ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2012-2013
Môn : Ngữ văn 6 ( 90 phút)
I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau: (2 điểm)
1.Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ?
A. Có yếu tố kì ảo B. Có yếu tố hiện thực
C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử D. Thể hiện thái độ của nhân dân
2. Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về ông(bà) em?
A. Ông nội em tuy tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn lắm
B. Ông em thường dậy sớm tập thể dục và tưới cây
C. Em rất yêu quý và kính trọng ông em
D. Ông em rất thích xem chương trình thời sự trên ti vi
3. Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ?
A. Hoạt động trong câu như một động từ
B. Hoạt động trong câu không như một động từ
C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ
4. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?
A. Rất chuyên cần B. Vài bông hoa
C. Đang nhảy dây D. Đã học bài
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Năm học: 2012-2013 Môn : Ngữ văn 6 ( 90 phút) I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau: (2 điểm) 1.Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ? A. Có yếu tố kì ảo B. Có yếu tố hiện thực C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử D. Thể hiện thái độ của nhân dân 2. Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về ông(bà) em? A. Ông nội em tuy tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn lắm B. Ông em thường dậy sớm tập thể dục và tưới cây C. Em rất yêu quý và kính trọng ông em D. Ông em rất thích xem chương trình thời sự trên ti vi 3. Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ? A. Hoạt động trong câu như một động từ B. Hoạt động trong câu không như một động từ C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ 4. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ? A. Rất chuyên cần B. Vài bông hoa C. Đang nhảy dây D. Đã học bài 5. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì? A. Bóng gió, khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. B. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng giải trí. C. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng. D. Truyền đạt kinh nghiệm. 6. Mục đích của truyện cười là gì? A. Đưa ra những bài học kinh nghiệm. B. Gây cười để mua vui hoặc phê phán. C. Khuyên nhủ, răn dạy người ta. D. Nói ngụ ý, bóng gió để châm biếm. 7. Chức năng chủ yếu của văn tự sự ? A. Kể người và kể vật B. Tả người và miêu tả công việc C. Kể người và kể việc D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện 8. Yếu tố cơ bản nào đã tạo ra sức hấp dẫn của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng? A. Nhân hoá. B. Cường điệu. C. Lặp. D. Kịch tính. II. Tự luận: 1. Thế nào là cụm danh từ ? Cho ví dụ minh hoạ? Kẻ vào mô hình? (1 điểm) 2. Nêu bài học nhân sinh và ý nghĩa bài học toát lên từ truyện "ếch ngồi đáy giếng" ( 2 điểm) 3. Kể về tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết? ( 5 điểm) Đáp án - biểu điểm I.Trắc nghiệm: Mỗi ý học sinh khoanh đúng cho 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C A B A A B C C II. Tự luận: 1. Trả lời đúng thế nào là cụm danh từ (0,5 điểm) - Lấy ví dụ đúng : ( 0,25 điểm) - Kẻ vào mô hình đúng ( 0,25 điểm) 2. Yêu cầu học sinh nêu được: - Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch. ( 0,5 điểm) - Truyện đã cho em thấy: Dù trong hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng- ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập thật tốt để mở rộng tầm hiểu biết vươn lên. ( 0,5 điểm) - Truyện còn khuyên ta không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan kiêu ngạo rất dễ dẫn đến những thất bại thường bị trả giá rất đắt. Như chú ếch khi nằm dưới gót chân trâu mà ếch vần không biết vì sao mình bị chết. ( 0,5điểm) - Bài học trên đây không dành cho một người cụ thể mà có ý nghĩa nhắc nhở chung cho mọi người và không riêng một lĩnh vực, một hoàn cảnh nào mà trong mọi hoàn cảnh, con người đều cần cố gắng, mở rộng tầm nhìn, nâng cao học vấn, không nên chủ quan kiêu ngạo(0,5 điểm) 3. a, Mở bài: ( 0,5 điểm) - Học sinh giới thiệu được tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè. *Cho điểm: - Điểm 0,5: Đạt như yêu cầu - Điểm 0 : Sai hoàn toàn. b, Thân bài: (4 điểm) - Người làm được việc tốt đó là ai? Giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh nào? - Kể chi tiết việc tốt mà người đó đã làm: giúp đỡ bạn nghèo vươn lên trong học tập, luôn đi đầu và gương mẫu trong mọi phong trào mà nhà trường phát động - Kể sơ lược về tuổi, tính tình, từng hành động việc làm của tấm gương người tốt đó. - Tả đôi nét về hình dáng của người làm việc tốt. - Qua tấm gương người tốt đó đã để lại trong em ấn tượng gì. *Cho điểm: - Điểm 3-4: Bố cục rõ ràng, đầy đủ các sự việc, diễn biến hợp lý, lời kể mạch lạc. - Điểm 1,5-2,5: Đủ bố cục, đầy đủ các sự việc, diễn biến hợp lý, lời kể đôi chỗ chưa rõ ràng. - Điểm 0,5-1,25: Có ý chạm yêu cầu, lời kể chưa mạch lạc. - Điểm 0 : Sai hoàn toàn. c, Kết bài: (0,5 điểm) - Nêu cảm xúc, tình cảm của em về tấm gương người tốt đó. *Cho điểm: - Điểm 0,5: Đạt như yêu cầu - Điểm 0 : Sai hoàn toàn.
Tài liệu đính kèm: