao ôi,cô ấy đẹp quá!
Câu 4:
Thành phần gọi-đáp là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần gọi-đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp;có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi-đáp.
Ví dụ:
-Nam ơi,hôm nay,cháu có đến trường không?
-Dạ thưa không.Hôm nay,cháu được nghỉ.
Câu 5:
Thế nào là thành phần phụ chú?Vị trí?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang,hai dấu phẩy,hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy,có khi nó còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ:Hồ Chí Minh(Bác Hồ)	là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
IV.XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
NNội dung:
-Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình,một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
-Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú,tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
-Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
-“Xưng khiêm hô tôn” có nghĩa là:xưng khiêm tốn và gọi một cách tôn kính,tôn trọng.
V.CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người,một nhân vật:
-Dẫn trực tiếp:là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người,nhân vật.Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
-Dẫn gián tiếp:là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người,nhân vật,có điều chỉnh cho phù hợp.Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
-Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp,ta cần:bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép,thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp,lược bỏ các từ chỉ tình thái,thêm từ rằng hoặc từ là vào trước lời dẫn,không nhất thiết phải đúng từng từ nhưng phải đúng về ý.
-Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp,ta cần:khôi phục lại nguyên văn lời dẫn(thay đổi các từ ngữ cần thiết,đại từ nhân xưng,sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
VI.THUẬT NGỮ
Câu hỏi:
Thế nào là thuật ngữ?Đặc điểm của thuật ngữ?
Trả lời:
-Thuật ngữ là:những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học,công nghệ,thường được dùng trong các văn bản khoa học,công nghệ.
-Đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là tính chính xác với các biểu hiện dễ nhận thấy:
+Về nguyên tắc:trong một lĩnh vực khoa học,công nghệ nhất định,mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.
+Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
VII.LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Câu 1:Về nội dung thì như thế nào?
Trả lời:Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản,các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn(liên kết chủ đề).
Các câu và các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí(liên kết lô-gíc).
Câu 2:Về hình thức thì như thế nào?
Trả lời:Các câu và các đoạn văn có thể lien kết với nhau bằng một số biện pháp như sau:
-Phép lặp từ ngữ.
-Phép đồng nghĩa,trái nghĩa,liên tưởng.
-Phép thế.
-Phép nối.
VIII.NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
Câu 1:Nghĩa tường minh là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngưc trong câu.
Ví dụ:Nam nói với Tuấn:
-Ngày mai,cậu đi đá bong với tớ nhé!
Tuấn đáp:
-Ngày mai,mình bận giúp bố sửa lại mái nhà nên không đi được.
Câu 2:Nghĩa hàm ý là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:Nghĩa hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Ví dụ:Nam gọi Tuấn:
-Tuấn ơi,đi đá bóng!
Tuấn đáp:
-Mình bận giúp bố sửa lại cái bếp.
Câu 3:Muốn sử dụng tốt hàm ý,ta cần lưu ý điều gì?
Trả lời:Để sử dụng tốt hàm ý,ta cần có hai điều kiện sau:
-Người nói(viết)có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
-Người nghe(đọc)có năng lực giải đoán hàm ý.
Phần II.Văn bản
Bài 1.BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.
Chu Quang Tiềm
I.Tác giả,tác phẩm.
-Chu Quang Tiềm(1897-1986)là nhà mí học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
-“Bàn về đọc sách” trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”
-Phương thức biểu đạt chính:nghị luận.
II.Nội dung.
-Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi chính nó là kho tang kiến thức quý báu,là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
-Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
-Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp.
-Phương pháp đọc sách đúng:đọc kĩ,vừa đọc vừa suy ngẫm:đọc sách cũng cần phải có kế hoạch và có hệ thống.
III.Nghệ thuật.
-Bố cục chặt chẽ,hợp lí.
-Dẫn dắt tự nhiên,xác đáng bằng giọng chuyện trò,tâm tình của một học giả có uy tín
tăng tính thuyết phục của văn bản.
-Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị,
IV.Ý nghĩa của văn bản:
Tầm quan trọng,ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách,cách đọc sách sao cho hiệu quả.
Bài 2.PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I.Tác giả,tác phẩm.
-Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc.Trong thời kì hội nhập hiện nay,vấn đề giữ gìn,bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
-Văn bản được trích trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của tác giả Lê Anh Trà.
II.Nội dung.
-Sự hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
-Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống,sinh hoạt hằng ngày,là cách di dưỡng tinh thần,thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
III.Nghệ thuật.
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
-Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự,biểu cảm,lập luận.
-Vận dụng các hình thức so sánh,các biện pháp nghệ thuật đối lập.
IV.Ý nghĩa văn bản.
Bằng lập luận chặt chẽ,chứng cớ xác thực,tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động.Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập:tiếp thu văn hóa nhân loại đồng thời phải giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bài 3.TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ 
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
I.Tác giả,tác phẩm.
-Quyền sống,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia,các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ hơn và sâu sắc hơn.
-Văn bản được trích trong “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em” họp ngày 30/9/1990 tại trụ sở liên hợp quốc ở Niu-Oóc.
-Văn bản được trình bày theo các mục,các phần.
II.Nội dung.
-Quyền sống,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là một vấn đề mang tính chất nhân loại.
-Những thảm họa,bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức lớn đối với các chính phủ,các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
-Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình,bảo đảm quyền của trẻ em.
-Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc,được bảo vệ và phát triển.
III.Hình thức.
-Gồm có 17 mục,được chia thành 4 phần,cách trình bày rõ rang,hợp lý.Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
-Sử dụng phương pháp nêu số liệu,phân tích khoa học.
IV. Ý nghĩa của văn bản.
Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Bài 4.CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích “Truyền kì mạn lục”)
Nguyễn Dữ
I.Tác giả,tác phẩm.
-Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI,người huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện,tỉnh Hải Dương.Tuy học rộng,tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi,chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà.Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian.
-Về tác phẩm:
+Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:Những truyền thuyết kì lạ,tản mạn được sao chép lại.
+Nguồn gốc của các câu chuyện trong tác phẩm.
+Nhân vật mà Nguyễn Dữ chọn để kể:những người phụ nữ,trí thức.
+Hình thức nghệ thuật: viết bằng chữ Hán,sáng tạo lại câu chuyện dân gian,
II.Nội dung.
-Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
+Hết lòng vì gia đình,hiếu thảo với mẹ chồng,thủy chung với chồng,chu đáo,tận tình và rất mực yêu thương con.
+Bao dung,vị tha,nặng lòng với gia đình.
-Thái độ của tác giả:phê phán sự ghen tuông mù quáng,ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.
III.Nghệ thuật.
-Khai thác vốn văn học dân gian.
-Sáng tạo về nhân vật,sáng tạo trong cách kể chuyện,sử dụng yếu tố truyền kì,
-Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo(kết thúc có hậu).
IV.Ý nghĩa văn bản.
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được,truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đep truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Bài 5.TRUY ... V.Ý nghĩa của văn bản.
Ca ngợi sức mạnh,tinh thần lạc quan,ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Bài 19.BỐ CỦA XI-MÔNG (trích)
G.đơ Mô-pa-xăng
I.Tác giả,tác phẩm.
-Guy-đơ Mô-pa-xăng(1850-1893)là nhà văn hiện thực nổi tuêngs nước Pháp.Những truyện ngắn có nội dung cô đọng,sâu sắc,giản dị,trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này.
-Văn bản được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên của Guy-đơ Mô-pa-xăng.
-Phần trước kể lại nỗi đau của Xi-mông và chị Blăng-sốt cùng với việc làm,hành động nhân hậu của anh thợ rèn Phi-líp.
II.Nội dung.
1)Nhân vật Xi-mông:
-Xi-mông luôn đau khổ vì không có bố và em thường bị bạn bè trêu chọccó ý định nhảy xuống sông cho chết đuối.
