Câu 1 ( 0,5 điểm)
- Kể tên các ngành động vật đã học?
Câu 2 ( 1, 5 điểm)
a) Nêu đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét ?
b) Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên?
Ngày soạn : 22/10/2011 Ngày thực hiện ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : SINH 7 TIẾT 19 Câu 1 ( 0,5 điểm) - Kể tên các ngành động vật đã học? Câu 2 ( 1, 5 điểm) a) Nêu đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét ? b) Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên? Câu 3: (2 điểm) a) Nêu đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh? b) Biện pháp phòng chống giun dẹp kí sinh? Câu 4 ( 2 điểm) a) Trình bày vòng đời của giun đũa.? b) Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu? gây tác hại gì cho vật chủ ? Giun tròn thường lây nhiễm qua những con đường nào? Câu 5 ( 1.5 điểm) - Mô tả hình dạng và hình thức sinh sản của thủy tức? Câu 6 (2,5 điểm) a) Giun đốt phân biệt với giun tròn ở đặc điểm nào? b) Sự đa dạng của ngành giun đốt được thể hiện như thế nào? c) Vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp? .....................Hết........................... (Đề thi này có 01.trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH 7 TIẾT: 19 Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 (0,5 điểm) Ngành động vật nguyên sinh Ngành ruột khoang Các ngành giun: Ngành giun tròn, ngành giun dẹp,ngành giun đốt 0,125 0,125 0,25 Câu 2 (1,5 điểm) a) Cấu tạo và dinh dưỡng + Cấu tạo: kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển các các không bào + Dinh dưỡng: Thực hiện qua màng tế bào, chui vào hồng cầu lấy chất dinh dưỡng b) Vai trò + Làm sạch môi trường nước. + Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển. 0,5 0,5 0,25 0.25 Câu 3 ( 2 điểm) a) Cấu tạo sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh - Mắt, lông bơi tiêu giảm - Giác bám phát triển - Hầu có cơ khỏe - Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển - 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ - Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều trứng b) Biện pháp Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống...... Mỗi ý đúng 0,25 điểm 0,5 Câu 4 (2 điểm) a) Vòng đời của giun đũa - Giun đũa (trong ruột người) " đẻ trứng " ấu trùng trong trứng " thức ăn sống " ruột non (ấu trùng) " máu, tim, gan, phổi " ruột người. b) Giun tròn thường kí sinh ở ruột, gan, cơ, máu..của người .Trong rễ, hoa, quả của thực vật Tác hại: Đối với người: gây tắc mật,tắc ruột, đau bụng, làm người bệnh xanh xao... Đối với thực vật: Gây thối rễ, hoa, quả, lá úa vàng rồi gây chết c) Giun tròn thường lây qua các con đường: - Qua thức ăn sống, thiếu vệ sinh - Qua muỗi truyền - Qua ra bàn chân - Qua mút tay 0,5 0,5 0,25 0,25 Mỗi ý đúng 0,125 điểm Câu 5 (1,5 điểm) + Cơ thể hình trụ dài + Phần dưới là đế, có tác dụng bám. + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng toả ra. + Cơ thể có đối xứng toả tròn. + Sinh sản: Mọc chồi, tái sinh, hữu tính 0,25 0,25 0,25 0,25 05 Câu 6 (2,5 điểm) a) Giun đốt phân biệt với giun tròn các đặc điểm: - Cơ thể phân đốt. - Mỗi đốt có đôi chi bên. - Có khoang cơ thể chính thức b) Đa dạng của giun đốt được thể hiện thông qua - Số lượng loài lớn. - Môi trường sống khác nhau: Nước ngọt, mặn , lợ, đất ẩm, - Lối sống phong phú: Định cư, kí sinh ngoài, chiu rúc, tự do c) Vai trò của giun đất - Làm màu mỡ đất trồng - Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: