Đề cương ôn thi kiểm tra học kỳ I năm học 2011 – 2012

Đề cương ôn thi kiểm tra học kỳ I năm học 2011 – 2012

 *Phần văn bản:

 1 .Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.

 Tác giả:

- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ở ẩn dật ở quê nhà.

- Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian.

 Tác phẩm:

- Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian dã sử, truyền thuyết của Việt Nam. Tất cả gồm 20 truyện.

- Nhân vật mà Nguyễn Dữ lựa chọn để kể ( những người phụ nữ trí thức).

- Hình thức nghệ thuật ( viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian )

 Tóm tắt VB:

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, một người không có học, tính đa nghi. Trương Sinh đi lính, Vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con. Bà cụ qua đời, giặc tan, Trương Sinh trở về. Khi ngồi với con, bé Đản nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương ghen, nghi ngờ vợ, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang than thở và tự vẫn. Một đêm bé Đản lại trỏ cái bóng mà bảo là cha mình đến. Trương Sinh lúc ấy mới biết mình ngờ oan cho vợ.

Có một người cùng làng là Phan Lang bị chết đuối nhưng vốn là ân nhân của Linh Phi nên được cứu vào cung nước của rùa thần. Tại đây đã gặp được Vũ Nương. Nàng gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Phan Lang về gặp Trương Sinh, đưa chiếc hoa vàng. Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương có trở về thấp thoáng trên sông nhưng không thể trở về nhân gian được nữa.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi kiểm tra học kỳ I năm học 2011 – 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2011– 2012
 *Phần văn bản:
 1 .Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. 
- Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ở ẩn dật ở quê nhà. 
- Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian.
Tác phẩm:
- Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian dã sử, truyền thuyết của Việt Nam. Tất cả gồm 20 truyện.
- Nhân vật mà Nguyễn Dữ lựa chọn để kể ( những người phụ nữ trí thức).
- Hình thức nghệ thuật ( viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian)
Tóm tắt VB: 
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, một người không có học, tính đa nghi. Trương Sinh đi lính, Vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con. Bà cụ qua đời, giặc tan, Trương Sinh trở về. Khi ngồi với con, bé Đản nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương ghen, nghi ngờ vợ, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang than thở và tự vẫn. Một đêm bé Đản lại trỏ cái bóng mà bảo là cha mình đến. Trương Sinh lúc ấy mới biết mình ngờ oan cho vợ.
Có một người cùng làng là Phan Lang bị chết đuối nhưng vốn là ân nhân của Linh Phi nên được cứu vào cung nước của rùa thần. Tại đây đã gặp được Vũ Nương. Nàng gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Phan Lang về gặp Trương Sinh, đưa chiếc hoa vàng. Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương có trở về thấp thoáng trên sông nhưng không thể trở về nhân gian được nữa.
Nội dung
	- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
	 + Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con.
	 + Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.
	- Thái độ của tác giả : phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.
Nghệ thuật:
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì 
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
Ý nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
2 . Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) – Ngô gia văn phái.
Bối cảnh lịch sử: Nửa cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lịch sử: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ thù xâm lược.
Tác giả: Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – dòng họ nổi tiếng về văn học bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai ( nay thuộc Hà Nội ).
Tác phẩm:
- Thể loại : tiểu thuyết chương hồi.
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.
- Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.
Tóm tắt VB: Được tin báo quân Thanh vàoThăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân vừa đi vừa tuyển quân lính. Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.
Nội dung:
	- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:
	 + Ngày 20, 22,24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
	 + Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, gặp “người cống sĩ ở huyện La Sơn”(Nguyễn Thiếp), tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ	 + Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh.
	- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, tự chủ, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị khi tháo chạy về nước.
	- Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đê hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.
Về nghệ thuật:
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện rõ thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
Ý nghĩa văn bản: Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Cuộc đời Nguyễn Du:
- Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.
- Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
- Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
- Từng trải trong cuộc đời, đi n`, tiếp xúc n`.
Sáng tác:
- Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Chữ Hán:
Thanh Hiên Thi Tập.
Nam Trung tạp ngâm.
 Bắc hành tạp lục.
Chữ Nôm:
Truyện Kiều
 Văn chiêu hồn.
- Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ.