-Nhờ vào cảnh thiên nhiênXi-mông nhớ nhà,nhớ mẹchỉ khóc.
-Xi-mông gặp Phi-líp, Phi-líp hứa sẽ tìm cho Xi-mông một ông bốXi-mông vui vẻ trở về nhà.
Những khao khát thật đáng thương,đáng trân trọng.
2)Nhân vật Blăng-sốt:
-Là một phụ nữ đẹp,đức hạnh,bị lừa dối khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bốcần được cảm thông.
-Chị rất đau đớn khi chứng kiến nỗi đau của conrất thương yêu con.
3)Nhân vật Phi-líp:
-Là thợ rèn,cao lớn,nhân hậu.
-Phi-líp nghĩ bụng là có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt.Khi gặp chị thì ý nghĩ kia không còn nữa và anh nhận ra chị là người tốt.
-Cuối cùng thì anh nhận làm bố Xi-mông.
Anh đã vượt lên chính mình để đem lại hạnh phúc cho Xi-mông.
III.Nghệ thuật.
-Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật thông qua ngôn ngữ,hành động,
-Tình tiết truyện bất ngờ,hợp lý.
IV.Ý nghĩa của văn bản.
Truyện ca ngợi tình yêu thương,lòng nhân hậu của con người.
Bài 20.CON CHÓ BẤC
(Trích :Tiếng gọi nơi hoang dã)
G.Lân-đơn
I.Tác giả,tác phẩm.
-Giắc-lân-đơn (1876-1916)là nhà văn Mĩ.
+Ông đã trải qua một thời kỳ thơ ấu vất vả.
+Sớm tiếp cận tư tưởng CNXH.
-Văn bản được trích trong “Tiếng gọi nơi hoang dã”(1903) sau khi Lân-đơn theo những người đi tìm vàng đến vùng Clân-đai-cơn ở Canada trở về.
II.Nội dung.
1)Thoóc-tơn.
Thoóc-tơn đối xử với con chó Bấc bằng 1 tình cảm rất đặc biệt(cử chỉ,lời nói,hành động)
Thoóc-tơn là người tốt,có tình thương yêu loài vật sâu sắc.
2)Con chó Bấc.
-Nằm phục dưới chân chủ hàng giờ,ngước mắt nhìn chủ.
-Nằm ra xa,theo dõi,quan sát từng động tác của chủ.
-Bám gót chủ không dám rời xa một bước.
-Ban đêm nó không ngủ,đến mép lều,lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
III.Nghệ thuật.
-Trí tưởng tượng tuyệt vời.
-Tài quan sát.
-Nghệ thuật nhân hóa.
IV.Ý nghĩa của văn bản.
Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động của con người với loài vật.
PHẦN III:TẬP LÀM VĂN
Bài 1.VĂN TỰ SỰ
Cần chú ý:
-Cốt truyện.
-Nhân vật:
+Nhân vật chính.
+Nhân vật phụ.
-Ngôi kể:
+Ngôi thứ nhất.
Bài 2.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
1.Khái niệm.
Nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc,hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội : đáng khen,đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2)Yêu cầu.
Nội dung.
Phải nêu được sự việc,hiện tượng có vấn đề: phân tích mặt đúng,sai,lợi hại của nó;chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,ý kiến nhận định của người viết.Hình thức bài viết phải có bố cục mạch lạc;luận điểm rõ ràng ;luận cứ xác thực,phép lập luận phù hợp;lời văn chính xác,sống động.
3.Cách làm bài.
Muốn làm tốt bài nghị luận này,ta cần phải tìm hiểu kỹ đề bài,phân tích sự việc,hiện tượng để tìm ý lập dàn bài ,viết bài và sữa chữa sau khi viết.
4.Dàn bài chung.
a.Mở bài.
Giới thiệu sự việc,hiện tượng có vấn đề.
b.Thân bài.
