Đề kiểm tra 1 tiết (phần thơ – tiết 126 - Tuần 28)

Đề kiểm tra 1 tiết (phần thơ – tiết 126 - Tuần 28)

Phần II: Đề

I. Trắc nghiệm: 3 điểm

Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đáp án đúng

1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?

A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.

C. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Khi đất nước đã thống nhất

2. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được làm theo thể thơ nào?

A. Thể thơ 4 chữ B. Thể thơ 5 chữ

C. Thể thơ tự do D. Thể thơ 7 chữ.

3. Câu thơ nào đây nêu chính xác chủ đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?

A. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế khi xuân về trên đất Huế.

B. Thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước

C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.

D. Thể hiện sự gắn bó với quê hương xứ Huế của nhà thơ.

4. Sự sáng tạo của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là?

A. Hình ảnh cành hoa B. Hình ảnh con chim

C. Hình ảnh nốt nhạc trầm D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ

5. Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

 Dù là tuổi hai mươi

 Dù là khi tóc bạc

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết (phần thơ – tiết 126 - Tuần 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Tam Nông Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
 Trường THCS TT Tràm Chim Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ------------------------	 ---------oOo---------
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
( Phần thơ – Tiết 126- Tuần 28)
Phần I: Ma trận đề
 Mức độ	 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mùa xuân nho nhỏ
C1
C2
C3
C4
C5
C2
5
(1.25)
1
(4.0)
Viếng lăng Bác
C6
C7
C8
C9
C1
4
(1.0)
1
(4.0)
Sang thu
C10
C11
C12
3
(0.75)
0
Tổng cộng
4
(1.0)
8
(2.0)
1
(3.0)
1
(4.0)
12
(3.0)
2
(7.0)
Phần II: Đề
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đáp án đúng
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?
Cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khi đất nước đã thống nhất
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được làm theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 4 chữ	B. Thể thơ 5 chữ
C. Thể thơ tự do	D. Thể thơ 7 chữ.
3. Câu thơ nào đây nêu chính xác chủ đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?
A. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế khi xuân về trên đất Huế.
B. Thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước
C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
D. Thể hiện sự gắn bó với quê hương xứ Huế của nhà thơ.
4. Sự sáng tạo của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là?
A. Hình ảnh cành hoa	B. Hình ảnh con chim
C. Hình ảnh nốt nhạc trầm	D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
5. Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc
	( Thanh Hải -Mùa xuân nho nhỏ)
A. Ẩn dụ	B. Hoán dụ
C. Điệp ngữ	D. Nhân hoá.
6.Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết vào năm nào?
A. 1975	B. 1976	C. 1977	D. 1978
7.Giọng điệu chung của bài thơ Viếng lăng Bác?
A.Hoành tráng	B. Trang nghiêm, thiết tha, tự hào.
C. Buồn bã, đau xót	D. Thiết tha, đau xót, tự hào.
8. Giọng điệu thơ trong bài Viếng lăng Bác được tạo nên bởi những yếu tố nào?
A. Thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh
B. Thể thơ, từ ngữ, hình ảnh
C. Nhịp điệu câu thơ, từ ngữ.
D. Nhịp điệu câu thơ, từ ngữ, hình ảnh, từ ngữ.
9.Hình ảnh cây tre trong khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác đã gợi cho người đọc liên tưởng đến điều gì?
A. Đất nước, con người Việt Nam	B. Làng quê Bắc bộ
C. Quê hương Việt Nam	D. Truyền thống dân tộc
10. Sự biến đổi của đất trời lúc “Sang thu” được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ tín hiệu nào?
A. Hương ổi	B. Làn sương
C. Cánh chim	D. Tiếng sấm
11.Hữu Thỉnh miêu tả đất trời lúc “Sang thu”chủ yếu dựa trên những phương diện nào?
A. Hương vị, âm thanh, màu sắc	
B. Hương vị, âm thanh, đường nét, màu sắc
C. Hương vị, đường nét, màu sắc
D. Hương vị, đường nét, âm thanh
12.Xác định nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
A. Câu thơ ngắn gọn, súc tích
B. Hình ảnh quen thuộc mà mới mẻ, độc đáo
C. Hình ảnh giàu sức gợi cảm và mang ý nghĩa triết lí
D. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
II. Tự luận: 7 điểm
Những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác? ( 3 điểm)
Phân tích 2 câu thơ sau: ( 4 điểm)
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng
	 ( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)	
 ---------Hết ---------
Phần III: Hướng dẫn chấm
Trắc nghiệm : 3 điểm
Trả lời đúng mỗi câu được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
B
D
C
B
B
A
D
A
D
B
Tự luận : 7 điểm
Viết đoạn văn trả lời câu hỏi về ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ
Nội dung: Những hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, ‘vầng trăng”, “trời xanh” gợi cho người đọc cảm nhận nhiều điều: vừa nói lên sự vĩ đại của Bác qua những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng, vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ ( của nhân dân) đối với Bác. Những hình ảnh ấy đã nói lên được những dồn nén, giằng xé trong tình cảm, cảm xúc của nhà thơ: lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác với đất nước nhưng tình cảm thì không thể đau xót vì Bác đã vĩnh biệt nhân dân. (2.5 điểm)
Hình thức: trình bày bằng một đoạn văn có chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả lập luận chặt chẽ, các câu có sự liên kết. (0.5 điểm)
Phân tích hai câu thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bằng một bài văn ngắn có bố cục rõ ràng
Nội dung: (3.0 điểm)
Từ cảnh sắc của mùa xuân : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ vài nét phác hoạ nhưng vẽ ra được không gian rộng, cả màu sắc của mùa xuân, cả âm thanh vang vọng tươi vui của chim chiền chiện.
Tác giả đã diễn tả cảm xúc trước cảnh mùa xuân ấy:
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng.
Có thể hiểu từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân, nhưng cũng có hiểu nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim.Nêu hiểu theo cách thứ hai thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Từ chỗ âm thanh (thính giác) chuyển thành giọt (thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác( Tôi đưa tay tôi hứng). Tất cả đã thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
( Lưu ý sự cảm nhận riêng đầy sáng tạo và thuyết phục của học sinh)
Hình thức: ( 1.0 điểm)
Bài làm có bố cục 3 phần
Lập luận chặt chẽ
Trình bày sạch đẹp
Chữ viết không sai lỗi chính tả

Tài liệu đính kèm:

  • docDekiemtravanphanthotuan.doc