Đề kiểm tra 1 tiết môn văn (truyện trung đại) lớp 9 năm 2011 - 2012

Đề kiểm tra 1 tiết môn văn (truyện trung đại) lớp 9 năm 2011 - 2012

Câu 1: (3 điểm) Đoạn thơ sau đây:

. “Ngày xuân con én đưa thoi,

 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

 Cỏ non xanh tận chân trời,

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” .

a. Trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Tác phẩm còn có tên gọi khác là gì?

c. Thuộc thể loại văn học nào? Viết theo thể thơ gì?

Câu 2: (1 điểm) Các nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) có nét phẩm chất chung nào?

 Câu 3: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).

 Câu 4: (5 điểm) Có nhận định rằng:“ Về nội dung, Truyện Kiều có một giá trị nhân đạo sâu sắc”.

 Qua hai văn bản được trích học về Truyện Kiều ở lớp 9 ( Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn văn (truyện trung đại) lớp 9 năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 MÔN VĂN (TRUYỆN TRUNG ĐẠI)
 LỚP 9 Năm học 2011-2012
Thời gian làm bài: 45 phút)
I/ MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu 
 Vận dụng
Cộng
1. Truyện Kiều:
 (câu 1,4)
-Tên tác phẩm, tác giả .
- Thể loại văn học, thể thơ 
Số câu:1 (câu 1)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1 (câu 1)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 20%
2. Truyện Lục Vân Tiên:
(Câu2, 3)
- So sánh hình ảnh.
- Nhớ được nội dung văn bản
Số câu:1 (Câu2, 3)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1(Câu2, 3)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Làm văn
(câu 4)
Cách trình bày 1 văn bản chứng minh đơn giản
Nêu được một số ý chính về nội dung hai văn bản
Khái quát được nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học
Số câu:1(câu 4)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1(câu 4)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1(câu 4)
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
II/ ĐỀ BÀI.
Câu 1: (3 điểm) Đoạn thơ sau đây:
... “Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
 	 Cỏ non xanh tận chân trời,
 	 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” ....
Trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
Tác phẩm còn có tên gọi khác là gì?
Thuộc thể loại văn học nào? Viết theo thể thơ gì?
Câu 2: (1 điểm) Các nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) có nét phẩm chất chung nào?
 Câu 3: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu). 
 Câu 4: (5 điểm) Có nhận định rằng:“ Về nội dung, Truyện Kiều có một giá trị nhân đạo sâu sắc”.
 Qua hai văn bản được trích học về Truyện Kiều ở lớp 9 ( Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Câu 1: (1 điểm) 
Trong tác phẩm Truyện Kiều ; Tác giả Nguyễn Du.
Tên gọi khác của Truyện Kiều: Đoạn trường tân thanh.
Thuộc thể loại Truyện thơ Nôm Trung đại. Viết theo thể thơ Lục bát.
Câu 2: (1 điểm) 
 Chung thủy sắt son. Coi trọng danh tiết. Đó là một nét đẹp trong những phẩm chất của người phụ nữ Á Đông nói chung và của người phụ nữ Việt Nam 
 Câu 3: (1 điểm) Ý nghĩa của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 
 Câu 4: (5 điểm) Yêu cầu: Bài viết trình bày ngắn gọn nhưng có đủ bố cục ba phần của một bài văn (MB: 0,5 điểm ; TB: 4 điểm ; KB: 0,5 điểm). 
Bài làm nêu được các ý chính sau:
+ MB: (0,5 điểm ): Giới thiệu sơ lược doạn trích và chị em thúy Kiều
+ TB: (4 điểm). 
- Khẳng định, đề cao vẻ đẹp, tài năng và nhân phẩm của con người (Chị em Thúy Kiều).
- Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người: đồng cảm , xót thương sâu sắc trước cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. (Kiều ở lầu Ngưng Bích) 
- Đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người: tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. (Kiều ở lầu Ngưng Bích) 
 KB: (0,5 điểm): Khẳng định tài năng và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 51 - ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VAN.doc