Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cáp tỉnh môn: Ngữ văn 9

Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cáp tỉnh môn: Ngữ văn 9

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CÁP TỈNH

Môn: ngữ văn 9

Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)

Câu I (1 điểm):

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Chữ “lộc” ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả có thể viết lộc xuân giắt đầy quanh lưng người cầm súng? Theo em, nhờ đâu mà cách nói ấy có thể làm cho ý thơ thêm hay, thêm đẹp.

Câu II (1 điểm):

Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:

a/ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.

b/ Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê.

Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy.

Câu III (2 điểm):

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba a a ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa

(Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cáp tỉnh môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cáp tỉnh
Môn: ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu I (1 điểm):
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Chữ “lộc” ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả có thể viết lộc xuân giắt đầy quanh lưng người cầm súng? Theo em, nhờ đâu mà cách nói ấy có thể làm cho ý thơ thêm hay, thêm đẹp.
Câu II (1 điểm):
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:
a/ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
b/ Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê.
Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy.
Câu III (2 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Baaaba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa
(Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
Câu IV (6 điểm):
Nhận xét về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, sách Bồi dưỡng Ngữ văn 9 có viết: “Theo hành trình của chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, bài thơ đã khắc hoạ nhiều hình ảnh tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước”
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (thi thử)
Năm học: 2009- 2010
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Câu I (1 điểm): Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. 
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam, 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Chỉ trong bốn câu thơ mà hình ảnh hàng tre xuất hiện đến hai lần. Theo em, ý nghĩa của mỗi hình ảnh hàng tre đó khác nhau ra sao? Cách diễn đạt như vậy có tác dụng thế nào đối với việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác? 
Câu II (1 điểm): 
Trình bày ngắn gọn ý nghĩa của hai câu thơ sau:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào.
(Mây và Sóng- Tagor)
Câu III (1 điểm):
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Phân biệt nghĩa của từ “nghiêng” trong câu thơ trên? Cho biết đó là hiện tượng gì trong Tiếng Việt?
Câu IV (6 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Chuyện Kiều của Nguyễn Du.
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (thi thử)
Năm học: 2009- 2010
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Câu I (1 điểm):
 Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
Câu II (2,5 điểm):
Trước câu chuyện của anh thanh niên về công việc (trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long) người hoạ sĩ già có cảm giác bối rối. “Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài.”
Thử đặt mình vào vị trí người nghe chuyện như hoạ sĩ, em hãy phát biểu xem điều gì trong câu chuyện của người thanh niên đã khiến ông xúc động và ông đã khám phá, đã khẳng định được điều gì về người thanh niên cũng như về cuộc sống?
Câu III (1,5 điểm): 
Đọc câu thơ của Nguyễn Du và trả lời các câu hỏi sau:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.
a- Xác định và giải thích ngắn gọn biện pháp tu từ từ vựng được tác giả sử dụng ở những từ ngữ in đậm trong câu thơ trên.
b- Biện pháp tu từ từ vựng nêu trên có liên quan trực tiếp với phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu IV (5 điểm):
Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng rõ ý kiến trên.
Đề bài:
Về giá trị truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, sách giáo viên Ngữ văn 9, tập một, tr.204 nhận định: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý:
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Phần trích ở sách Ngữ văn 9), học sinh cần vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ được yêu cầu đề bài.
Yêu cầu kỹ năng:
Bài viết đúng kiểu bài nghị luận văn học với việc kết hợp nhiều thao tác; bố cục cân đối hợp lí; biết chọn lọc, sắp xếp dẫn chứng có hệ thống; lời văn trong sáng có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, lô gíc; không sai lỗi dùng từ đặt câu
Từ những yêu cầu trên, định hướng chính của bài làm như sau:
1. Giới thiệu khái quát chung về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến . (0.5 đ)
2. Giải thích ý kiến.
-Thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có nhiều yếu tố (tình huống truyện, cốt truyện, xây dựng nhân vật, cách kể chuyện) trong đó, chất trữ tình là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của tác phẩm. (0.25 đ)
- Chất trữ tình của tác phẩm được tạo nên bởi những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng và thể hiện bằng lời văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh (0.5 đ)
3. Chứng minh:
- Chất trữ tình được tạo nên từ những chi tiết, khung cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sỹ già. (1 đ)
- Chất trữ tình được toát lên chủ yếu từ nội dung của truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị, từ những truyện kể về cuộc sống lặng lẽ ở Sa Pa (qua lời kể của anh thanh niên và bác lái xe, suy nghĩ của ông hoạ sỹ già, cô kỹ sư) và từ những cảm xúc, tình cảm mới nảy nở trong tâm hồn của các nhân vật đối với anh thanh niên. (2 đ)
- Để tạo nên không khí trữ tình của tác phẩm, nhà văn đã sử dụng lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng. (0.25)
4. Đánh giá: Chất trữ tình kết hợp với bình luận, tự sự đã làm nỗi bật chủ đề tác phẩm: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc hoạ thành công những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩ của những công việc thầm lặng ./. (0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE LUYEN THI HOC SINH GIOI CAP TINH.doc