Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 7 - Đề số 2 (Có đáp án) - Năm học 2017-2018

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 7 - Đề số 2 (Có đáp án) - Năm học 2017-2018

A. Trắc nghiệm: (3đ)

Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau(1đ)

Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?

A. Cơ thể có nhiều tua.

B. Ruột dạng túi.

C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.

D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

Câu 2. Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?

A. Vùng ôn đới B. Vùng Bắc cực C. Vùng Nam cực D. Vùng nhiệt đới

Câu 3: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?

A. Lưỡng tính B. Phân tính C. Lưỡng tính hoặc phân tính D. Cả a,b và c

Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?

A. 20.000 loài B. 15.000 loài C. 10.000 loài D. 5.000 loài

 

doc 2 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 27/05/2024 Lượt xem 58Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 7 - Đề số 2 (Có đáp án) - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 7 năm học 2017 - 2018
A. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau(1đ)
Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua.
B. Ruột dạng túi.
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.
D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.
Câu 2. Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới                  B. Vùng Bắc cực           C. Vùng Nam cực                         D. Vùng nhiệt đới
Câu 3: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?
A. Lưỡng tính                    B. Phân tính                  C. Lưỡng tính hoặc phân tính       D. Cả a,b và c
Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?
A. 20.000 loài                     B. 15.000 loài               C. 10.000 loài                                D. 5.000 loài
Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)
Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)......................, di chuyển nhờ roi, vừa(2)......................... vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng(3)........................., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4).........................
Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)
1. Sán lá máu
 
a. Kí sinh trong ốc ruộng
2. Sán lá gan
b. Kí sinh ruột non người
3. Sán bã trầu
c. Kí sinh ở ruột lợn
4. Sán dây
d. Kí sinh trong máu người
B. Tự luận (7đ)
Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)
Câu 2: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)
Câu 3: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)
Câu 4: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học lớp 7
A. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1:
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0.25đ
2
D
0.25đ
3
B
0.25đ
4
C
0.25đ
Bài 2: 
Câu
Đáp án
Điểm
(1)
Đơn bào
0.25đ
(2)
Tự dưỡng
0.25đ
(3)
Cơ thể
0.25đ
(4)
Phân đôi
0.25đ
Bài 3:
1. Sán lá máu
1-d(0.25đ)
2-a(0.25đ)
3-c(0.25đ)
4-b(0.25đ)
a. Kí sinh trong ốc ruộng
2. Sán lá gan
b. Kí sinh ruột non người
3. Sán bã trầu
c. Kí sinh ở ruột lợn
4. Sán dây
d. Kí sinh trong máu người
B. Tự luận (7đ)
Câu 1: 
* Giống nhau (0.5đ)
Đều là các cơ thể sống,
Đều cấu tạo từ tế bào,
Lớn lên và sinh sản.
* Khác nhau:
ĐV (1đ)                                                                                               - TV (1đ)
- Có khả năng di chuyển                                                       - Không có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan                                             - Không có hệ thần kinh và giác quan,
- Chất hữu cơ nuôi cơ thể sử dụng chất hữu cơ có sẵn      - Chất hữu cơ nuôi cơ thể tự tổng hợp
- Không có thành xenluloxo ở tế bào                                    - Có thành xenluloxo ở tế bào
Câu 2:
- Nơi sống: sống trong nội tạng trâu bò(0.25 đ)
- Cấu tạo: Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên mắt, lông bơi tiêu giảm, ruột phân nhánh, giác bám phát triển(0.25 đ)
- Di chuyển: Chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh. (0.25 đ)
- Dinh dưỡng:
Hầu cơ thể khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh(0.25 đ)
Giác bám, cơ quan tiêu hóa phát triển(0.25 đ)
Sinh sản: Sán lá gan lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triển(0.25 đ)
- Vòng đời san lá gan: (1đ)
Câu 3: 
Hồng cầu trong máu cơ thể người làm nhiệm vụ vận chuyển oxy tới tế bào để oxy hóa các chất hữu cơ có trong thành phần tế bào sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Khi bị sốt rét hàng loạt thì hồng cầu bị phá hủy tế bào cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến cơ thể bị thiếu năng lượng nên điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể lên cao nhưng người vẫn bị rét run cầm cập.
Câu 4: 
Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da, nếu bị ngập nước giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu oxi do vậy nó phải chui lên mặt đất để hô hấp

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_7_de_so_2_co_dap_an_nam.doc