Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 7

Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 7

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm)

 Hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Trong các bài ca dao sau, bài nào không thuộc chùm " Những câu hát than thân"?

 A. Thân em như củ ấu gai,

 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

 B. Thân em như chẽn lúa đòng đòng

 Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai

 C. Thân em như giếng giữa đàng,

 Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

 D. Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Câu 2. Dòng nào sau đây viết không đúng về nhà thơ Lý Bạch ?

 A. Lý Bạch ( 701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.

 B. Nói đến Lý Bạch là nói đến một tâm hồn lãng tử, một "tiên thơ".

 C. Lý Bạch quê ở Cam Túc - Lũng Tây.

 D. Thiên nhiên trong thơ ông kì vĩ, tráng lệ, vượt ra ngoài khuôn khổ.

Câu 3. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?

 A. Xanh xanh B. Thấp thỏm

 C. Chôm chôm C. Long lanh

Câu 4. Bài thơ " Rằm tháng giêng"- Hồ Chí Minh được viết năm nào? Ở đâu?

 A. Năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc.

 B. Năm 1947, ở núi rừng Tây Nguyên.

 C. Năm 1948, ở chiến khu Việt Bắc.

 D. Năm 1948, ở núi rừng Tây Nguyên.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT HẢI HẬU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS HẢI TRIỀU NĂM HỌC 2012-2013
 Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian làm bài: 90 phút
 ( Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm)
 Hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Trong các bài ca dao sau, bài nào không thuộc chùm " Những câu hát than thân"?
 A. Thân em như củ ấu gai,
 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
 B. Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai
 C. Thân em như giếng giữa đàng, 
 Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
 D. Thân em như tấm lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu 2. Dòng nào sau đây viết không đúng về nhà thơ Lý Bạch ?
 A. Lý Bạch ( 701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.
 B. Nói đến Lý Bạch là nói đến một tâm hồn lãng tử, một "tiên thơ".
 C. Lý Bạch quê ở Cam Túc - Lũng Tây.
 D. Thiên nhiên trong thơ ông kì vĩ, tráng lệ, vượt ra ngoài khuôn khổ.
Câu 3. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
 A. Xanh xanh B. Thấp thỏm
 C. Chôm chôm C. Long lanh
Câu 4. Bài thơ " Rằm tháng giêng"- Hồ Chí Minh được viết năm nào? Ở đâu?
 A. Năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc.
 B. Năm 1947, ở núi rừng Tây Nguyên.
 C. Năm 1948, ở chiến khu Việt Bắc.
 D. Năm 1948, ở núi rừng Tây Nguyên.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào mang ph­¬ng thøc biểu cảm rõ nhất?
 A. Sài Gòn vẫn trẻ.
 B. Tôi thì đương già.
 C. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà.
 D. Tôi yêu Sài Gòn da diết.
Câu 6. Trong các tæ hîp tõ sau, tæ hîp tõ nµo không phải là thành ngữ?
 A. Bảy nổi ba chìm.
 B. Mẹ tròn con vuông.
 C. Uống nước nhớ nguồn.
 D. Thay da đổi thịt.
Câu 7. Câu thơ nào được coi là tuyệt cú trong bài thơ " Vọng Lư sơn bộc bố" ( Xa ngắm thác núi Lư) - Lý Bạch ?
 A. Câu 1 C. Câu 3
 B. Câu 2 D. Câu 4
Câu 8. " Mẹ ơi! Con nhớ mẹ rất nhiều. Mẹ hãy trở về với con mẹ ơi!" là:
 A. Câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi nhớ mẹ của người con.
 B. Đoạn văn, sử dụng phương thức biểu cảm trực tiếp, thể hiện nỗi mong nhớ mẹ của người con.
 C. Đoạn văn, gián tiếp biểu lộ nỗi mong nhớ mẹ của người con. 
 D. Câu văn, sử dụng phương thức biểu cảm trực tiếp, thể hiện nỗi mong nhớ mẹ của người con.
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8,0 điểm )
 Câu 1( 1,0 điểm): 
 Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu có sử dụng các từ đồng âm viÕt vÒ giê ra ch¬i.
 Câu 2 ( 2,0 điểm): 
 Trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ sau:
 Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
 ( Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương )
 Dịch thơ:
 Khi đi trẻ, lúc về già,
 Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao.
 ( Trần Trọng San dịch)
 Câu 3( 5,0 điểm):
 Cảm nghĩ của em về một người thân ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, bạn, thầy giáo, cô giáo...) đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn em.
 ............................... hết..............................
PHÒNG GD-ĐT HẢI HẬU HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS HẢI TRIỀU NĂM HỌC 2012-2013
 Môn: Ngữ văn 7
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm )
1
2
3
4
5
6
7
8
B
C
C
A
D
C
D
B
 * Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8,0 điểm )
Câu 1: ( 1,0 điểm )
 - Nêu đúng khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. ( 0,5 điểm)
 - Đặt câu đúng, ®óng chñ ®Ò ®­îc ( 0,5 điểm).
Câu 2: ( 2,0 điểm )
 * Yêu cầu: Cảm nhận được: Tâm trạng bồi hồi rất thực của tác giả sau bao năm xa cách, nay trở về thăm quê. ( 0,5 điểm)
 - Sử dụng các từ trái nghĩa, đối giữa các vế trong câu (hình thức "tự đối") có tác dụng làm cho câu văn vừa cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác. Bước đầu hé lộ tình yêu quê hương của nhà thơ. ( 0,5 điểm)
 - Chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của nhân vật trữ tình. Mặc dù Hạ Tri Chương xa quê đã lâu, mái tóc đã thay đổi theo thời gian nhưng ông vẫn giữ được bản sắc quê hương, giọng quê không thay đổi. Qua đó, khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người đối với quê hương. ( 0,5 điểm)
 - Câu 1 là tự sự để biểu cảm, câu 2 là miêu tả để biểu cảm. Đây là phương thức biểu lộ tình cảm một cách gián tiếp. Ngôn từ và hình ảnh cứ nhẹ nhàng cất lên một cách thấm thía biết bao cảm xúc, nghe như đằng sau có tiếng thở dài. ( 0,5 điểm)
 * Cho điểm:
 - Cho 1,5-2,0 điểm: Cảm nhận đầy đñ, sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 1,0-1,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc.
 - Cho 0,5-0,75 điểm: Cảm nhận được một vài ý nhưng chưa sâu sắc.
 - Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn. 
Câu 3: ( 5,0 điểm)
 A. Mở bài: ( 0,5 điểm)
 * Yêu cầu: - Giới thiệu một người thân.
 - Lý do mà người ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn em.
 * Cho điểm: 
 - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. 
 - Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
B. Thân bài: (4,0 điểm)
 * Yêu cầu: Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc, ấn tượng sâu đậm của em về một người thân ( bố, mẹ, anh, chị, em, bạn, thầy, cô giáo...)
 - Đặc điểm, nét nổi bật về hình dáng của người thân để lại ấn tượng, tình cảm trong em.
 - Cách sống và quan hệ của người ấy với những người xung quanh.
 - Tình cảm mà người ấy dành cho em.
 - Kể một kỉ niệm ấn tượng mà người ấy để lại trong em. 
 * Cho điểm:
 - Cho 3,5-4,0 điểm: Bài viết mạch lạc, rõ ràng biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả. Tình cảm tự nhiên, tinh tế, chân thực.
 - Cho 2,5-3,25 điểm: Bài viết có nội dung mạch lạc, rõ ràng, biết kết hợp miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc tự nhiên, hợp lí. DiÔn ®¹t ®«i chç cßn lóng tóng.
 - Cho 1,5-2,25 điểm: Bài viết có cảm xúc nhưng còn sơ sài, việc kết hợp giữa miêu tả và tự sự còn gượng ép.
 - Cho 0,5-1,25 điểm: Có ý chạm yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
 C. Kết bài: ( 0,5 điểm) 
 * Yêu cầu: Khẳng định tình cảm, ấn tượng của em về người thân đó.
 * Cho điểm: 
 - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. 
 - Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
Chú ý:
 1. Căn cứ vào khung điểm và bài làm thực tế của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp. Cần chú ý khuyến khích những phát hiện mới mẻ, cách trình bày sáng tạo của học sinh.
 2. Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,5 điểm; nếu mắc từ 11 lỗi trở lên trừ 1,0 điểm.
 3. Chỉ để điểm lẻ thập phân của cả bài thi ở mức 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Trieu.doc