Nguồn gốc của Truyện Kiều: Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn. 
Tóm tắt Truyện Kiều:
Thuý Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Trong một lần chơi xuân, nàng gặp Kim Trọng, một người phong nhã hào hoa. Hai người thầm yêu nhau. Kim Trọng dọn đến ở gần nhà Thuý Kiều. Hai người chủ động, bí mật đính ước với nhau.
Kim Trọng phải về quê gấp để chịu tang chú. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng thì bán mình để chuộc cha và cứu gia đình. Thuý Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, bắt phải tiếp khách làng chơi ở lầu xanh. Nàng được một khách chơi là Thúc Sinh chuộc ra, cưới làm vợ lẽ. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen, bắt Kiều về làm con ở và đày đoạ. Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và nương nhờ cửa phật. Một lần nữa nàng lại bị sa vào tay bọn buôn người Bạc Bà, Bạc Hạnh, phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây nàng gặp Từ Hải. Hai người lấy nhau, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết chết, Thuý Kiều phải hầu rượu Hồ Tôn Hiến và bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nàng được cứu và lần thứ hai nương nhờ nơi cửa phật.
Khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều thì Kiều đã lưu lạc. Chàng kết duyên với Thuý Vân nhưng vẫn thương nhớ Thuý Kiều. Sau khi thi đỗ, chàng đi tìm Kiều, nhờ gặp sư Giác Duyên nên gia đình được đoàn tụ. Kiều tuy lấy Kim Trọng nhưng duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.
Giá trị của Truyện Kiều:
Về nội dung:
- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; thể hiện số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: 
 + Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
 + Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo.
 + Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Về hình thức:
Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài về nhiều mặt: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, tả cảnh ngụ tình,
 4 . Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất của truyện.
Kết cấu:
 - 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Kiều.
 - 4 câu tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.
 - 12 câu tiếp: vẻ đẹp và tài năng của Kiều.
 - 4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống của hai chị em Kiều.
Kết cấu của đoạn trích có liên quan chặt chẽ với nhau. Phần trước chuẩn bị cho sự xuất hiện của phần sau (tả vẻ đẹp Thuý Vân trước để làm nến cho vẻ đẹp sắc sảo của Thuý Kiều)
Đại ý: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Kiều, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Nội dung:
Vẻ đẹp chung của hai chị em Kiều: 
- Tố Nga – Cô gái đẹp.
- Dáng – như mai.
- Tinh thần – trắng trong như tuyết.
® Mỗi người một vẻ đẹp nhưng đều đạt đến mức hoàn hảo.
Vẻ đẹp của Thuý Vân: 
- Vẻ đẹp phúc hậu, cao sang quý phái.
- Vẻ đẹp hoà hợp với xung quanh 
® dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. 
Vẻ đẹp của Thuý Kiều: 
- Vẻ đẹp : 
+ Ánh mắt, lông mày.
+ Hoa nghen, liễu hờn.
+ Nghiêng nước nghiêng thành.
- Tài : đa tài.
® Dự báo số phận éo le đau khổ.
Thái độ của tác giả : trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều.
Nghệ thuật:
- Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
Ý nghĩa văn bản: Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
5. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất của truyện.
Trình tự sự việc trong văn bản được miêu tả theo thời gian.
Đại ý: Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
Nội dung:
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
- Hình ảnh : 
+ Chim én đưa thoi.
+ Thiều quang.
+ Cỏ non xanh tận chân trời.
à Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Lễ tảo mộ rộn ràng, náo 
- Hội đạp thanh nức, vui tươi 
 à Những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất.
Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
Ý nghĩa văn bản: Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả cảnh bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
6. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ hai của tác phẩm.
Đại ý: Đoạn trích cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
Tóm tắt đoạn trích: Gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bí ... ng dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .
 17. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long.
Tác giả: Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí.
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
Cốt truyện & nhân vật:
- Cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên (kể về cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật: người thanh niên, ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ).
- Nhân vật:
+ Anh thanh niên nhân vật chính.
+ Ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và 1 số nhân vật khác nhân vật phụ.
Tóm tắt truyện: 
Chiếc xe khách Hà Nội – Lào Cai qua Sa Pa đưa ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ đến đỉnh Yên Sơn, nơi ở của chàng trai làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 
Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị đó diễn ra trong chốc lát, trong căn nhà nhỏ có hoa tươi sắc màu rực rỡ, có chè thơm đậm ngọt trữ tình. 
Anh thanh niên kể về cuộc sống và công việc của mình trên đỉnh núi khiến ông hoạ sĩ và cô gái trẻ khâm phục, quý mến anh.
Ông hoạ sĩ quyết định vẽ chân dung anh thanh niên nhưng anh từ chối và giới thiệu ông kĩ sư vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu sét.
Phút chia tay diễn ra thật bịn rịn, xúc động, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư lại ra xe đi tiếp.
