ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
( Thời gian làm bài 90 phút)
A. ĐỀ BÀI
PHẦNI: Trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu1: Nguyên nhân sâu xa nào khiến Giôn –Xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri bình phục :
A. Do sự hi sinh của cụ Bơ- men
B. Do sự chăm sóc tận tình của Xiu
C. Do tác dụng của các loại thuốc.
D.Do khát vọng sống trở lại trong cô.
Câu 2: Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả chuẩn bị tìm đường cứu nước ở nước ngoài.
B. Khi các tác giả hoạt động ở nước ngoài.
C. Khi các tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục.
D. Khi các tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong nước.
Câu 3: Bài thơ” Ông đồ” của Vũ Đình Liên viết theo thể thơ gì?
A.Lục bát C. Ngũ ngôn
B. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú
Câu4: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học : “ là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.”
A. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết
B. Thơ trữ tình D. Hồi kí
Trường THCS Hải ninh Đề kiểm tra chất lượng học kì i năm học 2012- 2013 Môn: Ngữ Văn Lớp 8 ( Thời gian làm bài 90 phút) A. Đề bài PhầnI: Trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu1: Nguyên nhân sâu xa nào khiến Giôn –Xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri bình phục : Do sự hi sinh của cụ Bơ- men Do sự chăm sóc tận tình của Xiu Do tác dụng của các loại thuốc. D.Do khát vọng sống trở lại trong cô. Câu 2: Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Khi tác giả chuẩn bị tìm đường cứu nước ở nước ngoài. Khi các tác giả hoạt động ở nước ngoài. Khi các tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục. Khi các tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong nước. Câu 3: Bài thơ” Ông đồ” của Vũ Đình Liên viết theo thể thơ gì? A.Lục bát C. Ngũ ngôn B. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu4: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học : “ là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.” A. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết B. Thơ trữ tình D. Hồi kí Câu5: Văn bản thuyết minh có tính chất gì? Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc. Mang tính thời sự nóng bỏng. Uyên bác, chọn lọc. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích. Câu 6: Mỗi đề văn thuyết minh, nêu mấy đối tượng cần phải thuyết minh? Một C. Ba Hai D. Bốn Câu7 : Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?( các câu văn trích từ truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao) Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Bây giờ tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Câu8: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng các kiểu văn bản nào? Tự sự và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả. Miêu tả và nghị luận. D. Nghị luận và biểu cảm. Phần II.Tự luận: ( 8 điểm) Câu1: ( 1 điểm) Thế nào là nói giảm nói tránh?. Đặt 1 câu có sử dụng nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Câu2: ( 2,5 điểm) a.Những câu thơ sau được trích từ bài thơ nào? Tác giả của bài thơ là ai? “ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bẩy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn.” b. Trình bầy cảm nhận đoạn thơ trên. Câu3: ( 4,5 điểm) Qua các truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, “Chiếc lá cuối cùng” của O- Hen- ri , em hãy giới thiệu về thể loại truyện ngắn. B. Đáp án Phần1: Phần trắc nghiệm( mỗi câu hs khoanh đúng cho 0,25 điểm, Nếu hs khoanh từ 2 đáp án trở lên ở mỗi câu thì không cho điểm) : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C c C d a c c Phần 2: Phần tự luận: Câu1: a. 0,5 điểm * Yêu cầu: Hs trả lời đúng khái niệm. Cụ thể :Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. * Cách cho điểm: - Điểm 0,5 : trả lời đúng khái niệm nói giảm nói tránh. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. b. 0,5 điểm. *Yêu cầu: Đặt được câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh phủ định điều ngược lại. * Cách cho điểm : - Điểm 0,5 : đặt câu đúng về nói giảm nói tránh và dùng cách nói phủ định điều ngược lại. - Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu2: (3 điểm) a : 0,5 điểm *Yêu cầu: HS trả lời được : đây là những câu thơ trích trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. * Cách cho điểm. - Cho 0,5 điểm trả lời đúng như trên. - Cho 0,25 điểm nếu học sinh chỉ trả lời được tên tác phẩm hoặc tên tác giả. b. 2,5 điểm: *Yêu cầu cảm nhận được: Đoạn thơ có sự kết hợp khéo léo giữa miêu tả và biểu cảm để nói về công việc đập đá ở Côn Đảo và tư thế, khí phách của người tù. - Bốn câu thơ đã diễn tả thế đứng của con người trong đất trời, biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng, thể hiện quan niệm làm trai của nhà thơ : hiên ngang, đàng hoàng trên đất Côn Lôn - Câu thơ đầu miêu tả bối cảnh không gian, đồng thời tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững của con người giữa đất trời Côn Đảo. - Ba câu thơ tiếp theo vừa miêu tả chân thực,cụ thể công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo, vừa khắc hoạ làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường: + Đập đá vốn là công việc nặng nhọc, đập đá ở Côn Đảo lại càng vất vả hơn bởi điều kiện nhà tù và thiên nhiên khắc nghiệt . Kẻ thù lấy công việc lao động khổ sai là đập đá để tàn phá thân thể, tiêu hao sức lực người tù hòng khuất phục ý chí của họ. + Với bút pháp khoa trương phóng đại, nghệ thuật đối, những tính từ, động từ mạnh được sử dụng liên tiếp, nhịp thơ mạnh, diễn tả hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường của một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thực hiện một sứ mạng thiêng liêng khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá vang động cả đất Côn Lôn với sức mạnh ghê gớm. - Bên cạnh ý nghĩa tả thực công việc đập đá, những câu thơ trên còn có ý nghĩa ẩn dụ : Những người tù ấy như đang bước vào một cuộc giáo tranh quyết liệt với kẻ thù, làm đảo lộn, rung chuyển thế giới, đem lại tự do, dân chủ cho mọi người. - Với giọng thơ hùng tráng, khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ, tác giả đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước trong chốn địa ngục trần gian với một khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững trong đất trời, trong tù ngục xiềng xích không hề sợ hãi, họ coi thường mọi thử thách gian nan, dám đương đầu vượt lên chiến thắng hoàn cảnh, biến lao động cưỡng bức nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì * Cách cho điểm: - Điểm 2,5 : cảm nhận phong phú, có ý sâu sắc; diễn đạt tốt. - Điểm 1,5 – 2,25 : cảm nhận đúng, khá đầy đủ, có ý sâu sắc, diễn đạt khá. - Điểm 0,75 – 1,25 : cảm nhận được nhiều yếu tố nhưng còn hời hợt, nông cạn - Điểm 0,25- 0,75 : có chi tiết chạm vào yêu cầu của đề. - Điểm 0 : thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3: ( 4 điểm) 1. Mở bài: 0,25 điểm. * Yêu cầu: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( giới thiệu thể loại truyện ngắn) bằng cách nêu định nghĩa về thể loại truyện ngắn. Cụ thể: Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. * Cho điểm: - Điểm 0,25: đảm bảo yêu trên. - Điểm 0 : thiếu hoặc sai hoàn toàn. 2.Thân bài (3,5 điểm) * Yêu cầu cụ thể: a, Nêu đặc điểm của thể loại truyện ngắn. Mỗi đặc điểm lấy 1 ví dụ từ những văn bản yêu cầu để minh hoạ. Đặc điểm1: Về dung lượng : số trang ít Đặc điểm 2: về nhân vật và sự kiện:Truyện ngắn thường kể về người thật việc thật, kể chuyện gắn liền với thực tế, với đời thường. Vì vậy truyện ngắn rất ít nhân vật và sự kiện. Tuy nhiên các nhân vật và sự kiện đó phải thật sâu sắc, có ý nghĩa sâu rộng bao quát toàn bộ bài viết Đặc điểm 3 : Về cốt truyện: Truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến của một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những lát cắt của đời sống để thể hiện Đặc điểm 4: về nội dung: - Truyện ngắn tuy ngắn nhưng lại đề cập tới vấn đề lớn của cuộc đời. - Trưyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong đời sống nhân vật - Truyện ngắn còn nêu cao phẩm chất con người, phê phán thói hư tật xấuà giáo dục con người hướng tới cái tốt đẹp. Đặc điểm5: về nghệ thuật : - Đặc điểm về kết cấu : Chia thành nhiều tuyến mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. - Đặc điểm về tình huống :Xây dựng tình huống bất ngờ nhưng cũng có khi truyện rất nhẹ nhàng như những dòng tâm sự. - Bút pháp tường thuật thường là chấm phá, không dài dòng lan man. - Lời kể hấp dẫn giàu cảm xúc -> Làm nổi bật chủ đề văn bản. - Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận. B, Ưu, nhược điểm. - Ưu: Vì dung lượng rất ngắn nên dễ viết, đề tài phong phú dễ tiếp cận dễ viết. - Nhược: Cũng vì dung lượng ngắn nên rất ít nhân vật, ít sự kiện nên chưa thể đi trọn vẹn diễn biến của một đời người. * Cách cho điểm: - Điểm 2,5 – 3,5 : giới thiệu, thuyết minh đầy đủ các đặc điểm trên, diễn đạt tốt và mỗi đặc điểm cho 1 ví dụ . ( các ví dụ phù hợp, sáng rõ). - Điểm 1, 5- 2,25 giới thiệu, thuyết minh tương đối đầy đủ các đặc điểm trên, diễn đạt khá, mỗi đặc điểm cho 1 ví dụ . ( các ví dụ phù hợp, sáng rõ). - Điểm 0,75-1,25: giới thiệu, thuyết minh còn thiếu một vài đặc điểm,diễn đạt nhiều chỗ còn non vụng. - Điểm 0,25-0,75 : Có chạm yêu cầu của đề bài, diễn đạt yếu. 3. Kết bài: 0,25 điểm * Yêu cầu:Bày tỏ thái độ với đối tượng: * Cách cho điểm : - Điểm 0,25 đạt yêu cầu. - Điểm 0 thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Tài liệu đính kèm: