1)- Ngành kỹ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen của cơ thể gốc được gọi là công nghệ tế bào.
- Người ta phải tách tế bào hoặc mô từ cơ thể mẹ, rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo (để tạo thành mô non). Sau đó, kích thích mô non bằng hoocmôn sinh trưởng để nó phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
ĐỀ CƯƠNG ƠN TH HKII SINH HỌC(2010-2011)- XUÂN TÂN 910 I-Chương IV: ứng dụng di truyền học: 1)- Ngành kỹ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen của cơ thể gốc được gọi là công nghệ tế bào. - Người ta phải tách tế bào hoặc mô từ cơ thể mẹ, rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo (để tạo thành mô non). Sau đó, kích thích mô non bằng hoocmôn sinh trưởng để nó phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 2) Những ứng dụng của cơng nghệ tế bào : -Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng. -. Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật. - Phương pháp nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. a. Lai tế bào. b.Chọn dòng, tế bào * KẾT LUẬN : Phương pháp vi nhân giống cho ra giống nhanh, năng suất cao và chi phí thấp. Có triển vọng mở ra khả năng cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân hoặc nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm (có nguy cơ tuyệt chủng) 3) Người ta dùng kĩ thuật gen để tạo ra các chế phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen. * Kĩ thuật gen gồm 3 khâu ứng với 3 phương pháp chủ yếu: Khâu 1: phương pháp tách ADN của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút. Khâu 2: phương pháp tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai). ADN của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định, ngay lập tức ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền. - Khâu 3: Chuyển đoạn ADN tái tổ hợp vào TB nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép thể hiện. * ỨNG DỤNG KĨ THUẬT GEN. 1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. 2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen 3 Tạo động vật biến đổi gen. * KẾT LUẬN : E.coli dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh ( sau 30 phút lại phân đôi), tăng sinh khối nhanh. Do vậy E.coli được dùng để cấy gen mã hoá hoocmôn insulin của người trong sản xuất, thì giá thành insulin để chữa bệnh đái tháo đường rẻ đi rất nhiều. E.coli còn được chuyển từ xạ khuẩn để nâng cao hiệu quả sản xuất chất kháng sinh. 4)- Công nghệ sinh học là 1 ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. -Công nghệ sinh học gồm: công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ enzym, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen. - Công nghệ sinh học được coi là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển. Vì giá trị sản lượng của 1 số chế phẩm công nghệ sinh học trên thế giới năm 1998 đạt 40-65 tỉ đô la Mĩ, năm 1999 đạt 65 tỉ đô la và dự kiến năm 2010 sẽ đạt 1000 tỉ đôla Mĩ. 5) Người ta sử dụng các thể đột biến trong chon giống vi sinh vật và cây trồng theo các hướng: - Đối với vi sinh vật:Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối, giảm sức sống (có vai trò như 1 kháng nguyên). - Đối với cây trồng: Người ta sử dụng được tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc chọn lọc trong các tổ hợp lai để tạo giống mới. * Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi vì: Cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi sử lí bằng tác nhân lí hoá. 6) Thoái hoá là hiện tượng con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm. - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1, có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển nhanh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. -Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng, còn trong chăn nuôi thường dùng lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai. 7)Nguyên nhân thối hĩa giống và ưu thế lai: - Thoái hoá là hiện tượng con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm. -Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. KL: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại được biểu hiện. 8) – Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1, có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển nhanh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. -Khắc phục thối hĩa giống được ứng dụng trong sản xuất : Trong chọn giống người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. 9) Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là để phục hồi các giống đã thoái hoá, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra, nhằm tạo ra giống mới hay cải thiện giống cũ. Cách tiến hành: Chọn lọc hàng loạt +Giống nhau: chọn cây ưu tú:trộn lẫn hạt cây ưu tú làm giống cho vụ sau, đơn giản dễ làm, ít tốn kém, dễ áp dụng rộng rãi, tuy nhiên chỉ dựa vào kiểu hình (dễ nhầm với thường biến) +Khác nhau: Ở chọn lọc 1 lần thì so sánh giống “chọn lọc hàng loạt”với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu hơn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng thì không cần chọn lọc 2 lần. Còn chọn lọc hàng loạt 2 lần cũng thực hiện như chon lọc hàng loạt 1 lần, nhưng trên ruộng giống năm thứ 2, gieo trồng giống chọn “chọn lọc hàng loạt” để chọn cây ưu tú. Chọn lọc cá thể Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. Nhờ đó kết hợp đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen. Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi. 10) Các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuơi *Đối cây trồng - Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng là: Gây đột biến nhân tạo, chọn thể đột biến ưu tú làm giống mới. Lai hữu tính rồi gây đột biến chọn lọc cá thể ưu tú làm giống. Chọn cá thể ưu tú trong dòng tế bào Xôma có biến dị hoặc đột biến Xôma để tạo giống. - Trong tạo biến dị tổ hợp, người ta đã lai giống luá DT10 với OM80 để tạo ra DT17 có ưu điểm của cả 2 giống lúa đem lai. Trong chọn lọc cá thể, người ta đã chọn được các giống: Cà chua P375, lúa CR203 , đậu tương AK02 có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích hợp với vùng thâm canh. - Trong tạo giống ưu thế lai, người ta đã tạo được: Giống ngô lai LVN10 chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh, có năng suất 8 – 12 tấn/ha. Giống ngô lai LVN20 có khả năng chống đổ tốt, có thể đạt 6 – 8 tấn/ha. Trong tạo giống đa bội thể, người ta đã tạo được: giống dâu số 12(tam bội), có lá dày năng suất bình quân 29,7 tấn/ha/năm. *Đối vật nuơi : * Trong tạo giống mới: trong những năm 80 (thế kỉ XX) đã tạo được 2 giống lợn mới: Đại bạch x Ỉ – 81và Bơcsai x Ỉ – 81, giống gà lai Rốt-Ri, Plaimao-Ri: giống vịt lai bạch tuyết Cải tạo giống địa phương: Lai cái địa phương tốt nhất x Đực ngoại tốt nhất ( đực cao sản được dùng liên tiếp qua 4-5 thế hệ) tạo được giống có tầm vóc gần giống ngoại, có tỉ lệ thịt nạc tăng, khả năng thích nghi khá tốt. VD ở lợn, bò. Tạo giống ưu thế lai (F1):ở nước ta đã có những thành công nổi bật trong tạo giống lai F1 ở lợn, bò, dê, gà, vịt, cáVD: Hầu hết lợn thịt hiện nay là lợn lai kinh tế, bò vàng thanh hoá x bò Hônsten Hà lan cho con lai chịu được nóng cho 1000 Kg sữa/con/năm.tỉ lệ bơ 4- 4,5%... Nuôi thích nghi các giống nhập nội ( với sự chăm sóc và khí hậu Việt Nam) như vịt siêu thịt, siêu trứng, gà tam hoàng; chim trắng, dùng để lấy thịt, sữa trứng, tạo ưu thế lai và cải tạo giống nội . Ưùng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: công nghe äcấy chuyển phôi cho phép cấy phôi từ bố mẹ cao sản sang những bò cái khác, giúp làm tăng nhanh đàn bò sữa (hoặc thịt). Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia súc bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế, giúp cho việc giảm số lượng và nâng cao chất lượng đực giống, tạo thuận lợi, sản xuất con lai F1 ở vùng sâu, vùng xa. Dùng công nghệ gen để phát hiện sớm giới tính của phôi, phục vụ cho mục đích con người PHẦN 2 : SINH VẬT VÀ MƠI TRƯỜNG CHƯƠNG I - SINH VẬT VÀ MƠI TRƯỜNG 1) Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. Có 4 loại môi trường : Đất, nước, không khí và sinh vật. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố vô sinh, và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh ( nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác). - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đồi với 1 nhân tố sinh thái nhất định. 2) - Thực vật chia thành nhiều nhóm: Nhóm cây ưa sáng: sống nơi quang đãng, ánh sáng nhiều. Nhóm cây ưa bóng: sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác, trong nhà. - Aùnh sáng ảnh hưởng nhiều đến hình thái và hoạt động sinh lý của thực vật. - Aùnh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Aùnh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. - Động vật chia thành 2 nhóm: nhóm động vật ưa sáng và động vật ưa tối. * Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi