Đề khảo sát chất lượng học sinh khá giỏi môn: Ngữ văn 8 - Năm học: 2010 - 2011

Đề khảo sát chất lượng học sinh khá giỏi môn: Ngữ văn 8 - Năm học: 2010 - 2011

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHÁ GIỎI

Môn: Ngữ văn 8 - Năm học: 2010- 2011

Câu 1( 3 điểm):

a, Những phép học nào được đề cập đến trong văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp? Tác dụng và ý nghĩa của chúng?

b, Từ Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, em có suy nghĩ gì về việc đổi mới phương pháp học tập hiện nay?

Câu 2( 2 điểm):

Câu văn: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

a, Hãy xác định kiểu câu trên? Mỗi vế câu thực hiện hành động nói nào?

b, Hành động nói được nêu ở vị ngữ của mỗi vế câu đã diễn ra chưa và ai là người thực hiện?

Câu 3( 5 điểm):

 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “ Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

 Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy giải thích.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh khá giỏi môn: Ngữ văn 8 - Năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận bài khảo sát chất lượng học sinh khá giỏi - Môn: Ngữ văn 8 - Năm học: 2010- 2011
 ( Giáo viên: Trần Thị Thoa)
Nội dung
nhận biết
thông hiểu
vận dụng
tổng
Văn bản
1
 2
1
 1
2
 3
tiếng việt
1
 1
1
 1
2
 2
tập làm văn
1
 5
1
 5
tổng
2
 3
2
 2
1
 5
5
 10 
 Đề khảo sát chất lượng học sinh khá giỏi
Môn: Ngữ văn 8 - Năm học: 2010- 2011
Câu 1( 3 điểm):
a, Những phép học nào được đề cập đến trong văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp? Tác dụng và ý nghĩa của chúng?
b, Từ Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, em có suy nghĩ gì về việc đổi mới phương pháp học tập hiện nay?
Câu 2( 2 điểm):
Câu văn: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
a, Hãy xác định kiểu câu trên? Mỗi vế câu thực hiện hành động nói nào?
b, Hành động nói được nêu ở vị ngữ của mỗi vế câu đã diễn ra chưa và ai là người thực hiện?
Câu 3( 5 điểm):
 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “ Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
 Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy giải thích.
Đáp án và biểu điểm
Câu 1( 3 điểm):
a, Những phép học được đề cập đến trong văn bản:
- Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản cốt yếu nhất.
- Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. (1 điểm)
 Đó là những lời khuyên quý giá, còn có ý nghĩa đến nay. Tuân theo những phép học đó người học sẽ nắm được các kiến thức cơ bản, nâng cao được kiến thức, rèn luyện được các kĩ năng thực hành áp dụng và cuộc sống. (1 điểm)
b, HS nêu suy nghĩ về đổi mới phương pháp học tập hiện nay:
- Đổi mới phương pháp học tập nhằm mục đích giáo dục toàn diện nhân cách người HS.
- Để phát huy năng lực tự học, tự rèn, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống... (1 điểm)
Câu 2( 2 điểm):
a, Kiểu câu ghép, vế thứ nhất thực hiện hành động điều khiển( thách thức); vế thứ hai thực hiện hành động hứa hẹn( đe dọa). 
 (1 điểm)
b, Những hành động đó chưa diễn ra. Vế 1 người nghe phải thực hiện còn vế 2 người nói sẽ thực hiện. (1 điểm)
Câu 3( 5 điểm): Yêu cầu:
1. Thể loại:
- Đúng thể loại văn nghị luận giải thích.
2. Hình thức:	
- Trình bày rõ bố cục 3 phần, khoa học
- Chữ viết cẩn thận, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.
3. Hành văn:
- Hành văn trôi chảy
- Lời văn chính xác, trong sáng.
- Có hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác, rõ ràng, liên kết chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu giải quyết.
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Sử dụng hợp lí các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
4. Nội dung:
a. Mở bài:
- Vai trò của ý chí trong công việc
- Dẫn câu nói của Nguyễn Bá Học.
b. Thân bài:
- Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?
+ Nghĩa đen: Con đường ta đi, muốn tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, qua sông sâu. Nếu quyết tâm thì vẫn tới đích được.
+ Nghĩa bóng( nghĩa chủ yếu):
 “Đường” ở đây chỉ đích mà con người muốn đi, muốn đạt được( con đường đi tới đích).
 “ Sông”, “ núi” ở đây chỉ những trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, “ lòng người” ở đây chỉ ý chí của con người.
 Sức mạnh của ý chí con người có thể vượt qua mọi thử thách dù to lớn đến chừng nào.
- Tại sao “ Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”?
+ Tại sao đường đi tới đích không khó vì những trở ngại khách quan? ( dẫn chứng)
+ Tạo sao “ đường đi khó vì lòng người ngại núi e sông”? ( dẫn chứng)
c. Kết bài:
- Khẳng định câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn.
- Bài học rút ra: Luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn.
5. Biểu điểm:
- Điểm 5 : Đảm bảo các yêu cầu trên, mang tính cá nhân sáng tạo.
- Điểm 4 : Đảm bảo các yêu cầu chính trên, song còn mắc vài lỗi nhỏ: lỗi chính tả, đôi chỗ lập luận chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 3 : Đảm bảo yêu cầu về hình thức, thể loại, nội dung còn sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ.
- Điểm 2 : Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, luận điểm chưa rõ ràng, lập luận thiếu chặt chẽ, không thuyết phục.
- Điểm 1: Không đúng thể loại.

Tài liệu đính kèm:

  • docthoavan8.doc