Liên hệ thực tế,phân tích các mặt,đánh giá,nhận định.
c.Kết bài.
Kết luận,khẳng định,phủ định,lời khuyên(bài học nếu có).
NLưu ý.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích,nhận định,đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Bài 3.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG,ĐẠO LÝ.
1.Khái niệm.
Nghị luận vê một vấn đề tư tưởng,đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý,lối sống của con người.
2.Yêu cầu.
a.Nội dung
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý bằng cách giải thích,chứng minh,so sánh,đối chiếu,phân tích,để chỉ ra chỗ đúng,sai của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
b.Về hình thức.
Bài viết phải có bố cục ba phần:mở bài,thân bài và kết bài.
Có luận điểm đúng,sáng tỏ.
Lời văn chính xác,sinh động.
3.Cách làm bài.
a.Muốn làm bài nghị luận này,ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn,cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích,chứng minh,phân tích,tổng hợp.
b.Dàn bài chung.
-Mở bài.
Giới thiệu vấn đề tư tưởng,đạo lý cần bàn luận.
-Thân bài.
Giải thích,chứng minh các vấn đề tư tưởng,đạo lý cần bàn luận.
Nhận định,đánh giá các vấn đề tư tưởng,đạo lý đó trong bối cảnh cuộc sống riêng,chung.
-Kết bài.
Kết luận tổng kết,nêu nhận thức mới,tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
NLưu ý:
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích,đánh giá và đưa ra ý kiến của người viết.
Bài 4.NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH
1.Khái niệm.
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét,đánh giá của mình về nhân vật,sự kiện,chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
2.Những nhận xét,đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện,tính cách,số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét đó phải rõ ràng,đúng đắn,có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Bố cục của bài nghị luận này phải mạch lạc,lời văn chuẩn xác,gợi cảm.
3.Cách làm bài.
Bài nghị luận này có thể bàn về chủ đề,nhân vật,cốt truyện,nghệ thuật của truyện.
Dàn bài chung.
-Mở bài.
Giới thiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến đánh giá của mình.
-Thân bài.
Nêu các luận điểm chính về nội dung và các nghệ thuật của tác phẩm.
Phân tích,chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
-Kết bài.
Nêu nhận định,đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (đoạn trích).
4.Trong quá trình triển khai các luận điểm,luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ,ý kiến riêng của người viết về tác phẩm(đoạn trích).
Giữa các phần,các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lý,tự nhiên.
Bài 5.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ,BÀI THƠ
1.Khái niệm.
Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ là trình bày nhận xét,đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ,bài thơ ấy.
2.Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ,bài thơ được thể hiện qua ngôn từ,hình ảnh,giọng điệu,bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét,đánh giá cụ thể,xác đáng.
3.Bố cục của bài nghị luận này:cần có bố cục mạch lạc,rõ ràng,có lời văn gợi cảm,thể hiện rung động chân thành của người viết.
4.Cách làm bài.
a.Dàn bài chung.
-Mở bài.
Giới thiệu đoạn thơ,bài thơ và bước đầu nêu nhận xét,đánh giá của mình.
-Thân bài.
Lần lượt trình bày những suy nghĩ,đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ,đoạn thơ.
-Kết bài.
Khái quát ý nghĩa,giá trị của đoạn thơ,bài thơ.
b.Bài nghị luận về đoạn thơ,bài thơ cần nêu lên các nhận xét,đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết về tác phẩm.
Giữa các phần,các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lý,tự nhiên.
PHẦN IV.MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1:
Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau:
1/Vâng,ông giáo dạy phải!Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao_Lão Hạc)
2/Đối với cháu,thật là đột ngột.
(Nguyễn Thành Long_Lặng Lẽ SaPa)
3/Còn anh,anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng_Chiếc Lược Ngà)
4/Chuyện dưới xuôi,mươi ngày nữa quay lại đây,tôi sẽ kể cho anh nghe.