từ 0o C → 50o C. Tuy nhiên 1 số sinh vật nhờ có khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành 2 nhóm: Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. * Thực vật và động vật đều mang những đặc điểm hình thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. Thực vật chia thành 2 nhóm:thực vật ưa ẩm và chịu hạn ... –HỆ SINH THÁI 1) Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. -Quần xã là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều lồi khác nhau, cùng sống trong một khơng gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã cĩ mối quan hệ gắn bĩ như một thể thống nhất và do vậy quần xã cĩ cấu trúc tương đối ổn định. -Hệ sinh thái + Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. + Các thành phần chủ yếu: Thành phần vô sinh ( đất đá, nước , thảm mục). SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân giải. - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. - Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Ví dụ : a) Hãy lập các chuỗi thức ăn cĩ từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. Ví dụ: + TVật --- > Sâu ăn lá --- > Chim ăn sâu --- > VSV + TV ---- > Sâu ăn lá ---- > Chim ăn sâu ---- > Rắn ---- > VSV + TV ----- > Chuột ----- > Rắn ----- > VSV + TV ----- > Chuột ------ > Rắn ------ > Đại bàng ----- > VSV b)Lập thành lưới thức ăn từ các lồi SV trên Sâu ăn lá Chim ăn sâu T. Vật Thỏ Đại bàng VSV Châu chấu Ếch Rắn c) Mắt xích chung của lưới thức ăn trên là : Đại bàng 2) Những đặc trưng cơ bản của quần thể *Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được số lượng cá thể cái. Tỉ lệ đực /cái có ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. * Các nhóm tuổi thể hiện trên các dạng tháp tuổi đều có ý nghĩa sinh thái khác nhau: Nhóm trước sinh sản(phía dưới): có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. Nhóm sinh sản ( ở giữa): cho thấy khả năng sinh sản của các cá thể, quyết định mức sinh sản của quần thể. Nhóm sau sinh sản(phía trên): biểu hiện những cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. * Mật độ quần thể là số lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 3) SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUẦN THỂ NGƯỜI VỚI CÁC QUẦN THỂ SINH VẬT KHÁC - Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác. - Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác: Kinh tế, chính trị, xã hội 4) TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lý và thực hiện Pháp lệnh dân số để bảo đảm chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội và hài hoà với sự phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường của đất nước. 5) Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã : Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng lồi sống trong một sinh cảnh . - Tập hợp các quần thể khác lồi cùng sống trong một sinh cảnh . - Đơn vị cấu trúc là cá thể , được hình thành trong một thời gian tương đối ngắn . - Đơn vị cấu trúc là quần thể , được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử,tương đối dài. - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền - Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ dinh dưỡng ( quan hệ hổ trợ , đối địch ) - Khơng cĩ cấu trúc phân tầng . - Cĩ cấu trúc phân tầng . 6)Những dấu hiệu điển hình của quần xã Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. - Số lượng: độ đa dạng , độ nhiều, độ thường gặp. - Thành phần: loài ưu thế, loài đặc trưng * Khi một quần xã gồm nhiều lồi sinh vật ta nĩi quần xã đĩ cĩ độ đa dạng cao. 8)Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã Số lượng cá thề của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. CHƯƠNG III –CON NGƯỜI, DÂN SƠ VÀ MƠI TRƯỜNG 1) TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN. Nhiều hoạt động của con người đã gây ra hậu quả xấu như : - Mất cân bằng sinh thái. - Xóa mòn đất, gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm. - Nhiều loài sinh vật bị mất, đặc biệt nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. 2) VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN. Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên là: trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước, cải tạo đất bạc màu, không săn bắn chim, thú 3) Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời làm thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. 4) CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM. 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. 3. Ô nhiễm do chất phóng xạ. 4. Ô nhiễm do chất thải rắn: 5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: 5)Hậu quả ơ nhiễm mơi trường : 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Các nguyên nhân gây ô nhiễm chất khí thải là: Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt. 2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. - Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong hồ ao, sông, đất trong đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. - Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học theo mưa thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hay chảy xuống ao, hồ, đại dương, Các chất độc trong không khí theo mưa đi khắp nơi trên trái đất. 3. Ô nhiễm do chất phóng xạ. - Nguyên nhân gây ô nhiễm phóng xạ chủ yếu do chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử và bãi thử vũ khí hạt nhân. - Tác hại của ô nhiễm phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật. 4. Ô nhiễm do chất thải rắn: Các chất thải rắn gây ô nhiễm: đồ nhựa, giấy, cao su, vôi, gạch vụn làm mất mỹ quan. 5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: - Nguyên nhân của bệnh tả lị là do ăn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các SV gây bệnh như E.côli - Nguyên nhân của bệnh giun sán là ăn thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán - Cách phòng tránh bệnh sốt rét là tiêu diệt muỗi mang kí sinh trùng sốt rét bằng nhiều cách (diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng , sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không có nơi đẻ trứng, đi ngủ phải mắc màn. *Biện pháp hạn chế ơ nhiễm mơi trường : 1- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí là: Có qui hoạch tốt và hợp lí khi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, tránh ô nhiễm khu dân cư. Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn. Cần lắp đặt thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi. 2- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước: xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nước sạch. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hạn chế thải chất độc ra nguồn nước. 3- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại. 4- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn: cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn, cần chú ý phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu SX CHƯƠNG IV –BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG 1)* Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: -Tài nguyên không tái sinh ( than đá, dầu lửa) là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. - Tài nguyên tái sinh ( tài nguyên sinh vật, đất đá, nước,) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều) được sử dụng ngày một nhiều , thay thế dần các dạng năng lượng bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. * SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện đại, vừa bào đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. *BÀI TẬP a.Phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng vì: - Rừng cĩ vai trị rất quan trọng đối với đời sống con người: + Rừng cung cấp chất hữu cơ làm gỗ, thực phẩm, sản phẩm cho cơng nghiệp, dược liệu... + Bảo vệ đất, nước, chống lũ lụt, hạn hán, điều hồ khí hậu... + Mơi trường sống của nhiều lồi động vật cĩ giá trị kinh tế cao, làm cho khơng khí trong lành... - Nạn chặt phá rừng làm cho rừng đang bị cạn kiệt b.Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác cĩ mức độ với việc bảo vệ và trồng rừng. 2) Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái và để môi trường phát triển bền vững. *CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật: Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng già Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia. Trồng cây gây rừng. Cấm săn bắn động vật hoang da.õ Bảo tồn nguồn gen quí hiếm bằng cơng nghệ sinh học. - Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa: Trồng cây gây rừng. Thuỷ lợi. Bón phân hợp lý. Chọn giống vật nuôi cây trồng thích hợp. Thay đổi các loại cây trồng hợp lý. * VAI TRÒ CỦA HS TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ -Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên. Các việc làm thiết thực phù hợp với địa phương. Hồn thành ngay2/4/2011 Huỳnh Lê xuân Tân Lớp 910 Chúc các bạn thi học kì 2 tốt nhé !
Tài liệu đính kèm: