Đề kiểm định chất lượng cuối năm lớp 9 năm học: 2008 -2009 môn: Ngữ văn - Trường THCS Khánh Ninh

Đề kiểm định chất lượng cuối năm lớp 9 năm học: 2008 -2009 môn: Ngữ văn - Trường THCS Khánh Ninh

Câu1: ( 3 điểm)

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”

a, Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b, Bằng một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận của em về hai câu

 thơ trên?

Câu 2: (2 điểm)

Đọc hai câu sau:

(1) Thầy thì thầy không bênh vực những em lười học.

(2) Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

 ( Thầy bói xem voi)

a, Chỉ rõ sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của từ “ thầy” đứng trước trợ từ “ thì”

 trong hai câu trên?

b, Nếu bỏ từ “ thầy” đầu tiên ở câu (1) thì ý cơ bản của câu có thay đổi không? Tác dụng của từ “ thầy” (trước trợ từ “ thì” ) trong câu đó?

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm định chất lượng cuối năm lớp 9 năm học: 2008 -2009 môn: Ngữ văn - Trường THCS Khánh Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GD& ĐT YấN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH NINH
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 9
NĂM HỌC: 2008 -2009
MễN : Ngữ văn
Thời gian làm bài : 90phỳt.
(Đề này gồm 3 cõu, 01 trang).
Câu1: ( 3 điểm)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
a, Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b, Bằng một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận của em về hai câu 
 thơ trên?
Câu 2: (2 điểm) 
Đọc hai câu sau:
Thầy thì thầy không bênh vực những em lười học.
(2) Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
 ( Thầy bói xem voi)
a, Chỉ rõ sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của từ “ thầy” đứng trước trợ từ “ thì” 
 trong hai câu trên?
b, Nếu bỏ từ “ thầy” đầu tiên ở câu (1) thì ý cơ bản của câu có thay đổi không? Tác dụng của từ “ thầy” (trước trợ từ “ thì” ) trong câu đó?
Cõu 3: (5 điểm)
 Suy nghĩ của em về bài thơ "Viếng lăng Bỏc" của nhà thơ Viễn Phương.
Hết..
PHềNG GD & ĐT YấN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 9
 Năm học : 2008 -2009
 Mụn : Ngữ văn 
 (Hướng dẫn này gồm 3 cõu 3 trang) 
Câu1: 
a, HS xác định đúng tên tác phẩm, tác giả: (0,5 điểm)
 - Thuộc tác phẩm: “Con cò .”
 - Tác giả: Chế Lan Viên.
b, Nêu ý kiến nhận xét: (2,5 điểm) 
* Về nội dung: Đảm bảo ý cơ bản sau
- Hai câu cuối đoạn 2 trong bài “ Con cò” là lời ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ.
- Lời thơ thật giản dị mà ý tứ sâu xa. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa muôn đời, bền vững và sâu sắc: Con dù lớn, dù trưởng thành....vẫn cần sự chở che của mẹ; suốt cuộc đời tấm lòng mẹ lúc nào cũng bên con.
- Cặp quan hệ từ điều kiện- kết quả “ Dù....vẫn...” khẳng định một qui luật bất biến về tấm lòng của mẹ hiền với con yêu.
* Về hình thức: 
- Đảm bảo đúng cấu trúc một đoạn văn, với số câu theo yêu cầu (không nhiều hơn hoặc ít hơn quá 1 câu)
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, lời văn lưu loát
Câu2: ( 2 điểm)
a, Sự khác nhau của từ “ thầy” trong hai câu: (1điểm)
- Câu (1) từ “ thầy” là thành phần khởi ngữ của câu.
- Câu (2) từ “ thầy” là thành phần chủ ngữ của câu.
b, Nếu bỏ từ ‘ thầy đầu tiên ở câu (1) thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi. Từ “ thầy” làm khởi ngữ trong câu (1) có tác dụng nhấn mạnh đến chủ thể của hành động được nói đến trong câu. ( 1 điểm)
Cõu 3 (5 điểm)
	1. Yờu cầu về hỡnh thức:
	Làm hoàn chỉnh một bài văn nghị luận về bài thơ "Viếng lăng Bác". Cảm nhận được những nột đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ. Bố cục hợp lý, diễn đạt lưu loỏt. Khụng mắc lỗi CT-NP.
	2. Yờu cầu về nội dung:
HS cảm nhận được cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, là lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và cũng phù hợp với không khí thiêng liêng nơi lăng Bác. 
* Cảm xỳc của nhà thơ trước khi vào lăng: 
- Mở đầu bài thơ là cảm xúc chân thành, xúc động, sâu sắc của Viễn Phương khi nhìn thấy lăng Bác. Cỏch xưng hụ: “con” và “Bỏc” vừa gần gũi, thân thương, vừa trân trọng, thành kính . Cụm từ “con ở miền Nam” của Viễn Phương mang một sắc thái mới xúc động, thành kính - “ đứa con vắng mặt ngày cha mất”. Nó gợi lên bao nhiêu cách trở xa xôi về không gian và thời gian, và trong khoảng cách đó dồn nén biết bao tình cảm mong nhớ, thương chờ đồng thời nó cũng gợi sự cảm thông, xẻ chia với đồng bào miền Nam trong lòng người đọc ( miền Nam là nơi đi trước về sau, nơi Bác hằng khao khát mong nhớ).
- Người con từ chiến trường miền Nam, lần đầu tiên về thăm Cha đã dạt dào cảm xúc khi nhìn thấy hàng tre quanh lăng Bác. Màn sương trong câu thơ "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi nên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre “đứng thẳng hàng” trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng mang màu sắc xanh xanh. “Hàng tre xanh xanh” vô cùng gần gũi và thân thuộc đã được nhà thơ nhìn với con mắt liên tưởng nhân hoá và tượng trưng . Trải qua 
“ bão táp mưa sa” vẫn “ đứng thẳng hàng” như dáng đứng của con người, dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc là chống Pháp và chống Mĩ.
* Cảm xỳc của nhà thơ khi vào lăng:
- Theo đoàn người, nhà thơ xếp hàng vào lăng viếng Bác. Quan sát lên trời cao, tác giả càng thấy được sự vĩ đại mà gần gũi của Bác.
- Khổ thơ thứ hai được tạo nên bởi hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: “ mặt trời đi qua trên lăng/ mặt trời trong lăng”, 
“ dòng người/ tràng hoa”. “Mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời
của Trái Đất, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, một "mặt trời trong lăng rất đỏ". Mặt trời ở trên cao được nhân hoá, nhìn mặt trời trong lăng bằng đôi mắt của mặt trời . 
	+Hình ảnh ẩn dụ: "mặt trời trong lăng rất đỏ" - vừa nói lên sự vĩ đại, sự bất tử của Bỏc; vừa thể hiện sự tụn kớnh, biết ơn của nhà thơ và nhõn dõn Việt Nam với Bỏc - Người là mặt trời chân lí cách mạng, là ánh sáng rực rỡ soi đường chỉ lối cho dân tộc và đó đem đến cuộc sống tự do cho nhân dõn...Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả.
	+ Hỡnh ảnh những dòng người đi trong thương nhớ kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận. Nó còn có ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng Người những gì tốt đẹp nhất:" Dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Đây là hình ảnh hoán dụ chỉ Bỏc thọ 79 tuổi và nó còn mang ý nghĩa tượng trưng. Mựa xuõn là mựa đẹp nhất, Bỏc đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân, Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho dân tộc, cho đất nước. Cuộc đời của Bác đẹp như 79 mựa xuõn.
- Nhà thơ tiếp tục diễn tả cảm xúc của mình khi vào lăng:
 + Không gian ở bên trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ đã được tác giả diễn tả bằng một hình ảnh liên tưởng độc đáo, bất ngờ là “ vầng trăng”. Tác giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó.Bởi trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Người, giờ đây trăng cũng đến ôm ấp, toả sáng ru giấc ngủ ngàn thu cho Người. Cho nên hỡnh ảnh "vầng trăng sỏng dịu hiền": gợi nghĩ đến tõm hồn cao đẹp, sỏng trong của Bỏc.
 + Từ hình ảnh “ vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh 
“ trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Cõu thơ 
" Vẫn biết trời xanhtrong tim" gợi suy nghĩ về cỏi bất diệt vụ cựng của thiờn nhiờn vũ trụ và cỏi vụ cựng cao cả ở một con người. Bỏc vẫn cũn mói với non sụng đất nước, như trời xanh cũn mói. Dự đó tin như thế nhưng khụng thể khụng đau xút vì sự ra đi của Người. Động từ "nhúi" gợi cảm giác đau nhức, buốt đột ngột tựa như hàng ngàn mũi kim đâm xoáy vào con tim thổn thức của tác giả. Câu thơ như một tiếng khóc nghẹn ngào, một nỗi buồn tê tái, một cơn đau quặn thắt. Đó cũng là rung cảm chân thật của tác giả cũng như của mỗi chúng ta khi vào viếng Bác. 
* Cảm xỳc của nhà thơ khi rời lăng Bỏc:
+ Nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam, phải xa Bác thật rồi, nhà thơ không cầm nổi nước mắt “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt mộc mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Ba câu cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ niềm mong ước, sự tự nguyện của tác giả.Tấm lòng mong ước thiết tha muốn hoá thân vào những cảnh vật bên lăng Bác: muốn làm con chim hót, muốn làm bông hoa toả hương thơm ngát và hơn hết, muốn làm “cây tre trung hiếu” nhập vào cựng “hàng tre bỏt ngỏt” quanh lăng Bỏc, để đứng mãi bên Bác, khụng bao giờ phải xa Người.
	+ Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài tạo nên kết cấu tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
- Liờn hệ thỏi độ, cảm xỳc của mỗi cỏ nhõn đối với Bỏc.
3. Cỏch cho điểm
- Điểm 6: Đạt được yờu cầu trờn. Cú thể cũn một vài từ ngữ, hỡnh ảnh, cảm nhận chưa thật sõu sắc. Mắc 1-2 lỗi CT, NP.
- Điểm 4: Đạt 2/3 yờu cầu trờn,cảm nhận được nhưng chưa thật sõu sắc. Đụi chỗ diễn đạt chưa lưu loỏt. Mắc 3 - 4 lỗi CT, NP.
- Điểm 3: Đạt khoảng 1/2 yờu cầu trờn. Trỡnh bày đụi chỗ lủng củng, sơ lược. Cảm xỳc cũn mờ nhạt. Mắc 5- 6 lỗi CT, NP.
- Điểm 1: Bài làm quỏ sơ lược, cẩu thả. Mắc nhiều lỗi CT, NP.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Mắc quá nhiều lỗi CT, NP.
......................Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de on tap cuoi nam Ngu van 9.doc