Đề kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 năm học: 2011- 2012

Đề kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 năm học: 2011- 2012

Câu1: (2ñ)Hãy khoanh tròn vào đầu câu a, b, c, d cho câu trả lời đúng:

1/ Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì .:

a) F¬1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. b) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

c) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 9:3:3:1. d) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.

2/ Ở và chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:

a) Aa (quả đỏ) b) AA (quả đỏ) c) aa (quả vàng) d) Cả AA và Aa

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 năm học: 2011- 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nhơn Phong
Họ tên: .
Lớp: 9A
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 Môn: Sinh học*
 Năm học: 2011- 2012
Điểm
I/ Trắc nghiệm: (5đ)
	Câu1: (2ñ)Hãy khoanh tròn vào đầu câu a, b, c, d cho câu trả lời đúng:
1/ Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ..:
a) F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.	b) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.	
c) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 9:3:3:1.	d) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.
2/ Ở và chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:
a) Aa (quả đỏ)	b) AA (quả đỏ)	c) aa (quả vàng)	d) Cả AA và Aa
3/ Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì phân bào?
a) Kì trung gian.	b) Kì đầu	c) Kì giữa.	d) Kì sau.
4/ Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn.
a) 16.	b) 8. 	c) 4.	d) 2
5/ Tại sao ở những loài giao phối, tỉ lệ đực và cái xấp xỉ 1 : 1.
a) Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X..	
b) Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau.	
c) Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
d) Vì con cái đẻ nhiều.
6/ Kết quả của quá trình nguyên phân là:
a) Tạo 2 tế bào con giống mẹ.	b) Tạo 1 tế bào con giống mẹ.	
c) c) Tạo 4 tế bào con có bộ NST đơn bội.	d) Tạo 4 tế bào con giống mẹ.
7/ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là:
a) A liên kết với T, G liên kết với X.	
b) A liên kêt với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.	
c) A liên kết với U, G liên kết với X.. 	
d) A liên kết với X, G liên kết với T.
8/ Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.
a) tARN	b) mARN 	c) rARN 	d) kARN
9/ Trên phân tử ADN chiều dài mỗi vòng xoắn là bao nhiêu:
a) 3,4A0.	b) 34A0 	c) 340A0.	d) 20A0.	
10) Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
a) Cấu trúc bậc 1.	b) Cấu trúc bậc 1 và 2. 	
c) Cấu trúc bậc 2 và 3.	d) Cấu trúc bậc 3 và 4.
II/ Tự luận: (5đ)
	Câu 2: (2đ) Ở bò, người ta cho lai giữa bò lông ngắn với bò lông dài, F1 thu được toàn bò lông ngắn. Cho F1 tạp giao với nhau thu được tỉ lệ 3 bò lông ngắn : 1 bò lông dài.
Cho biết bò lông ngắn F1 là trội hay lặn?
Xác định kiểu gen của bố mẹ và của F1?
Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Cho F1 lai phân tích thì kết quả ở đời lai sẽ như thế nào?
	Câu 3: (2đ) ADN có tính đa dạng và đặc thù như thế nào? Trình bày quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN?
	Câu 4: (1đ) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
	- G – U – X – X – U – A – U – A – G - 
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm: (5đ)
Câu 1: Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
b
a
a
a
a
a
b
b
d
II/ Tự luận: (5đ)
Câu hỏi
Gợi ý trả lời
Điểm
2
a) Bò lông ngắn là trội so với bò lông dài.
b) Qui ước: bò lông ngắn: A; bò lông dài: a
F2 có tỉ lệ 3:1 => bố mẹ thuần chủng tương phản.
P: bò lông ngắn cớ kiểu gen: AA; bò lông dài có kiểu gen: aa; F1 có kiểu g en: Aa.
c) P: AA (lông ngắn) x aa (lông dài)
 G: A a
 F1: Aa (lông ngắn)
F1 x F1: Aa (lông ngắn) x Aa (lông ngắn)
 G: A,a A,a
 F2 : 1AA: 2Aa: 1aa (3 bò lông ngắn: 1 bò lông dài)
d) F1 x tính trạng lặn: Aa (lông ngắn) x aa (lông dài)
 GP: A,a a
 FP: 1 Aa lông ngắn: 1 aa lông dài
(0,5đ)
(0,5đ) 
(0,5đ) 
(0,5đ)
3
* ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở thành phần,số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
* Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN:
- Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc.
- Các nuclêôtit của mạch khuân liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung, 2 mạch mới của ADN con dần dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. 
(1đ) 
(1đ) 
4
Viết được doạn gen đã tổng hợp ra ARN.
(1 đ)
-----------------
Trường THCS Nhơn Phong
Họ tên: .
Lớp: 9A
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 Môn: Sinh học**
 Năm học: 2011- 2012
Điểm
I/ Trắc nghiệm: (5đ)
	Câu1: (2ñ)Hãy khoanh tròn vào đầu câu a, b, c, d cho câu trả lời đúng:
1/ Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì ..:
a) F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.	b) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.	
c) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 9:3:3:1.	d) F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.
2/ Ở và chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:
a) Aa (quả đỏ)	b) AA (quả đỏ)	c) aa (quả vàng)	d) Cả AA và Aa
3/ NST xoắn cực đại diễn ra ở kì nào của chu kì phân bào?
a) Kì trung gian.	b) Kì đầu	c) Kì giữa.	d) Kì sau.
4/ Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân sẽ có bao nhiêu NST đơn.
a) 16.	b) 8. 	c) 4.	d) 2
5/ Tại sao ở những loài giao phối, tỉ lệ đực và cái xấp xỉ 1 : 1.
a) Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X..	
b) Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau.	
c) Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
d) Vì con cái đẻ nhiều.
6/ Kết quả của quá trình giảm phân là:
a) Tạo 2 tế bào con giống mẹ.	b) Tạo 1 tế bào con giống mẹ.	
c) Tạo 4 tế bào con có bộ NST đơn bội.	d) Tạo 4 tế bào con giống mẹ.
7/ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp mARN là:
a) A liên kết với T, G liên kết với X.	
b) A liên kêt với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.	
c) A liên kết với U, G liên kết với X.	
d) A liên kết với X, G liên kết với T.
8/ Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axit amin:
a) tARN	b) mARN 	c) rARN 	d) kARN
9/ Trên phân tử ADN đường kính mỗi vòng xoắn là bao nhiêu:
a) 3,4A0.	b) 34A0 	c) 340A0.	d) 20A0.	
10) Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
a) Cấu trúc bậc 1.	b) Cấu trúc bậc 2. 	c) Cấu trúc bậc 3	d) Cấu trúc bậc 4.
II/ Tự luận: (5đ)
 Câu 2: (2đ) Ở cà chua , người ta cho lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng,F1 thu được toàn cà chua quả đỏ. Cho F1 tạp giao với nhau , ở đời lai thứ 2 thu được 270 cà chua quả đỏ, 90 cà chua quả vàng.
a) Cho biết F1 cà chua quả đỏ là trội hay lặn?
b) Xác định kiểu gen của P và của F1.
c) Viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
d) Cho F1 lai phân tích, kết quả kiểu hình ở đời lai như thế nào? 
	Câu 3: (2đ) ARN có tính đa dạng và đặc thù như thế nào? Quá trình tổng hợp ARN?
	Câu 4: (1đ) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
	- A – U – X – G – U – A – X – A – G - 
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet hk1 sinh 9.doc