(Nguyễn Thành Long_Lặng Lẽ SaPa)
Bài 2:
Đặt hai câu có thành phần tình thái và hai câu có thành phần cảm thán.Gạch chân hai thành phần đó.
1/Có lẽ,hôm nay,trời sẽ mưa to.
2/Chắc hẳn,anh cũng nghĩ thế.
3/Chao ôi!Cô ấy thật đẹp.
4/Trời ơi,gió lạnh quá!
Bài 3:
Xác định thành phần gọi đáp,phụ chú trong các câu sau:
1/Sáng sớm,gặp tôi,ông đã hỏi:
-Này Nam,cháu có đi học không?
Tôi đáp:
-Thưa ông,hôm nay cháu được nghỉ ạ!
2/Tôi cứ mãi suy nghĩ chuyện vừa xảy ra.Anh ấy đã không hiểu tôi,tôi nghĩ vậy,và tôi càng buồn lắm.
Bài 4:
Đặt hai câu có nghĩa tường minh,hai câu có nghĩa hàm ý.
1/Nam ơi,bạn có đi tập thể dục chiều nay không?
-Không,lớp tớ ngày mai mới tập.
2/Tiếp chuyện với cô ấy một giờ,tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:
-Trời ơi,đến giờ tôi phải đi rồi,tiếc thật!
3/Trên đường đi câu cá,chúng tôi thường thấy những tấm bảng nho nhỏ ghi dòng chữ:Ao nuôi cá,chúng tôi đành quay về.
4/Đi ngang nhà tôi,Nam bảo:
-Tuấn ơi,đi đá bóng!
Tôi đáp:
-Ngày mai,lớp tớ có kiểm tra.
Bài 5:
Trong lời hội thoại sau,lời nào có chứa hàm ý?Nêu hàm ý của lời nói đó?
Nam gọi Tuấn:
-Tuấn ơi,mình đi đá bóng đi!
Tuấn đáp:
-Mình bận giúp bố sửa lại cái bếp.
Trong lời đối đáp trên,hàm ý được thể hiện ở câu thứ 2.
Nội dung hàm ý là:Nên không thể đi đá bóng với bạn được.
Bài 6:
Tóm tắt văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng?
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc con gái của anh còn rất nhỏ,đến khi con gái lên 8 tuổi,ông mới có dịp về thăm nhà,thăm con,Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt ông,không giống như người trong ảnh mà má Thu cho Thu xem,Thu đối xử với cha như người xa lạ.
Đến lúc Thu nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi,ở khu căn cứ,người cha dồn hết tình yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà voi để tặng con gái.
Trong một trận càn,ông đã hy sinh.Trước lúc nhắm mắt,ông còn kịp trao chiếc lược chi một người bạn và người bạn hứa sẽ trao tận tay chiếc lược cho con gái ông.
Bài 7:
Phân tích những điều nguyện ước chân thành,tha thiết của tác giả trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
Bài làm
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên,đất nước,mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ.Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước,cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung,cho đất nước.
Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên,giản dị mà đẹp:làm con chim,cành hoa,nốt trầm,cây tre.Một ước nguyện thật khiêm nhường,đáng trân trọng.
Bài 8:
Phân tích hai câu thơ sau:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Thanh Hải-Mùa xuân nho nhỏ)
Bài làm
Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác:Tiếng chim từ chỗ là âm thanh chuyển thành từng giọt âm thanh long lanh ánh sáng và sắc màu,có thể cảm nhận được bằng xúc giác.Đó là niềm say sưa ngây ngất của tác giả lúc thiên nhiên,trời đất vào xuân.
Bài 9:
Hai câu thơ cuối trong bài “Sang thu-Hữu Thỉnh”
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Hai câu thơ trên có ý nghĩa là : Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh,của cuộc đời.
Nó còn có ý nhắc nhở chúng ta là : đường đời có rất nhiều chông gai,cạm bẫy,chúng ta phải kiên trì vượt qua khó khăn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_thi_vao_lop_10_thpt.doc