Nội dung:
 - Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa.
 - Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
 - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đắc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
Ýnghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. 
 18. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng.
Tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và sau hòa bình (năm 1975 ).
Hoàn cảnh sáng tác: “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966.
Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện.
Tình huống truyện:
- Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu phải ra đi.
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.
-> Bộc lộ sâu sắc tình cảm của cha con ông Sáu.
Tóm tắt truyện: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu - con ông, không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông khác so với người cha trong ảnh. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi nhận ra thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi. Chiếc lược hoàn thành nhưng ông Sáu đã hy sinh trong một trận càn của giặc.Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao lại cây lược cho người bạn thân. Người bạn ấy trong một lần đi công tác, dừng lại ở trạm giao liên – nơi có một cô giao liên dũng cảm và thông minh, Bác Ba – bạn anh Sáu – hỏi chuyện và nhận ra cô giao liên ấy chính là Thu. Bác chuyển cho Thu chiếc lược ngà, kỉ vật thiêng liêng của cha cô. Họ chia tay trong sự lưu luyến và tự lúc nào, trong lòng Bác Ba đã nảy nở một tình cảm mới lạ, đó là tình cha con quyến luyến với cô giao liên.
Nội dung:
- Nỗi niềm của người cha:
+ Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
+ Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
+ Những ngày xa con: Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.
- Niềm khát khao tình cha của người con:
+ Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
+ Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.
Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 19. Truyện “Cố Hương” – Lỗ tấn.
Tác giả: Lỗ Tấn ( 1881 – 1936 ) là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng. Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tấn đã để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng. 
Tác phẩm: Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.
Nhân vật: nhân vật trung tâm: “ tôi”; nhân vật chính: Nhuận Thổ.
Hai h×nh ¶nh nghÖ thuËt rÊt ®Æc biÖt trong truyÖn: h×nh ¶nh "Cè H­¬ng" vµ "Con ®­êng".
Tóm tắt truyện: Sau 20 năm xa quê, nhân vật “tôi” trở về thăm quê cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người ở quê đã thay đổi: tàn tạ, nghèo hèn. Mang một nỗi buồn thương, nhân vật “tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ đổi thay.
Nội dung:
- Nhuận Thổ là nhân vật chính trong tác phẩm. Có hai hình ảnh Nhuận Thổ trong truyện:
+ Nhuận Thổ trong quá khứ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh thần tiên và kì dị; 
+ Nhuận Thổ trong hiện tại nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp. 
® Sự khác biệt như vậy phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội Trung Quốc
- “Tôi” là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm với những lí giải về:
+ Tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời đó.
+ Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó
+ Những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.
- Nhân vật “tôi” còn được khắc họa với những ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thủy Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.
- Suy ngẫm và triết lý về hình ảnh con đường: “Trên mặt đất thành đường thôi”. 
 hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: mọi thứ trong cuộc sống không tự có sẵn, nhưng bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả Tin vào cuộc đổi đời của quê hương, tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.
Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyển các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
Ý nghĩa văn bản: “Cố hương” là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
==========================================================
 *Phần tiếng Việt:
1. Các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
	 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
	 - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
	 - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2. Xưng hô trong hội thoại:
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
	 - Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
	 - Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.
	 - Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
	 - Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
	 - Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
 - Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,).
 - Sử dụng dấu hai chấm và dầu ngoặc kép.
4. Sự phát triển của từ vựng:
- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.
- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:
	+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
	+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
5. Thuật ngữ:
Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Đặc điểm của thuật ngữ: 
 - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.
 - Thuật nhữ không có tính biểu cảm.
======================================
*Phần Tập làm văn: Văn tự sự
1. Nghị luận trong văn bản tự sự
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docOn hi hoc ki van 9.doc