Câu 1: Nêu giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi ?
Đáp án:
- Cung cấp dinh dưỡng: đường, axit hữu cơ, vitamin, chất khoáng.
- Lấy tinh dầu: vỏ cam, quýt,.
- Làm thuốc: vỏ, hạt,.
- Làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến: nước quả,.
N/T: 15 – 12 PHẦN ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC : 2014 - 2015 TỰ LUẬN Câu 1: Nêu giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi ? Đáp án: - Cung cấp dinh dưỡng: đường, axit hữu cơ, vitamin, chất khoáng. - Lấy tinh dầu: vỏ cam, quýt,... - Làm thuốc: vỏ, hạt,... - Làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến: nước quả,... Câu 2: Nêu nội dung các bước ghép mắt nhỏ có gỗ ? Đáp án: Quy trình gồm 4 bước: Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép - Thân gốc ghép cách mặt đất 15 – 20 cm. - Cắt một lát hình lưỡi gà từ trên xuống dài 1,5 – 2 cm có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép. Sau đó, cắt một lát ngang bên dưới để tạo miệng ghép. Bước 2: Cắt mắt ghép Cắt một miếng vỏ cùng một lớp gỗ mỏng trên cành ghép có mầm ngủ tương đương với miệng mở ở gốc ghép. Bước 3: Ghép mắt - Đặt mắt ghép vào miệng mở ở gốc ghép. - Quấn dây ni lông cố định mắt ghép ( không đè lên mầm ngủ ). Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép - Sau 10 – 15 ngày, kiểm tra mắt ghép còn xanh là được. - Sau 18 – 30 ngày, tháo bỏ dây buộc, cắt ngọn gốc ghép (phía trên mắt ghép) khoảng 1,5 – 2 cm. Câu 3: Em hãy liệt kê các công việc chăm sóc cây ăn quả có múi? Kể tên các loại sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi và nêu các biện pháp phòng trừ? Vì sao phải chú trọng phòng trừ bằng biện pháp canh tác? Đáp án: * Các công việc chăm sóc cây ăn quả có múi: Làm cỏ, vun xới; Bón phân thúc; Tưới nước; Tạo hình, sửa cành; Phòng trừ sâu, bệnh. * Các loại sâu: sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục cành. * Các loại bệnh: bệnh loét, bệnh vàng lá. * Biện pháp phòng trừ: Tiến hành phun thuốc, làm vệ sinh gốc cây, dùng giống sạch bệnh, bón phân hợp lí giúp cây tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Câu 4: Nêu quy trình trồng cây ăn quả? Tưới nước Lấp đất Đặt cây vào hố Bóc vỏ bầu (trồng cây có bầu) Đào hố trồng Đáp án: Quy trình gồm 5 bước: Câu 5: Nêu ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống: gieo hạt, chiết cành, giâm cành, ghép. Đáp án: Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm Gieo hạt - Đơn giản, dễ làm. - Hệ số cây giống cao. - Cây sống lâu. - Lâu ra quả - Khó giữ được đặc tính của cây mẹ Chiết cành - Giữ được đặc tính của cây mẹ - Ra hoa, quả sớm - Mau cho cây giống - Hệ số nhân giống thấp - Cây mau cỗi - Tốn công Giâm cành - Giữ được đặc tính của cây mẹ - Ra hoa, quả sớm - Hệ số nhân giống cao Đòi hỏi kĩ thuật và thiết bị cần thiết (nhà giâm) Ghép - Giữ được đặc tính của cây mẹ - Ra hoa quả sớm - Hệ số nhân giống cao - Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh - Duy trì nòi giống Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp trong việc chọn cành ghép, gốc ghép và thao tác ghép GOOD LUCK!!!
Tài liệu đính kèm: