Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Ngô Quyền

Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Ngô Quyền

I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất rồi ghi ra giấy thi.

Ví dụ: Câu 1: A

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) là:

 A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Thuyết minh

Câu 2: Nhận định nào sau đây về Nguyễn Du không chính xác:

A. Cuộc đời từng trải, đi nhiều , vốn sống phong phú.

B. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

C. Quê ông ở Hà Tĩnh.

D. Ông là tác giả tập Vũ trung tùy bút.

Câu 3: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du sử dụng bút pháp:

 A. Tả thực B. Ước lệ C. Cả A và B D. Không có đáp án nào đúng

Câu 4: Đặc điểm tiêu biểu của người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là:

A. Chịu đựng hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; có tinh thần yêu nước, tình đồng đội keo sơn gắn bó.

B. Chịu đựng hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; có tinh thần yêu nước, tình đồng đội keo sơn gắn bó; trẻ trung sôi nổi, tinh nghịch.

C. Chịu đựng hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; có tinh thần yêu nước.

D. Quá khứ sống ân nghĩa, ân tình nhưng hiện tại lại bội bạc.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Ngô Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TUY ĐỨC	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
Môn Ngữ văn 9, Năm học 2010-2011
Thời gian: 90’ không kể thời gian giao đề
Họ và tên: 
Lớp 9..
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. Phần trắc nghiệm(3 điểm) 
Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất rồi ghi ra giấy thi. 
Ví dụ: Câu 1: A
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) là:
	A. Biểu cảm	B. Nghị luận	C. Tự sự	D. Thuyết minh
Câu 2: Nhận định nào sau đây về Nguyễn Du không chính xác:
Cuộc đời từng trải, đi nhiều, vốn sống phong phú.
Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Quê ông ở Hà Tĩnh.
Ông là tác giả tập Vũ trung tùy bút.
Câu 3: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du sử dụng bút pháp:
 A. Tả thực	 B. Ước lệ	 C. Cả A và B	 D. Không có đáp án nào đúng
Câu 4: Đặc điểm tiêu biểu của người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là:
Chịu đựng hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; có tinh thần yêu nước, tình đồng đội keo sơn gắn bó.
Chịu đựng hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; có tinh thần yêu nước, tình đồng đội keo sơn gắn bó; trẻ trung sôi nổi, tinh nghịch.
Chịu đựng hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; có tinh thần yêu nước.
Quá khứ sống ân nghĩa, ân tình nhưng hiện tại lại bội bạc.
Câu 5: Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long:
Nói về sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.
 B. Nhắc nhở người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn.
 C. Giới thiệu với người đọc về công việc của anh thanh niên làm công tác khí tượng.
 D. Ca ngợi những con người lao động vô danh, lặng lẽ cống hiến cho đời.
Câu 6. Nói những câu mơ hồ là vi phạm phương châm hội thoại :
	A. Phương châm về chất	B. Phương châm về lượng
	C. Phương châm cách thức	D. Phương châm quan hệ	
Câu 7. Câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:
	A. Ẩn dụ	B. Nhân hóa	C. So sánh	D. Nói quá
Câu 8: Từ nào chỉ người cha sau đây được coi là từ toàn dân ?
 	A. Ba	B. Bố	C. Tía	D. Bọ
Câu 9: Những câu: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin ấy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ?...Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ?” (Làng – Kim Lân) là:
Lời đối thoại của ông Hai với bà Hai
Lời của người kể chuyện
Lời độc thoại của ông Hai
Lời độc thoại nội tâm của ông Hai
Câu 10: Bài thơ nào sau đây ra đời sau ngày miền Nam được giải phóng ?
A. Bếp lửa(Bằng Việt)
B. Đồng chí	(Chính Hữu)	
C. Ánh trăng(Nguyễn Duy)
D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 11: Từ bông trong câu: Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với.(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) là:
 A. Từ địa phương	 B. Từ toàn dân	 C. Thuật ngữ	 D. Biệt ngữ xã hội
Câu 12: Cảnh vật, con người cố hương của “tôi” trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn được miêu tả có sự thay đổi theo hướng:
	A. Phát triển tiến bộ	B. Ngày càng tàn tạ
	C. Không thay đổi	D. Không có đáp án nào đúng
II. Phần tự luận(7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Em hãy vẽ sơ đồ cấp độ khái quát của từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo ?
Câu 2: (6 điểm)
Hình ảnh người lính qua các tác phẩm Đồng chí(Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật) ?
Hết.
PHÒNG GD-ĐT TUY ĐỨC	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
Môn Ngữ văn 9, Năm học 2010-2011
I. I. Phần trắc nghiệm(3 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
A
D
C
A
B
D
C
A
B
Câu 1: Vẽ đúng sơ đồ cấp độ khái quát của từ Tiếng Việt xét về mặt cấu tạo (1 điểm)
TỪ TIẾNG VIỆT
TỪ ĐƠN
TỪ PHỨC
TỪ GHÉP GHEGHÉP
TỪ LÁY
GHÉP CHÍNH PHỤ
GHÉP ĐẲNG LẬP
LÁY BỘ PHẬN
LÁY HOÀN TOÀN
LÁY ÂM
LÁY VẦN
Câu 2: Học sinh có thể bàn luận hình ảnh người lính riêng biệt trong mỗi tác phẩm hoặc kết hợp bàn luận hình ảnh người lính một cách tổng hợp trong cả 2 tác phẩm.
*Về nội dung: Người lính:
Xuất thân từ nông dân; chung cảnh ngộ, giai cấp, nhiệm vụ(Đồng chí)(1 điểm)
Chịu hoàn cảnh gian khổ, chiến tranh khốc liệt; thiếu thốn, đói rét, bệnh tật(Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)(1 điểm)
Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó, thân thiết(Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính) (1.5 điểm)
Giàu lòng yêu nước; giàu nhiệt huyết, quyết tâm vì lí tưởng, nhiệm vụ cao cả (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính) (1.5 điểm)
Trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng(Bài thơ về tiểu đội xe không kính) (1 điểm)
*Về hình thức: Bài nghị luận có bố cục rõ ràng; mạch lạc; lập luận, liên kết chặt chẽ; bằng chứng xác thực; dùng từ, đặt câu chính xác; viết đúng chính tả.
Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào nội dung và hình thức trong bài làm của học sinh và thang điểm trên mà chấm điểm cho phù hợp.
Hết
Gv ra đề 
Phạm Văn Hiếu

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_9_truong_thcs_ng.doc