Đề khảo sát chất lượng lớp 9 năm học 2011 - 2012 môn văn - Tiếng Việt

Đề khảo sát chất lượng lớp 9 năm học 2011 - 2012 môn văn - Tiếng Việt

 Đọc phần trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

 “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường , thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

 Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện , các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học” .

Câu 1 (1 điểm): Phần trích trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Câu 2 ( 1 điểm): Xác định vai xã hội của tác giả khi tấu trình lên vua Quang Trung ?

Câu 3 ( 1 điểm): Nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ?

Câu 4 ( 1 điểm): Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh , tác giả so sánh “Cánh buồm” với hình ảnh nào, ghi lại câu thơ có hình ảnh đó?

Câu 5 – Tập làm văn (6 điểm): Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lớp 9 năm học 2011 - 2012 môn văn - Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 Năm học 2011-2012
 MÔN VĂN - TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 90 phút)
I/ MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu 
 Vận dụng
Cộng
1. Đọc hiểu văn bản: 
-Thơ Việt Nam 
- Các tác phẩm nghị luận 
-Tên tác phẩm, tác giả .
- Hình ảnh thơ trong bài thơ. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
2. Tiếng Việt: 
- Các kiểu câu
- Hội thoại 
Đặc điểm hình thức của kiểu câu
Hiểu và xác định được vai xã hội của người tham gia hội thoại trong một văn bản cụ thể
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Tập làm văn:
- Viết bài văn nghị luận chứng minh
Lập được bố cục 3 phần có 3 luận điểm chính
Tìm được 3 luận điểm chính và các luận cứ , đúng yêu cầu của đề
Viết bài văn NLCM hoàn chỉnh, đúng yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, logic
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1(câu 5)
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1(câu 5)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1(câu 5)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm:
Tỉ lệ
Số câu: 3
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Số câu:3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 30%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
II/ ĐỀ BÀI.
 Đọc phần trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 
 “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường , thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. 
 Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện , các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học” . 
Câu 1 (1 điểm): Phần trích trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
Câu 2 ( 1 điểm): Xác định vai xã hội của tác giả khi tấu trình lên vua Quang Trung ? 
Câu 3 ( 1 điểm): Nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ? 
Câu 4 ( 1 điểm): Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh , tác giả so sánh “Cánh buồm” với hình ảnh nào, ghi lại câu thơ có hình ảnh đó?
Câu 5 – Tập làm văn (6 điểm): Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
III/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(1 điểm): Phần trích trên trích trong văn bản “Bàn luận về phép học” ( 0,5) Tác giả là Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử ) ( 0,5) 
Câu 2 (1 điểm): Vai xã hội của tác giả khi tấu trình lên vua Quang Trung là vai dưới ( Thần dân tấu trình lên vua) 
Câu 3 (1 điểm): Đặc điểm hình thức của câu phủ định : có từ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có) 
Câu 4 (1 điểm): Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh , tác giả so sánh “Cánh buồm” với “mảnh hồn làng”( 0,5)
 Ghi lại câu thơ có hình ảnh đó (0,5)
 “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
Câu 5 (6điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
 - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề cần chứng minh
	- Dẫn dắt vấn đề: Lòng nhân ái và tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
	- Nêu vấn đề: Văn học với chức năng cao cả của nó, luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “Thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
 * Thân bài: 
Ý 1: Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
- Theo Hoài Thanh thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người
- Các tác phẩm văn chương thường khêu gợi tình yêu thương và lòng nhân ái của con người
Ý 2: Văn học ca ngợi lòng nhân ái
- Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương hết lòng vì con cái, hi sinh vì con cái.
(Dẫn chứng: Người mẹ trong “Cổng trường mở ra”, người cha trong “Lão Hạc”
+ Con cái hiếu thảo, thương yêu, kính trọng cha mẹ.
(Dẫn chứng: trong ca dao)
+ Anh chị em ruột thịt thương yêu, đùm bọc nhau.
(Dẫn chứng: Anh, e Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”)
Tình làng, nghĩa xóm (dẫn chứng)
Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò
(Dẫn chứng: nhân vật họa sĩ trong “Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Ý 3: Văn học nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
	- Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình
 (Đẫn chứng: bà cô của chú bé Hồng trong “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, Ông bố nghiện ngập trong “Cô bé bán diêm”
	- Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
	(Dẫn chứng: vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, những người qua đường trong “Cô bé bán diêm” của An –Đec – Xen.
* Kết bài:
- Khẳng định vai trò của văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi con người.
- Liên hệ thực tế và mong ước của bản thân.
Tiªu chuÈn cho ®iÓm
- §iÓm 6: §¹t ®­îc c¸c yªu cÇu nªu trªn. V¨n viÕt m¹ch l¹c, cã c¶m xóc, thÓ hiÖn sù s¸ng t¹o, kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t th«ng th­êng.
- §iÓm 5: §¹t phần đa ®­îc c¸c yªu cÇu nªu trªn. V¨n viÕt m¹ch l¹c, cã c¶m xóc, thÓ hiÖn sù s¸ng t¹o. Cßn mét sè lçi vÒ diÔn ®¹t.
- §iÓm 4: §¹t ®­îc qu¸ nöa yªu cÇu nªu trªn. Cßn mét sè lçi vÒ diÔn ®¹t.
- §iÓm 3: §¹t ®­îc 1/2 yªu cÇu nªu trªn, mắc khá nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi lçi vÒ c©u, tõ, chÝnh t¶.
- §iÓm 2: Néi dung s¬ sµi, diÔn ®¹t yÕu, m¾c nhiÒu lçi vÒ c©u, tõ, chÝnh t¶.
- §iÓm 1: Ch­a ®¹t yªu cÇu nªu trªn. 
- §iÓm 0: L¹c ®Ò, sai c¶ néi dung vµ ph­¬ng ph¸p.
*Lưu ý: Giáo viên cần cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện, trân trọng những bài có suy nghĩ, cảm nhận và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau (kể cả không có trong hướng dẫn chấm) miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
Năm học 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 90 phút)
II/ ĐỀ BÀI.
 Đọc phần trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 
 “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường , thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. 
 Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện , các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học” . 
Câu 1 (1 điểm): Phần trích trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
Câu 2 (1 điểm): Xác định vai xã hội của tác giả khi tấu trình lên vua Quang Trung ? 
Câu 3 (1 điểm): Nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ? 
Câu 4 (1 điểm): Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh , tác giả so sánh “Cánh buồm” với hình ảnh nào, ghi lại câu thơ có hình ảnh đó?
Câu 5 – Tập làm văn (6 điểm): Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 1 KSCL ĐẦU NĂM 9.doc