Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 - 2011 môn: Lịch sử 7

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 - 2011 môn: Lịch sử 7

Câu 1: (2,5 điểm) Điền vào chỗ trống các mốc thời gian và tên cuộc khởi nghĩa cho phù hợp. (Học sinh kẻ lại bảng này vào bài làm và điền vào chỗ trống)

Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa

40

 Bà Triệu

542 - 602

 Mai Thúc Loan

776 - 791

Câu 2: (4,5 điểm)Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Câu 3: (3 điểm) Vì sao lại nói: Trận chiến trên Sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 - 2011 môn: Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 -2011
Môn: Lịch sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (2,5 điểm) Điền vào chỗ trống các mốc thời gian và tên cuộc khởi nghĩa cho phù hợp. (Học sinh kẻ lại bảng này vào bài làm và điền vào chỗ trống)
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
40
Bà Triệu
542 - 602
Mai Thúc Loan
776 - 791
Câu 2: (4,5 điểm)Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Câu 3: (3 điểm) Vì sao lại nói: Trận chiến trên Sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 -2011
Môn: Lịch sử 7
Câu1: (2,5 điểm) Học sinh điền đúng thời gian và sự kiện như sau:
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Điểm
40
Hai Bà Trương
0,5
248
Bà Triệu
0,5
542 - 602
Lý Bí
0,5
722
Mai Thúc Loan
0,5
776 - 791
Phùng Hưng
0,5
Câu 2: học sinh nêu được các nội dung cơ bản:
a. Nguyên nhân: (0,5 điểm)
	- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
	- Chồng bà Trưng trắc bị quân địch giết hại.
b. Diễn biến: (2,0 điểm)
	- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trương đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
	- Nghĩa quân làm chủ được Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu (trụ sở chính của giặc).
c. Kết quả: (1, điểm)
	- Tô Định hoảng hốt bỏ thành mà chạy, hắn phải cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước.
	- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
d. ý nghĩa lịch sử: (0,5 điểm)
- Cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta - Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc.
Câu 3: 3 điểm
- Nói trận chiến trên Sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: Sau trận này, nhà Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa nhưng không dám đem quân xâm lược nước ta lần thứ 3. (1,5 điểm)
- Với chiến thắng này, Nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của bọ phong kiến phương Bắc, khẳng định nền định nền độc lập của Tổ quốc .(1,5 điểm)
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản nhất. Khi chấm bài, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
- Khuyến khích những phát hiện mới mẻ, sáng tạo trong bài làm của học sinh.
đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 -2011
Môn: Lịch sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (3 điểm) Chọn các câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
 1. Những nhân vật nào sau đây đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam sơn ?
	a. Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt. 
	b. Lê Lợi, Lưu Nhân Chú, Vương Thông, Liễu Thăng.
	c. Lê Lai, Nguyễn Trãi, Mộc Thạnh, Liễu Thăng.
	d. Vương Thông, Mộc Thạnh, Liễu Thăng, Nguyễn Chích.
2. Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?
	a. Bí mật liên lạc với các hoà kiệt, xây dựng lực lượng.
	b. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam sơn.
	c. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ. 
	d. Nhân dân căm thù quân đô hộ.
3. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất ( 7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và từ xưng là ?
	a. Đông Định Vương b. Bắc Bình Vương
	c. Bình Định Vương d. Trung Ương hoàng đế
4. Vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị tiến quân đánh vào Nghệ An, xây dựng căn cứ mới ?
	a. Để thoát khỏi thế bị bao vây, tiêu diệt. 
b. Để có nguồn lương thực dồi dào.
	c. Để mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân.
	d. Nghệ An là nơi đất rộng, người đong, có địa thế hiểm yếu.
5. Tháng 9-1426, Lê Lợi và Bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc, nghĩa quân chia làm mấy đạo ?
	a. 2 đạo b . 3 đạo c. 4 đạo d. 5 đạo
6. Trận thắng nào sau đây quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
	a. Giải phóng Nghệ An, Tân bình, Thuận Hoá.
	b. Trận Tốt Động – Chúc Động.
	c. Trận Chi Lăng – Xương Giang.
	d. Hội thề Đông Quan ( Ngày 10-12-1427).
Câu 2 Em hãy trình bày diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết kỉ dậu năm 1789 ? (4 điểm)
Câu 3 (3 điểm): Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau Thế kỷ XVIII?
Hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 -2011
Môn: Lịch sử 8
Câu 1: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
c
d
b
c
Câu 2: ( 4 điểm)
	Diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789:
	- Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián khẩu............ ở đồn tiền tiêu ( 0,50đ)
	- Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật........ , hạ khí giới đầu hàng. ( 0,50đ)
	- Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi...... Xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc. ( 0,50đ)
	- Mở đầu trận đánh, hơn 100...... , bảo vệ bộ binh theo sau. (0,50đ)
	- Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung..... Quân Thanh đại bại. ( 0,50 đ)
	- Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi..... Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.( 0,50đ)
	- Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị...... sang Gia Lâm ( 0,25đ).
	- Trưa mồng năm tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung...... giữa muôn tiếng reo hò. ( 0,75đ) 
Câu 3: (3 điểm) Học sinh trình bày được một số nội dung cơ bản sau:
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
- Tệ mua quan, bán tước.
- Quan lại, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ.
- Tập đoàn Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành, lũng đoạn triều đình.
- Đời sống nhân dân cơ cực.
- Ruộng đất bị cường hào chiếm.
- Thuế má nặng nề.
" Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến.
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản nhất. Khi chấm bài, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
- Khuyến khích những phát hiện mới mẻ, sáng tạo trong bài làm của học sinh.
đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 -2011
Môn: Lịch sử 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: (3 điểm)
1/ Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo bắt đầu từ năm nào ?
a. 1883 b. 1884 c. 1885 d. 1886
Câu 2. Căn cứ Bãi Sậy dựa vào vùng lâu sậy um tùm và đầm lầy thuộc các huyện nào ?
	a. Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên mỹ.
	b. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê, Yên Mỹ.
	c. Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Bắc Giang.
	d. Nga Sơn-Thanh Hoá, Mỹ Hào-Hưng yên, Hương Khê-Hà Tĩnh.
 3. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
	a. Thời gian tồn tại 10 năm, địa bàn hoạt động 4 tỉnh, lực lượng chia làm 15 thứ quân.
	b. Thời gian tồn tại 9 năm, lực lượng chia làm 15 quân thứ, địa bàn hoạt động 4 tỉnh.
	c. Thời gian tồn tại 10 năm, lực lượng chia làm 15 quân thứ, địa bàn hoạt động 4 tỉnh. 
	d. Thời gian tồn tại 10 năm, lực lượng chia làm 15 quân thứ, địa bàn hoạt động 3 tỉnh.
4. Ai là người đưa ra đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí bảo vệ đất nước ?
	a. Nguyễn Trường Tộ c. Đinh Văn Điền
	b. Nguyễn Huy Tế d. Nguyễn Lộ Trạch
5. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân ở Trung Kì ?
a. Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng. c. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
b. Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp. d. Lương Văn Can, Vũ Hoành.
6. Thời gian nào là hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục ?
a. Tháng 3-1907 à Tháng 11-1908 c. Tháng 3-1907 à Tháng 11-1907
b. Tháng 2-1907 à Tháng 11-1907 d. Tháng 3-1908 à Tháng 11- 1908
Câu 2: (3 điểm) Từ năm 1848 đến năm 1870 phong trào công nhân có nét gì nổi bật?
Câu 3: (4 điểm) Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phát triển?
Hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2010 -2011
Môn: Lịch sử 9
Câu 1: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C
D
C
C
Câu 2: (3 điểm) học sinh trình bày một số nội dung cơ bản sau:
Nét nổi bật của phong trào công nhân từ 1848-1870 là:
Giai cấp công nhân đấu tranh quyết liệt với giai cấp tư sản để chống áp bức, bóc lột. Qua đấu tranh ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao, và ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế.
Quốc tế thức nhất được thành lập đáp ứng được yêu cầu của phong trào công nhân quốc tế.
Câu 3: 4 điểm .
Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phát triển.
Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra mạnh mẽ ở các nước tư bản Âu – Mĩ,Anh - Pháp, đặc biệt là phong trào công nhân Sicagô 1-5-1886.
Sự ra đời của các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân ở mỗi nước: Đảng xã hội dân chủ Đức ( 1875), Đảng công nhân Pháp ( 1879), nhóm giảI phóng lao động Nga (1883). Đỉnh cao là sự thành lập của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ( 1903). Đảng vô sản kiểu mới.
Các tổ chức và chính đảng ra đời đã lãnh đạo công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa Tư Bản . Chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự phát triển lớn mạnh.
 Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản nhất. Khi chấm bài, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
- Khuyến khích những phát hiện mới mẻ, sáng tạo trong bài làm của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe dap an Mon SU.doc