Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn khối 6

Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn khối 6

Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm):Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?

Câu 1 : Theo em truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?

A. Thời đại Văn Lang - Âu Lạc. C. Thời nhà Trần.

B. Thời nhà Lí. D. Thời nhà Nguyễn.

Câu 2: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A.Nhân vật mồ côi, bất hạnh B. Nhân vật khỏe mạnh

C. Nhân vật thông minh, tài giỏi D. Nhân vật xấu xí

Câu 3: Mục đích của truyện cười là gì?

A.Đưa ra những bài học kinh nghiệm; B. Gây cười để mua vui hoặc phê phán

C.Khuyên nhủ , răn dạy con người; D. Nói ngụ ý, bóng gió để châm biếm.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề kiểm tra chất lượng học kì i
Năm học 2012- 2013
Môn : Ngữ văn 6
( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm) : Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất ?
Câu 1 : Theo em truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?
A. Thời đại Văn Lang - Âu Lạc. C. Thời nhà Trần.
B. Thời nhà Lí. D. Thời nhà Nguyễn.
Câu 2: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A.Nhân vật mồ côi, bất hạnh B. Nhân vật khỏe mạnh
C. Nhân vật thông minh, tài giỏi D. Nhân vật xấu xí
Câu 3: Mục đích của truyện cười là gì?
A.Đưa ra những bài học kinh nghiệm; B. Gây cười để mua vui hoặc phê phán
C.Khuyên nhủ , răn dạy con người; D. Nói ngụ ý, bóng gió để châm biếm.
Câu 4: Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? 
A.Vũ khí hiện đại để giết giặc ; 
B. Người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm ;
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng ;
D. Tình làng nghĩa xóm .
Câu 5: Trong các cách giải thích nghĩa của từ sau đây cách nào không đúng?
A. Dùng khái niệm mà từ biểu thị B. Dùng từ đồng nghĩa 
C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng nghĩa khái quát
Câu6 : Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần
A.Các chàng trai B. Những em học sinh chăm ngoan ấy
C. Những em học sinh D. Một túp lều
Câu 7: Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì?
A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc; B. Kể kết cục của sự việc;
C. Kể diễn biến của sự việc; D. Nêu ý nghĩa bài học.
Câu 8: Chủ đề của văn bản là gì?
A. Là đoạn văn mở đầu văn bản
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dung chủ yếu trong văn bản mà người đọc có thể cảm nhận dược
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
Phần II : Tự luận.
Câu 1:(1điểm). Thế nào là chỉ từ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2:(2điểm). Trình bày cảm nhận của em về chi tiết “niêu cơm thần kì” trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
Câu 3:(5điểm). Kể một lần em mắc lỗi với thầy giáo (cô giáo) của em. 
 Biểu điểm.
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
B
D
B
C
D
Yêu cầu : Khoanh đúng chữ cái ở đầu mỗi câu như trên.
Cho điểm : Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh 2 chữ cái trở lên cho 0 điểm.
Phần II: Tự luận.
Câu 1: (1 điểm).
 - Nêu đúng khái niệm chỉ từ cho 0,5 điểm.Trả lời thiếu hoặc sai cho 0 điểm
Yêu cầu: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Lấy được ví dụ về chỉ từ cho 0,5 điểm. Sai không cho điểm.
Câu 2: (2 diểm).
* Yêu cầu:
 - Giới thiệu dẫn đến chi tiết.
 - Đây là chi tiết li kì hấp dẫn.
 - Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm cho quân mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, nể phục tự nguyện rút quân về nước.
 - Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
 - Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, nhân ái, bao dung, tư tưởng yêu chuộng hòa bình và ước mơ cuộc sống no đủ của nhân dân ta. 
- Chi tiết này đến nay vẫn còn ý nghĩa sâu sắc.
* Cho điểm :
 - Điểm 1,5 - 2,0: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc.
 - Điểm 0,75 - 1,25: Cảm nhận đầy đủ các ý nhưng sơ sài.
 - Điểm 0,25 - 0,5: Có một vài ý chạm vào yêu cầu.
 - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3: (5 điểm).
A.Yêu cầu chung:
 - Về kiểu bài: Văn tự sự - kể chuyện đời thường.
 - Về nội dung: Câu chuyện kể phải nói lên được lỗi lầm của em với thầy giáo (cô giáo) khiến em ân hận mãi. Theo yêu cầu của đề, HS không được kể lể lan man, mà chỉ nên chọn một tình huống cụ thể.
 - Về hình thức diễn đạt: Dùng ngôi kể thứ nhất. Câu chuyện muốn hấp dẫn phải tạo được tình huống, phải biết dùng lời thoại tự nhiên, hợp lý.
 - Những tình huống ( lỗi lầm) có thể xảy ra: Tỏ thái độ vô lễ với thầy giáo (cô giáo); Tỏ ra coi thường lời nhắc nhở, dặn dò của thầy giáo (cô giáo); không vâng lời hoặc dối trá với thầy giáo (cô giáo).....
B. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài: (0.5 điểm).
* Yêu cầu: Giới thiệu nhân vật và sự việc:
 - Nhân vật: là em (có thể xưng “Tôi”.
 - Sự việc: Kể lần mắc lỗi với thầy giáo (cô giáo). Đó là lỗi gì? Xảy ra vào lúc nào?
* Cho Điểm:
 - 0,5 điểm: Như yêu cầu.
 - 0 điểm thiếu hoặc sai hoàn toàn.
2. Thân bài:(4 điểm).
* Yêu cầu:
 - Kể diễn biến sự việc:
 - Kể hoàn cảnh dẫn đến lỗi lầm.
 - Kể những suy nghĩ, thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động sai trái với thầy giáo (cô giáo).
 - Hậu quả của lỗi lầm đó ra sao?
 - Bản thân thấy day dứt, ân hận, băn khoăn, khổ tâm trước lồi lầm đó như thế nào?...
* Các mức điểm:
 - Điểm 3,5 - 4,0: Văn kể sinh động, sự việc chọn kể ấn tượng, hấp dẫn, trật tự lô gic, lôi cuốn người đọc.
 - Điểm 2,5 - 3,25: Bài viết đầy đủ các ý nhưng diễn đạt đôi chỗ chưa lưu loát, sự việc chọn kể chưa được ấn tượng sâu sắc.
 - Điểm 1,5 - 2,25: : Bài viết đầy đủ các ý nhưng văn viết còn sơ sài, sự việc chọn kể chưa tiêu biểu, hấp dẫn.
 - Điểm 0,25 - 1,25: Có ý chạm vào yêu cầu.
 - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
3. Kết bài:(0,5 điểm).
* Yêu cầu:
 - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
 - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
* Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và chất lượng làm bài của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
 - Sau khi cộng điểm toàn bài nếu bài sai từ 6 - 10 lỗi từ, câu, diễn đạt trừ 0,5 điểm. Trên 10 lỗi thì trừ 1 điểm.
 - Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Quang van6 ki 1.doc