Cõu 1(2 điểm):
Qua bài nghị luận" Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten ".
của Hi-phô-lít-ten, em hãy rút ra những nét khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học trong việc phản ánh hiện thực.
Cõu 2(2 điểm):
Xác định phương tiện liên kết đồng nghĩa trong các đoạn trích sau và cho biết giá trị tu từ của chúng.
a.Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghệnh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lửng thững bước ra.
b.Châu Ro ơi, xa rừng quê núi cũ,
Từ nơi đây buồn lắm phải không anh.
Người Thượng già đương mải ngó xa xanh,
Với đôi mắt dại khờ trong tuyệt vọng.
PHềNG GD& ĐT YấN KHÁNH TRƯỜNG THCS KHÁNH NINH ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 9 NĂM HỌC: 2008 -2009 MễN : Ngữ văn Thời gian làm bài : 90phỳt. (Đề này gồm 3 cõu, 01 trang). Cõu 1(2 điểm): Qua bài nghị luận" Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten ". của Hi-phô-lít-ten, em hãy rút ra những nét khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học trong việc phản ánh hiện thực. Cõu 2(2 điểm): Xác định phương tiện liên kết đồng nghĩa trong các đoạn trích sau và cho biết giá trị tu từ của chúng. a.Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghệnh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lửng thững bước ra. b.Châu Ro ơi, xa rừng quê núi cũ, Từ nơi đây buồn lắm phải không anh. Người Thượng già đương mải ngó xa xanh, Với đôi mắt dại khờ trong tuyệt vọng. Cõu 3(6 điểm): Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Con cò là sự kết tinh giữa cảm hứng trữ tình dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc của tác giả . Hãy phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết.. PHềNG GD & ĐT YấN KHÁNH TRƯỜNG THCS KHÁNH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 9 Năm học : 2008 -2009 Mụn : Ngữ văn (Hướng dẫn này gồm 3 cõu 2 trang) Cõu 1(2 điểm): Qua bài nghị luận" Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten ". của Hi-phô-lít-ten, em nhận thấy những nét khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học trong việc phản ánh hiện thực. - Khoa học phát hiện ra những đặc điểm sinh học có tính chất bản năng, lấy phẩm chất người và lợi ích đối với con người làm tiêu chí để nhìn nhận loài vật nói riêng sự vật nói chung. (1 điểm) - Văn chương từ những dung động của con người mà xây dựng tạo ra những hình tượng về loài vật chính vì vậy hình tượng trong sáng tác văn chương luôn mang tính đa nghĩa nhờ vào những tư tưởng không đơn điệu, 1 chiều, sự sinh động, hàm xúc cũng từ đó mà ra. (1 điểm) Cõu 2(2 điểm): Xác định phương tiện liên kết đồng nghĩa trong các đoạn trích sau và cho biết giá trị tu từ của chúng. a.Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghệnh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lửng thững bước ra.-> vừa để nối, vừa để đề cao giá trị của Tư Bền, vừa làm cho lời văn thoáng. (1 điểm) b.Châu Ro ơi, xa rừng quê núi cũ, Từ nơi đây buồn lắm phải không anh. Người Thượng già đương mải ngó xa xanh, Với đôi mắt dại khờ trong tuyệt vọng.->Vừa để tránh lặp, vừa để giới thiệu nguồn gốc, tuổi tác của nhân vật. (1 điểm) Cõu 3(6 điểm): Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Con cò là sự kết tinh giữa cảm hứng trữ tình dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc của tác giả . Hãy phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để làm sáng tỏ ý kiến trên. 1. Yêu cầu về hình thức: + Tạo lập được văn bản đúng thể loại nghị luận văn học. + Bố cục rõ ràng + Văn viết có sức truyền cảm, diễn đạt trong sáng. 2.Yêu cầu về nội dung: HS có thể làm theo các cách khác nhau miễn là đảm bảo được các ý cơ bản sau: -Bài thơ là sự kết tinh giữa cảm hứng trữ tình dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc, cụ thể là: + Bài thơ có bố cục ba đoạn như ba khúc ru của người mẹ ru con + Những vần thơ ngọt ngào thấm đẫm chất ca dao mở đầu cho lời ru của mẹ. + Hình tượng con cò có trong ca dao mang theo tình mẹ gửi gắm trong lời ru và sẽ bay theo con đi mọi nẻo cuộc đời. + Đến đoạn thứ 3, lời ru chất lại những suy ngẫm mang tầm triết lí sâu sắc: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con + Giọng điệu thiết tha sâu lắng, nhịp điệu linh hoạt của thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện một cách đặc sắc hình tượng con cò trong lời hát ru của bà mẹ. + Hình ảnh con cò không mới nhưng bắt nguồn từ mạch trữ tình tha thiết trong ca dao lại kết hợp với những trải nghiệm sâu sắc của cuộc đời đã làm nên giá trị bất tử của bài thơ. Chú ý: Học sinh phải lấy ra những dẫn chứng tiêu biểu của bài thơ để phân tích, bình giá. 3. Cách cho điểm - Điểm 6: Đạt được yêu cầu trên. Có thể còn một vài từ ngữ, hình ảnh, cảm nhận chưa thật sâu sắc. Mắc vài lỗi CT, NP. -Điểm 4-5 : Cơ bản đạt yêu cầu trên,Cảm nhận được nhưng chưa thật sâu sắc. Đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát. Mắc 3 - 4 lỗi CT, NP. -Điểm 2 - 3: Đạt khoảng 1/2 yêu cầu trên. Trình bày đôi chỗ lủng củng, sơ lược. Cảm xúc còn mờ nhạt. Mắc 5- 6 lỗi CT, NP. - Điểm 1: Bài làm quá sơ lược, cẩu thả. Mắc nhiều lỗi CT, NP. Hết..
Tài liệu đính kèm: