Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Phần được gạch chân trong câu sau là thành phần gì?
“ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần tình thái
C. Thành phần cảm thán. D. Thành phần phụ chú.
Câu 2: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán dụ
Câu 3:Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào?
A.1980. B.1981. C.1982. D.1983.
Câu 4: Điều gì không được nhắc đến trong khổ đầu bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
A. Giọt sương. B. Bão táp. C.Hàng tre. D.Mặt trời.
Câu 5: Trong các văn bản sau văn bản nào đề cập đến vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
A. Phong cách Hồ Chí Minh. B. Bàn về đọc sách.
C. Tiếng nói của văn nghệ. D. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 6: Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được sáng tác vào năm nào?
A. 1963. B. 1966. C. 1969. D. 1971.
Câu 7:Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng mấy phép liên kết?
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi, mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Phần được gạch chân trong câu sau là thành phần gì? “ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.” A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần tình thái C. Thành phần cảm thán. D. Thành phần phụ chú. Câu 2: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán dụ Câu 3:Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào? A.1980. B.1981. C.1982. D.1983. Câu 4: Điều gì không được nhắc đến trong khổ đầu bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? A. Giọt sương. B. Bão táp. C.Hàng tre. D.Mặt trời. Câu 5: Trong các văn bản sau văn bản nào đề cập đến vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? A. Phong cách Hồ Chí Minh. B. Bàn về đọc sách. C. Tiếng nói của văn nghệ. D. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Câu 6: Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được sáng tác vào năm nào? A. 1963. B. 1966. C. 1969. D. 1971. Câu 7:Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng mấy phép liên kết? “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi, mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.” A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 8: Khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về vấn đề gì? A. Sự kiện, chủ đề, nhân vật hay nghệ thuật của tác phẩm. B. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. C. Những nhân vật trong tác phẩm. D. Những sự việc trong tác phẩm. Phần II: Tự luận( 8,0 điểm) Câu 1( 2 điểm) a. Cho đoạn văn sau: “Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.” Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn trên ? Đó là thành phần biệt lập nào? Cho biết tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn văn? b. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? của ai? b) Cho biết nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ của 2 hình ảnh “Sấm” và “Hàng cây đứng tuổi”trong khổ thơ trên? Câu 2 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 10- 15 dòng tờ giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng. Câu 3 (4điểm): Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9- Tập I). PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần I :Trắc nghiệm(2 điểm) Chọn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất Câu 1 . Loại văn bản nào thường chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất? A . Văn bản khoa học. B. Văn bản nghệ thuật. C . Văn bản chính luận. D. Văn bản hành chính công vụ. Câu 2. Bài thơ “ Sang thu ” của Hữu Chính được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ lục bát. B. Thể thơ bảy chữ. C. Thể thơ năm chữ. D. Thể thơ song thất lục bát. Câu 3. Câu văn “Đối với cháu thật là đột ngột”chứa thành phần nào? A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần tình thái Câu 4. Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí phải làm sáng tỏ vấn đề bằng cách nào? A. Giải thích, phân tích, nhận định. B. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. C. Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích. D. Phân tích, nhận định, so sánh. Câu 5. Tình cảm chủ đạo trong bài thơ “viếng lămg Bác” là gì? A. Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa. B. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc. D. Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác khi vào lăng viếng Bác. Câu 6.Trong các câu sau, câu nào sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm ? A. Sao bảo làng Chợ Dỗu tinh thần lắm cơ mà? B. Hà, nắng gớm về nào. C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? D. Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên. Câu 7. Câu thơ nào có tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống? A. Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. (Chế Lan Viên) B. Quê hương anh nước mặn đồng chua, - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. (Chính Hữu) C. Hồi nhỏ sống với đồng - Với sông rồi với bể. (Nguyễn Duy) D. Con ở Mièn Nam ra thăm lăng Bác, - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. (Viễn Phương) Câu 8. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Khi nhà thơ đang ở xa quê hương. B. Khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. C. Khi nhà thơ đang tham gia chiến đấu ở chiến trường. D. Khi nhà thơ đi thực tế. Phần II : Tự luận (8 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a, Thế nào là nghĩa hàm ý ? ( 0,5 điểm) b, Cho ví dụ về hàm ý và nói rõ hàm ý trong câu. ( 0,5 điểm) Câu 2: (2.5 điểm) a, Tại sao Nguyễn quang Sáng đặt tên cho truyện ngắn của mình lag “Chiếc lược ngà” b, Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: “ Sông đươc lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” (Hữu Thỉnh – Sang thu) Câu 3: ( 4 điểm) Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn - nhân vật chính của tác phẩm “ Lặnh lẽ Sa Pa”- đã để lại nhiều ấn tượng cho các nhân vật khác trong tác phẩm. PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm). Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất? Câu 1: Trong câu “Đất nước như vì sao”- (Thanh Hải) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. So sánh. Câu 2. Câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục”Trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương gợi lên điều gì? A. Hình ảnh tài hoa của những người thợ đục đá B. Hình ảnh lao động vất vả của những người thợ đục đá. C. Khắc họa nghề truyền thống độc đáo của dân tộc Tày? D. Biểu hiện truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên của quê hương, dân tộc. Câu 3. Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước? A Mùa xuân nho nhỏ. B Sang thu. C Viếng lăng Bác. D Ánh trăng. Câu 4. Câu thơ nào mang nghĩa tường minh? A. Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời. B. Người đồng mình đục đá kê cao quê hương. C. Đêm nay rừng hoang sương muối. D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Câu 5. Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì? Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ chú. Câu 6. Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? " Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp" A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ chú. Câu 7. Trước đề văn: “Suy nghĩ từ câu ca dao: công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, em hãy chọn ý kiến đúng trong ba ý kiến dưới đây? A. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. B. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. C. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một đoạn thơ. D. Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Câu 8. Đề bài nào sau đây không phải là đề nghị luận văn học? A. Hình ảnh quê hương qua bài thơ “ Quê hương” B. Tình yêu thiên nhiên đất nước trong bài thơ “ Cảnh khuya”. C. Tình yêu nước trong bài thơ “ Đồng chí”. D. Từ bài thơ “Ánh trăng” hãy nghị luận câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. Phần II. Tự luận (8 điểm). Câu 1. (1 điểm)Thế nào là thành phần tình thái của câu? Nêu ví dụ, có phân tích, minh họa?(1 điểm). Câu 2. (2,5 điểm) “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) a. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? Câu 3. ( 4,5điểm) Bài thơ Viếng lăng Bác là nén tâm hương Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu. Hãy phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên. PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần trắc nghiệm: Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất? Câu 1. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương viết theo thể thơ nào? A. Thể 5 chữ B. 7 chữ C. 8 chữ D. Tự do. Câu 2. Từ “Tuy nhiên” để chỉ kiểu quan hệ nào trong hai câu sau? Cừu là những con vật ngu ngốc và sợ sệt. Tuy nhiên, chúng còn là những con vật rất thân thương. A. Nguyên nhân B. Điều kiện C. Tương phản D. Thời gian Câu 3. Đề bài nào sau đây không thuộc loại đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten B. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn C. Lòng biết ơn thầy, cô giáo D. Bàn về sự tranh giành và nhường nhịn Câu 4. Bài thơ nào không sáng tác sau năm 1975 trong số các bài thơ sau: A. Ánh trăng B. Con Cò C. Mùa xuân nho nhỏ D. Sang thu. Câu 5. Tác phẩm nào được kể theo ngôi thứ nhất trong số các truyện sau: A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Chiếc lược ngà D. Chuyện người con gái Nam Xương Câu 6. Cảnh thiên nhiên đất trời sang thu trong bài thơ « Sang thu » (Hữu Thỉnh) được miêu tả qua những phương diện nào? A. Màu sắc B. Âm thanh C. Hương vị D. Gồm B và C Câu 7. Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán? A. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta đây là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác! B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi. C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi dã ngoại. D. Ô kìa, trời mưa. Câu 8. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten? A. Nhân hoá B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. So sánh II. Phần tự luận Câu 1: 1,5 điểm a. Thế nào là khởi ngữ? b. Xác định khởi ngữ trong câu sau và biến đổi thành câu không có khởi ngữ Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Câu 2: 2,5 điểm ... sử dụng phép tu từ từ vựng nào? A. Hoán dụ B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Chơi chữ. Câu 6: Cụm từ “tôi nghĩ vậy” trong câu: “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm” (Nam Cao) là thành phần gì? A . Tình thái. B. Phụ chú. C. Cảm thán. D. Gọi đáp. Câu 7: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” ta thấy hình ảnh đầu tiên có ấn tượng mạnh với nhà thơ là hình ảnh gì? A. Bầu trời xanh. B.Mặt trời trên lăng. C. Dòng người đi viếng. D. Hàng tre trong sương. Câu 8: Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” của tác giả nào? A. Nguyễn Đình Thi B. Chu Quang Tiềm. C. Vũ Khoan. D. Lê Anh Trà. Phần II: Tự luận (8điểm): Câu1: (1,5 điểm) a. Thế nào là thành phần bịêt lập? Nêu ví dụ có phân tích minh họa. b. Xác định thành phần biệt lập trong hai câu thơ sau của Hữu Thỉnh và chỉ rõ đó là thành phần gì trong các thành phần biệt lập đã học? Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về Câu2: (2.0 điểm) Cho biết tình huống của truyện ngắn chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Thông qua viiecj tạo tình huống như vậy, nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn nói với người đọc điều gì? Câu 3:(4,5 điểm)Trình bày cảm nhận về cái hay, cái đẹp đoạn thơ sau: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục” (“Nói với con” - Y Phương) PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2đ): Chọn phương án trả lời đúng nhất trong những câu sau: Câu 1: Câu văn “ Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản” có chứa thành phần biệt lập nào dưới đây. A. Tình thái B. Gọi - đáp C. Phụ chú D. Cảm thán Câu 2: Văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” được viết vào thời gian nào? A. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Trong kháng chiến chống Mỹ. C. Thời kì đổi mới. D. Sau năm 2000. Câu 3: Từ “ hát” trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có ý nghĩa như thế nào? A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người. D. Thể hiện ý chí quyết tâm vượt lên gian khó của con người. Câu 4: Thao tác phân tích trong văn bản nghị luận là gì? A. Dùng dẫn chứng để làm rõ vấn đề. B. Trình bày lại lịch sử của vấn đề. C. Chia vấn đề thành các phương diện, bộ phận nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. D. Dùng lí lẽ làm sáng tỏ đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Câu 5: Đoạn văn trích sau đây sử dụng phép liên kết nào. Con chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. A. Phép lặp và phép đồng nghĩa. B. Phép lặp và phép nối. C. Phép thế và phép lặp. D. Phép thế và phép đồng nghĩa. Câu 6: “ Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây? A. Con cò. B. Mùa xuân nho nhỏ. C. Viếng lăng Bác. D. Nói với con. Câu 7: Bài thơ “ Nói với con ” ca ngợi truyền thống cao đẹp nào của dân tộc ta? A. Anh hùng, bất khuất trong chiến đấu. B. Ngay thẳng, trung hiếu với gia đình, Tổ quốc. C. Cần cù, có ý chí vượt lên mọi khó khăn, thử thách. D. Thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc. Câu 8: Hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ ” nói lên điều gì? A. Thể hiện những gì đẹp nhất của mùa xuân. B. Thể hiện những gì nhỏ bé trong cuộc sống. C. Thể hiện những gì đẹp nhất mà mọi người khao khát hướng tới. D. Thể hiện mong muốn tha thiết và khiêm nhường của tác giả. Phần II: Tự luận( 8đ) Câu 1: ( 1điểm ) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví du, có phân tích minh hoạ? Câu 2: (1,5 điểm ) Coi câu văn dưới đây là câu chủ đề, em hãy viết tiếp để dựng thành một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh dài khoảng 15 đến 20 dòng. Cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam ở đất nước ta hiện nay là vô cùng cực khổ. Câu 3: (2 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. ( Chu Quang Tiềm , Bàn về đọc sách) Câu 4: (3,5 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (2đ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Dòng nào sau đây nêu tên những văn bản tự sự trung đại? A. Hoàng Lê nhất thống chí, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh B. Chuyện người con gái Nam Xương, Bàn về đọc sách, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều, Lặng Lẽ Sa Pa. D. Những ngôi sao xa xôi, Làng, Lặng lẽ Sa Pa. Câu 2. Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra viếng lăng Bác là hình ảnh nào? A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. D. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên. Câu 3. Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước? A. Mùa xuân nho nhỏ B. Sang thu C. Viếng lăng Bác D. Ánh trăng Câu 4 . Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là : A. Phạm Ngọc Hoan B. Phạm Bá Ngoãn C, Hoài Thanh D. Phạm Trí Viễn Câu 5. Từ “ ăn’’ trong “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển Câu 6. Xác định câu chứa thành phần khởi ngữ A. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. B. Sáng nay, tôi đi về ngoại. C. Trời ơi, chỉ còn có năm phút. D. Ồ , sao bạn vui thế. Câu 7. Trong các đề bài sau đây,đề nào không thuộc bài nghị luận về tư tưởng đạo lí? A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ của La Phông-Ten. B. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn. C. Lòng biết ơn thầy cô giáo. D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Câu 8. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm. B. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm. C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. D. Làm cho câu chuyện sinh động. Phần II Tự luận (8 điểm) Câu 1 : (1đ) Thế nào là thành phần tình thái? Cho ví dụ? Câu 2: (2,5 điểm) a) Kể tóm tắt trích đoạn truyện ngắn Chiếc luợc ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong sách ngữ văn 9, tập 1. b) Em hãy giải thích vì sao nhà văn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà. Câu 3: (4,5 điểm) Có người cho rằng: Thu là thơ của lòng người, nhưng với mỗi người mùa thu lại mang đến những cảm xúc riêng. Em có cảm nhận như vậy không? Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm sáng rõ cảm nhận đó. PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) I. Phần Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất ? Câu 1: Bài thơ “ Sang thu’’ của Hữu Thỉnh đựơc viết theo thể thơ nào ? A. Thơ song thất lục bát . B .Thơ năm chữ . C .Thơ 7 chữ . D. Thơ lục bát . Câu 2: Hình ảnh “ Mặt trời” trong câu thơ “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” ( “ Viêng Lăng Bác” – Viễn Phương ) được sử dụng phép tu từ từ vựng nào ? A. So sánh B. Nhân hoá C. ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3: Văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng đơì sống và văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác nhau ở điểm nào ? A. Về thao tác lập luận B. Về nội dung nghị luận C. Về ngôn ngữ diễn đạt D. Về cấu trúc văn bản Câu 4: Phần gạch chân trong câu sau là thành phần gì ? Vũ Thị Thiết , người con gái quê ở Nam Xương , tính đã thuỳ mị nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp . A . Thành phần tình thái C . Thành phần phụ chú B. Thành phần cảm thán D. Thành phần gọi đáp Câu 5: Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về bài thơ đoạn thơ ? A. Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ B. Phân tích nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ C. Tái hiện lại các hình ảnh trong bài thơ, đoạn thơ D. Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Câu 6: Điều gì không được nhắc tới trong bài “ Mùa Xuân Nho Nhỏ” ? A. Dòng sông xanh . B. Bông hoa tím biếc C. Chim chiền chiện D. Gió xuân Câu 7: Các câu thơ sau nói lên điều gì ? “ Đan lờ cài lan hoa Vách nhà ken câu hát” ( Nói với con- Y Phương ) A. Rừng núi quê hương thơ mộng nghĩa tình B . Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ C. Cuộc sống lao động cần cù , tươi vui , gắn bó , quấn quýt của “ người đồng mình” . D. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” Câu 8: Tác phẩm nào sáng tác sau năm 1975 A. Đồng chí B . Con cò C. Mùa xuân nho nhỏ D . Bếp lửa II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1 (1 điểm) Thế nào là thành phần khởi ngữ ? cho ví dụ có phân tich minh hoạ ? Câu 2 : (2.5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau : “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) Câu 3: (4,5 điểm): Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong đoạn trich: “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng MỘT SỐ ĐỀ BÀI TỰ LUẬN Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 49, 50) Câu 2: (2,5 điểm) a. Ghi tên bài thơ, tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có 2 câu thơ sau: Ta làm con chim hút Ta làm một cành hoa. b. Trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh) Câu 3: (4,5 điểm): Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Tài liệu đính kèm: