Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8 - Trường THCS Hải Phương

Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8 - Trường THCS Hải Phương

Phần I: Trắc nghiệm:

Bài 1( 2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Các tác phẩm Tôi đi học, Lão Hạc, Tắt đèn, Những ngày thơ ấu được sáng tác trong thời kỳ nào?

 A. 1954 - 1975 B. 1945- 1954 C. 1930 - 1945 D. Sau 1975.

Câu 2: Cho câu văn sau: Nam cố gắng lên nhé! , từ “ nhé” thuộc loại từ gì?

 A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Quan hệ từ

Câu 3: . Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề về “ Ngày Trái Đất” của nơi nào?

A. Các nước đang phát triển B. Việt Nam

 C. Khối ASEAN D. Toàn thế giới

Câu 4: Từ tượng hình, tượng thanh được dùng nhiều trong các kiểu văn bản nào?

A. Tự sự - Miêu tả C. Nghị luận - biểu cảm

B. Miêu tả - nghị luận D. Thuyết minh - nghị luận.

Câu 5:Trong đoạn tríchTức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố điều gì đã giúp Chị Dậu quật ngã hai tên tay sai?

A. Lòng căm giận B. Tình yêu thương chồng

C. Uất hận vì sự bất công D. Sự căm ghét bọn tay sai.

Câu 6: Nhóm từ nào sau đây dùng để liên kết đoạn văn theo quan hệ liệt kê?

A. Trước hết, sau đó. C. Tóm lại, nhìn chung

B. Tuy nhiên, ngược lại D. Tổng kết, vậy là.

Câu 7: Theo em, nguyên nhân chính nào gây nên cái chết của “Cô bé bán diêm” trong truyện “ Cô bé bán diêm” của An_đéc_xen?

A. Vì trời lạnh quá. C. Vì thiếu tình thương

B. Vì đói D. Vì em muốn sống với bà.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8 - Trường THCS Hải Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & đt hải hậu
Trường thcs hải phương
đề kiểm tra chất lượng học kì I
Môn ngữ văn lớp 8
( Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: Trắc nghiệm:
Bài 1( 2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Các tác phẩm Tôi đi học, Lão Hạc, Tắt đèn, Những ngày thơ ấu được sáng tác trong thời kỳ nào?
 A. 1954 - 1975 B. 1945- 1954 C. 1930 - 1945 D. Sau 1975.
Câu 2: Cho câu văn sau: Nam cố gắng lên nhé! , từ “ nhé” thuộc loại từ gì?
 A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Quan hệ từ
Câu 3: . Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề về “ Ngày Trái Đất” của nơi nào?
A. Các nước đang phát triển B. Việt Nam 
 C. Khối ASEAN D. Toàn thế giới
Câu 4: Từ tượng hình, tượng thanh được dùng nhiều trong các kiểu văn bản nào?
Tự sự - Miêu tả C. Nghị luận - biểu cảm
Miêu tả - nghị luận D. Thuyết minh - nghị luận.
Câu 5:Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố điều gì đã giúp Chị Dậu quật ngã hai tên tay sai?
A. Lòng căm giận B. Tình yêu thương chồng
C. Uất hận vì sự bất công D. Sự căm ghét bọn tay sai.
Câu 6: Nhóm từ nào sau đây dùng để liên kết đoạn văn theo quan hệ liệt kê?
 Trước hết, sau đó. C. Tóm lại, nhìn chung
 Tuy nhiên, ngược lại D. Tổng kết, vậy là.
Câu 7: Theo em, nguyên nhân chính nào gây nên cái chết của “Cô bé bán diêm” trong truyện “ Cô bé bán diêm” của An_đéc_xen?
 Vì trời lạnh quá. C. Vì thiếu tình thương
 Vì đói D. Vì em muốn sống với bà.
Câu 8: Tính chất nào là của văn bản thuyết minh?
Tính thời sự, cập nhật. C. Uyên bác, nhiều điển tích.
 B. Chủ quan, giàu cảm xúc. D. Tri thức chính xác,khách quan, hữu ích.
Phần II: Tự luận:
Bài 2 ( 1 điểm) : Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu văn sau?
 Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
 ( Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng)
Bài 3: ( 3 điểm ) : Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
 Xách búa đánh tan năm bảy đống
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn
 ( Đập đá ở Côn Lôn- Phan Châu Trinh)
Bài 4( 4 điểm): : Giới thiệu về một tết Trung thu ấn tượng nhất đối với em.
 Hướng dẫn chấmđề kiểm tra chất lượng học kỳ I
Môn Ngữ văn lớp 8.
Phần I :Trắc nghiệm: 
Bài 1: ( 2 điểm): 
Câu 1
C
Câu 5
B
Câu 2
A
Câu 6
A
Câu 3
B
Câu 7
C
Câu 4
A
Câu 8
D
Yêu cầu: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Cho điểm: - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm.
 - Khoanh sai hoặc khoanh hai chữ cái trở lên cho 0 điểm.
Phần II: Tự luận: 
Bài 2( 1 điểm) : Yêu cầu, cho điểm:
 - Chỉ rõ phép nói quá trong câu văn thể hiện ở các cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. cho 0,5 điểm
 - Nêu được tác dụng: qua đó tác giả muốn khẳng định ước muốn mãnh liệt phá tan mọi cổ tục đã đày đoạ mẹ để bảo vệ mẹ của Hồng. cho 0,5 điểm.
Bài 3:(3 điểm): Yêu cầu HS trình bày được các ý sau:
Câu thơ mở đầu miêu tả bối cảnh không gian đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo.
Ba câu tiếp theo miêu tả cụ thể công việc đập đá ; 
Đập đá vốn là công việc nặng nhọc , đập đá ở Côn Đảo lại càng nặng nhọc hơn bởi điều kiện nhà tù và thiên nhiên khắc nghiệt. Kẻ thù lấy việc lao động khổ sai là đập đá để tàn phá thân thể, tiêu hao sức lực người tù hòng khuất phục ý chí người tù.
Với bút pháp khoa trương,nghệ thuật đối trong câu 3 và câu 4 những động từ và tính từ mạnh , cùng giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người với khí thế hiên ngang, lừng lẫy như bước vào trận chiến đấu ác liệt với hành động quả quyết, mạnh mẽ, phi thường  xách búa, ra tay với sức mạnh ghê ghớmgần như thần kì làm cho lở núi non, đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn .Họ đã biến công việc lao động nặng nhọc , vất vả thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kỳ.
Bên cạnh ý nghĩa tả thực công việc đập đá, những câu thơ trên còn có ý nghĩa ẩn dụ : Những người tù ấy như đang bước vào một cuộc giao tranh quyết liệt với kể thù không đội trời chung . Những người anh hùng ấy như đang bất bình trước sự bất công, sẵn sàng ra tay hành động vì công lí và vì lẽ phải.
Tóm lại , bốn câu thơ đã tạo dựng một tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí thế hiên ngang , lẫm liệt , sừng sững giữa đất trời.
* Cho điểm:	
- Cho 2,5-3.0 : Cảm nhận đầy đủ , sâu sắc tinh tế
- Cho 1,5-2.0 : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế
- Cho 0,5-1.0 : Cảm nhận sơ sài , có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Bài 4: ( 4 điểm): 
 * Yêu cầu chung:
 Đề bài thuộc thể loại văn thuyết minh, HS biết vận dụng những hiểu biết của bản thân thông qua quan sát , tìm hiểu, tích lũy tri thức nhằm giới thiệu với người đọc một tết Trung thu ấn tượng nhất đối với mình.
 HS biết phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như đã được học để bài viết sinh động , hấp dẫn
 Lời văn rõ ràng , mạch lạc , dễ hiểu
1. Mở bài (0,25 điểm)
 Giới thiệu chung về tết Trung thu.
 * Cho điểm:
- Điểm 0,25: Như yêu cầu
- Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
2. Thân bài(3,5 điểm)
 HS giới thiệu được:
 - Thời gian: vào ngày rằm tháng tám âm lịch.
 - Cảnh sắc thiên nhiên, đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng đêm rằm...
 - Các hoạt động trong tết Trung thu:
 + Bày cỗ...
 + Rước đèn..
 + Múa sư tử...
 + Múa hát...
 + Phá cỗ Trung thu...
 - ý nghĩa của tết Trung thu...
* Cho điểm:
- Điểm 3,- 3,5: Thuyết minh đầy đủ , chính xác , hấp dẫn như yêu cầu
- Điểm 2,25- 3,0: Thuyết minh đầy đủ , chính xác, lời văn nhiều chỗ chưa hấp dẫn 
- Điểm 1,25- 2,0: Thuyết minh tương đối đầy đủ , chính xác,diễn đạt còn lủng củng 
- Điểm 0,25- 1,0:Có ý chạm vào yêu cầu.
3. Kết bài: 0,25 điểm
 Nêu cảm nghĩ của người viết về tết Trung thu.
* Cho điểm:
- Điểm 0,25: Như yêu cầu
- Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Phuong.doc