ĐỀ KSCL HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 6 (thời gian 90 phút)
I.Chuẩn đánh giá
- Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một khổ thơ
- Xác dịnh được phép tu từ và hiểu được tác dụng của nó.
- Bước đầu tạo lập được một văn bản miêu tả đơn giản.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết các phép tu từ và tác dụng của chúng.
- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
II.Thiết lập ma trận, kiến thức
ĐỀ KSCL HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 (thời gian 90 phút) I.Chuẩn đánh giá - Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một khổ thơ - Xác dịnh được phép tu từ và hiểu được tác dụng của nó. - Bước đầu tạo lập được một văn bản miêu tả đơn giản. 2. Kỷ năng: - Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết các phép tu từ và tác dụng của chúng. - Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài. II.Thiết lập ma trận, kiến thức Mức độ Tên chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tác phẩm thơ Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một khổ thơ Số câu:2 Sốđiểm:3.5 Tỷ lệ:20 % Số câu:1 Số điểm:2.0 Số câu:1 Số điểm:1.5 Số câu:2 3.5điểm=20% Phép tu từ Xác dịnh được phép tu từ và nêu được tác dụng của nó. Số câu 1 Sốđiểm:1.5 Tỷ lệ:30 % Số câu: 1 Số điểm:1.5 Số câu 1 1.5điểm=15 % Tập làm văn Văn miêu tả Tạo lập được văn bản miêu tả Số câu 1 Số điểm:5 Tỷ lệ:50 % Số câu 1 Số điểm 5.0 Số câu 1 5 điểm=.50 % Tổng số câu: 4 Tổng số điểm :10 Tỉ lệ: 100 % Số câu:1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% Số câu:2 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30 % Số câu 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ :50 % Số câu: 4 Số điểm: 10 III.ĐỀ KIỂM TRA Câu 1a: 1.0đ Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ “Vụt qua mặt trận” 1b.(1.0đ) Cho biết tên bài thơ và tên tác giả khổ thơ em vừa chép? Câu 2.(1.5đ) Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết bài thơ ”Đêm nay Bác không ngủ” nhà thơ lại viết: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) câu 3. (1.5đ) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và cho biết tác dụng của phép tu từ đó trong hai câu thơ sau: “Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” Câu 4: (5.0đ) Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó. IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm 1.a 1.b Vụt qua mặt trận Thư đề ”Thượng khẩn” Đạn bay vèo vèo Sợ chi hiểm nghèo? Tên bài thơ: Lượm, tác giả: Tố Hữu. 1.0đ 1.0đ Câu 2a. Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, thương đoàn dân công, việc không ngủ của Bác là ”lẽ thường tình” vì cái đêm không ngủ trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Hơn nữa Bác là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của một dân tộc, cuộc đời của Bác đã dành trọn vẹn cho đất nước, cho nhân dân. Vì vậy Bác không ngủ là chuyện bình thường, là ”lẽ thường tình”. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ. 1.5đ 2.b Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ. - Tác dụng: Nhấn mạnh được tình cảm của Bác gần gũi, tình cảm yêu thương, lo lắng dành cho bộ đội như người cha lo cho con của mình. 1.5đ Câu 3. -Yêu cầu chung: HS biết làm bài văn miêu tả đời thường với bố cục 3 phầ HS biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu phù hợp. Hình thức bài làm sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp. -Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách tả khác nhau, khuyến khích những bài kể có sự sáng tạo. Có thể tập trung vào các ý sau: a.Mở bài Giới thiệu thời gian hoàn cảnh, đổ cơn mưa rào. (0,5đ) b. Thân bài (4.0đ) Tả cơn mưa theo trình tự - Quang cảnh trước khi mưa + Khí trời, cảnh vật, con người khi chưa có cơn mưa. + Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, .. - Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn: + Hạt nưa to và thưa + Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời + Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã + Con người trú mưa hai bên đường + Các loài vật tìm chỗ trú mưa.. - Quang cảnh sau cơn mưa +Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại + Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê. 4.0đ c. Kết bài (0,5 đ) Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào. 0.5đ Điểm 5: Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp. Điểm 4:Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp, mắc 3 – 4 lỗi chính tả và ngữ pháp. Điểm 3:Bài làm của học sinh đúng thể loại văn tả người, có bố cục ba phần nhưng phần thân bài chỉ miêu tả được ½ nội dung theo dàn ý. Văn diễn đạt tương đối trôi chảy song lời văn còn khô khan. Mắc từ 3 – 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Điểm 2: Bài làm của Học sinh chưa đủ bố cục ba phần. Bài làm chỉ được 1/3 nội dung theo dàn ý. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm sơ sài. Điểm 1: Bài làm sơ sài, chỉ được một vài ý, bố cục chưa đầy đủ. * Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.
Tài liệu đính kèm: