Đề khảo sát chất lượng lớp 9 năm học 2001 - 2002 môn văn - Tiếng Việt

Đề khảo sát chất lượng lớp 9 năm học 2001 - 2002 môn văn - Tiếng Việt

1. Đọc hiểu văn bản:

-Thơ Việt Nam (1900- 1945)

- Các tác phẩm nghị luận -Tên tác phẩm, tác giả .

 - Hình ảnh thơ trong bài thơ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ Số câu:1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10% Số câu:1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

2. Tiếng Việt:

- Các kiểu câu

- Hội thoại Đặc điểm hình thức của kiểu câu Hiểu và xác định được vai xã hội của người tham gia hội thoại trong một văn bản cụ thể

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ Số câu:1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10% Số câu:1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

3. Tập làm văn:

- Viết bài văn nghị luận Lập được bố cục 3 phần có 2 luận điểm chính Tìm được 2 luận điểm chính và các luận cứ , đúng yêu cầu của đề

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lớp 9 năm học 2001 - 2002 môn văn - Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 Năm học 2001-2002
 MÔN VĂN - TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 90 phút)
I/ MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu 
 Vận dụng
Cộng
1. Đọc hiểu văn bản: 
-Thơ Việt Nam (1900- 1945)
- Các tác phẩm nghị luận 
-Tên tác phẩm, tác giả .
- Hình ảnh thơ trong bài thơ. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
2. Tiếng Việt: 
- Các kiểu câu
- Hội thoại 
Đặc điểm hình thức của kiểu câu
Hiểu và xác định được vai xã hội của người tham gia hội thoại trong một văn bản cụ thể
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Tập làm văn:
- Viết bài văn nghị luận
Lập được bố cục 3 phần có 2 luận điểm chính
Tìm được 2 luận điểm chính và các luận cứ , đúng yêu cầu của đề
Viết bài văn NL hoàn chỉnh, đúng yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, logic
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1(câu 5)
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1(câu 5)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1(câu 5)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm:
Tỉ lệ
Số câu: 3
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Số câu:3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 30%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
II/ ĐỀ BÀI.
 Đọc phần trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 
 “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường , thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. 
 Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện , các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học” . 
Câu 1 (1 điểm): Phần trích trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
Câu 2 ( 2 điểm): Xác định vai xã hội của tác giả khi tấu trình lên vua Quang Trung ? 
Câu 3 ( 1 điểm): Nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ? 
Câu 4 ( 1 điểm): Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh , tác giả so sánh “Cánh buồm” với hình ảnh nào, ghi lại câu thơ có hình ảnh đó?
Câu 5 – Tập làm văn (6 điểm): Dựa vào các văn bản "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ”, hãy chứng minh rằng: “Những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân”.
III/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(1 điểm): Phần trích trên trích trong văn bản “Bàn luận về phép học” ( 0,5) Tác giả là Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử ) ( 0,5) 
Câu 2 (1 điểm): Vai xã hội của tác giả khi tấu trình lên vua Quang Trung là vai dưới ( Thần dân tấu trình lên vua) 
Câu 3 (1 điểm): Đặc điểm hình thức của câu phủ định : có từ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có) 
Câu 4 (1 điểm): Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh , tác giả so sánh “Cánh buồm” với “mảnh hồn làng”( 0,5)
 Ghi lại câu thơ có hình ảnh đó (0,5)
 “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
Câu 5 (6điểm):
* Yêu cầu:
+ Thể loại: Nghị luận.
+ Nội dung: Những người lãnh đạo như: Lý Công Uẩn,Trần Quốc Tuấn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
+ Hình thức; Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc
* Dàn ý đáp án:
1. Mở bài: (1 điểm)
- “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” là những áng văn còn lưu lại mãi trong lịch sử nước nhà.
- Qua hai văn bản thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.
2. Thân bài. (4 điểm)
- Khẳng định vai trò cực kì quan trọng của hai người lãnh đạo. Họ là những người yêu nước, hết lòng chăm lo việc nước.
 	+ Vì lo cho sự hưng thịnh lâu dài của đất nước mà lý Công Uẩn quyết định chọn Thăng Long làm kinh đô. 
 	+ Trần Quốc Tuấn vì lo cho vận mệnh đất nước mà nung nấu dạ căm thù quân cướp nước và ý chí tiêu diệt giặc " Ta thường .... vui lòng".
 	+ Các vị lãnh đạo tài ba đã nghiêm khắc phê phán những điều sai trái, lối sống ăn chơi hưởng lạc.
- Họ là những người có trí tuệ mưu lược cao, có tầm nhìn chiến lược .
 	+ Lý Công Uẩn nhìn rõ địa thế tuyệt đẹp và thuận lợi của Thăng Long để phát triển đất nước , chăm lo đời sống nhân dân.
 	+ Trần Quốc Tuấn đúc kết binh pháp viết ra cuốn" Binh thư yếu lược" để kêu gọi mọi người học tập và quyết chiến đấu chiến thắng giặc Mông, Nguyên.
3. Kết bài:(1 điểm)
Khẳng định Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những người lãnh đạo anh minh, có công lao rất lớn trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dựng quốc gia hưng thịnh vững bền.
* Biểu điểm:
Điểm 6: Bài viết đúng yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch đẹp.
Điểm 4-5: Làm đúng yêu cầu của đề bài,lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt tương đối mạch lạc, sai một số lỗi chính tả.
Điểm 3 : Bài viết sơ sài, trình bày chưa đẹp, sai 10 - 15 lỗi chính tả.
Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, trình bày bẩn, sai quá nhiều lỗi chính tả.
Điểm 0: Không làm, bỏ giấy trắng phần này hoặc viết vài dòng mà không rõ ý .

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 2 KSCL ĐẦU NĂM 9.doc