ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 6
PHẦN I TRẮC NGHIỆM ( 2đ)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau:
Câu 1 Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc cụm danh từ?
A. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc phức tạp hơn danh từ.
B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc gồm 2 phần : Phần trước và phần trung tâm.
C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc gồm 2 phần: phần trung tâm và phần sau
D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau
Câu2 Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc 3 phần:
A. một lưỡi búa
B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy
C. Tất cả các bạn học sinh lớp 6
D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo
Câu 3 Các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh -Thuỷ Tinh có chung đặc điểm nghệ thuật nào?
A. Có yếu tố kì ảo,hoang đường
B. Ngắn gọn, hàm súc
C. Chân dung nhân vật được miêu tả chi tiết
D. Nhân vật chính là vị thần
Phòng GD-ĐT Hải Hậu Trường THCS Hải Nam Đề kIểm tra chất lượng Học kì I năm học 2012-2013 Môn Ngữ Văn 6 Phần I Trắc nghiệm ( 2đ) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau: Câu 1 Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc cụm danh từ? Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc phức tạp hơn danh từ. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc gồm 2 phần : Phần trước và phần trung tâm. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc gồm 2 phần: phần trung tâm và phần sau Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau Câu2 Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc 3 phần: một lưỡi búa Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy Tất cả các bạn học sinh lớp 6 Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo Câu 3 Các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh -Thuỷ Tinh có chung đặc điểm nghệ thuật nào? Có yếu tố kì ảo,hoang đường Ngắn gọn, hàm súc Chân dung nhân vật được miêu tả chi tiết Nhân vật chính là vị thần Câu 4 Các truyện Cây bút thần,Thạch Sanh, Em bé thông minh thuộc loại truyện nào? A.Truyện ngụ ngôn. B. Truyện cười. C.Truyện cổ tích D.Truyền thuyết Câu5 Tiếng cười trong truyện Em bé thông minh có ý nghĩa gì ? Đả kích, phê phán quan lại vua chúa Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính và niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động Bao gồm cả 3 ý A,B,C Câu6 Truyện Thầy bói xem voi là truyện kể như thế nào? Có tính chất gây cười Vừa gây cười, vừa phê phán thói xấu Đưa ra bài học về sự xem xét sự vật Kể về một câu chuyện thường ngày Câu 7 Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện? Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra. Để tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện người kể có thể đảo trật tự thời gian,diễn biến của sự việc. Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện. Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại. Câu 8 Yếu tố nào sau đây không cần có trong định nghĩa về kể chuyện tưởng tượng? Truyện được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể. Truyện tuy không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó. Truyện được kể một phần dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm. Các chi tiết tưởng tượng cần phải hoang đường li kì mới thú vị. Phần II Tự luận (8đ) Câu1 (1đ) Thế nào là cụm danh từ? Xác định cụm danh từ trong câu văn sau: “ Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển” Câu2 (2đ) a.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tích? b. Năm ông thầy bói đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này.Sai lầm của họ là ở chỗ nào? Truyện Thầy bói xem voi cho ta bài học gì? Câu 3 (5đ) Có một lần em làm được việc tốt điều đó khiến em rất vui. Hãy kể lại câu chuyện đó Đáp án -biểu điểm Phần I Trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C A C C C C D Phần 2 Tự luận Câu 1 a. Nêu khái niệm cụm danh từ (0,5đ) b.Xác định 3 cụm danh từ (0,5đ) Cụm danh từ: ngày xưa, hai vợ chồng ông lão đánh cá, một túp lều nát trên bờ biển. Câu 2 (2đ) So sánh (1đ) *Giống nhau:(0,5đ) -Có chi tiết kì ảo hoang đường -Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.. * Khác nhau (0,5đ) -Truyền thuyết kể về nhân vật , sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ và thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật , sự kiện lịch sử được kể.Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. -Truyện truyền thuyết được cả người kể và người nghe tin là có thật còn truyện cổ tích được cả người kể và người nghe không tin là có thật. b.Sai lầm của năm ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi: mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của voi mà đã phán về voi dẫn đến kết cục đánh nhau toác đầu chảy máu (0,5đ) -Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” cho ta bài học:muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. Câu 3 (5đ) a. Mở bài (0,5đ) -Giới thiệu nhân vật, sự việc + Nhân vật là em ( có thể xưng tôi) + Sự việc : Việc tốt đó là gì? b. Thân bài (4đ) -Kể diễn biến sự việc + Kể tình huống em làm việc tốt + Việc làm tốt đó diễn ra như thế nào ? ( thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả...) + ý nghĩa của việc làm tốt đó như thế nào ? Cho 3,0-4,0điểm Đầy đủ các sự việc, diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí ;lời kể mạch lạc rõ ràng trong sáng. Cho 2,0-3,0 điểm : Đầy đủ các sự việc,diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí ;lời kể đôi chỗ chưa mạch lạc, rõ ràng, trong sáng. Cho 1,0-2,0 điểm : Tương đối đầy đủ các sự việc,diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí ;lời kể đôi chỗ chưa mạch lạc, rõ ràng, trong sáng. Cho 0,25- 0,75 : Có ý chạm vào yêu cầu c. Kết bài ( 0,5đ) -Niềm vui sướng và tự hào của em khi làm được việc làm tốt
Tài liệu đính kèm: