Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 9

Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 9

ĐỀ KSCL HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn 9 (thời gian 90 phút)

I.CHUẨN ĐÁNH GIÁ

- Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.

- Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại để phát hiện lỗi và biết cách sửa lịa cho đúng.

- Nắm được cách chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp và ngược lại.

- Bước đầu tạo lập được một văn bản nghị luận có bố cục ba phần.

2. Kỷ năng:

- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết.

- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.

II.MA TRẬN, KIẾN THỨC

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KSCL HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn 9 (thời gian 90 phút)
I.CHUẨN ĐÁNH GIÁ
- Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.
- Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại để phát hiện lỗi và biết cách sửa lịa cho đúng.
- Nắm được cách chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp và ngược lại.
- Bước đầu tạo lập được một văn bản nghị luận có bố cục ba phần.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết.
- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
II.MA TRẬN, KIẾN THỨC
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tác phẩm thơ Việt Nam
Nhớ được tác giả, tác phẩm
Số câu:1
Số điểm:2.0 
Tỷ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm 2.0
Số câu: 1
2 điểm=20% 
-Phương châm hội thoại.
-Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
-Hiểu được các phương châm hội thoại
-Hiểu được cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp.
Số câu :2
Số điểm:3.0 
Tỷ lệ:30 %
Số câu :2
Số điểm:3
Số câu:2
3 điểm=300 % 
Tập làm văn:
Văn bản nghị luận
Tạo lập được một văn bản nghị luận
Số câu: 1
Số điểm:5.0 
Tỷ lệ:50 %
Số câu :1
Số điểm:5
Số câu 1
5 điểm=.50 %
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 1
Số điểm 2
Tỷ lệ:20%
Số câu 2
Số điểm: 3
Tỷ lệ:30 %
 Số câu: 1
 Số điểm: 5
 Tỷ lệ: 50 %
Số câu: 5 
Số điểm: 10
III. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1a. (1.0đ) Chép trầm chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ “Trăng cứ tròn vành vanh” 
1b.(1.0đ) Cho biết tên bài thơ và tên tác giả khổ thơ em vừa chép?
Câu 2(2.0đ):Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng.
Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
Mẹ mình là giáo viên dạy học.
Câu 3.(1.0đ) Chuyển câu sau đây thành lời dẫn gián tiếp.
 Bạn Lan nói với tôi là “Mình rất thích học môn Ngữ văn.” 
Câu 4. (5.0đ) Phân tích đoạn thơ sau:
 Xe không có kính , rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
	 (Bài thơ về tiểu đọi xe không kính- Phạm Tiến Duật)
 IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIÊM:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1a.
 Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
 anh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
1.0đ
1b.
- Tên bài thơ: Ánh trăng của Nguyễn Duy
1.0đ
Câu 2.
Hai câu trên không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng
Trâu là một loài gia súc.
Mẹ mình là giáo viên..
2.0đ
Câu 3.
Bạn Lan nói với mình rằng bạn ấy rất thích học môn Ngữ văn.
1.0đ
Câu 4.
-Yêu cầu chung:
HS biết làm bài văn nghị luận bố cục 3 phần.
HS biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu phù hợp.
Hình thức bài làm sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp.
-Yêu cầu cụ thể: 
 HS có thể có nhiều cách trình bày, diễn đạt khác nhau, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. Có thể tập trung vào các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và khổ thơ.
0.5đ
- Thân bài: So sánh với hình ảnh chiếc xe ở đầu bài thơ để thấy chiến tranh ngày càng ác liệt và sức tàn phá của chiến tranh ngày càng lớn.
- Tình cảm, ý chí chiến đấu của các chiến sĩ lái xe vì miền Nam ruột thịt. Các anh bất chấp sự khó khăn gian khổ, sự thiếu thón về vật chất, phương tiện chiến đấu, các anh vẫn sẵn sàng hi sinh vì sự t hống nhất đất nước, vì miền nam thân yêu...
- Cách sử dụng các biệ pháp nghệ thuật như: ngôn ngữ, giọng điệu, liệt kê, điệp ngữ, hoán dụ.. để làm nổi bật tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ lái xe.
- Thể hiện hồn thơ nhạy cảm, lòng khâm phục, tự hào, yêu mến đối với các chiến sỹ lái xe, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
 Kết bài: Khẳng định giá trị của khổ thơ. Qua khổ thơ, khắc họa được hình ảnh người chiến xỹ lái xe, làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ khang chiến chống Mỹ cứu nước
1.0đ
1.5đ
1.0đ
1.0đ
0.5đ
Điểm 5: Bài làm của HS đúng thể loại, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp.
Điểm 4:Bài làm của HS đúng thể loại, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp, mắc 3 – 4 lỗi chính tả và ngữ pháp.
Điểm 3:Bài làm của học sinh đúng thể loại, có bố cục ba phần nhưng phần thân bài chỉ đạt được ½ nội dung theo dàn ý. Văn diễn đạt tương đối trôi chảy song lời văn còn khô khan. Mắc từ 3 – 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Điểm 2: Bài làm của Học sinh chưa đủ bố cục ba phần. Bài làm chỉ được 1/3 nội dung theo dàn ý. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm sơ sài.
Điểm 1: Bài làm sơ sài, chỉ được một vài ý, bố cục chưa đầy đủ.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KSCL HK I VAN 9.doc