Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 6 năm học 2012 – 2013

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 6 năm học 2012 – 2013

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2012 – 2013

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?

A: Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng

B: Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta

C: Từ sau hôm gặp sứ giả chú bé lớn nhanh như thổi

D: Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

Câu 2: Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc ?

A: Chàng là người có nhiều vật lạ: Niêu cơm, chiếc đàn

B: Chàng được lấy công chúa và được làm vua

C: Chàng là người hiền hậu dũng cảm vị tha, hành động vì nghĩa

D: Chàng là người khoẻ mạnh vô tư

Câu 3: Dòng nào sau đây đều là những chuyện cổ tích ?

A: Thạch Sanh, Cây bút thần, Thánh Gióng, Em bé thông minh

B: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích hồ gươm

C: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn 6 năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Huyện Hải Hậu
 Trường THCS Hải Đông
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2012 – 2013
Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?
A: Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng
B: Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta 
C: Từ sau hôm gặp sứ giả chú bé lớn nhanh như thổi 
D: Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
Câu 2: Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc ?
A: Chàng là người có nhiều vật lạ: Niêu cơm, chiếc đàn
B: Chàng được lấy công chúa và được làm vua
C: Chàng là người hiền hậu dũng cảm vị tha, hành động vì nghĩa
D: Chàng là người khoẻ mạnh vô tư
Câu 3: Dòng nào sau đây đều là những chuyện cổ tích ?
A: Thạch Sanh, Cây bút thần, Thánh Gióng, Em bé thông minh
B: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích hồ gươm
C: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 4: Mục đích sáng tác của chuyện ngụ ngôn là gì?
A: Bóng gió, khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống 
B: Tạo lên một tiếng cười nhẹ nhành giải trí
C: Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng 
Câu 5: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ ?
A: Hương là học sinh chăm ngoan
B: Bà tôi đã già
C: Đi học là hạnh phúc của trẻ
D: Mùa xuân mong ước đã đến 
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
 Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 
A: Động từ	B: Chỉ từ	
C: lượng từ	D: Danh từ
Câu 7: Chức năng chủ yêu của văn tự sự?
A: Kể người, kể vật	B: Tả người và miêu tả công việc
C: Kể người, kể việc	D: Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện
Câu 8: Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể do ai làm việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Điều đó đúng hay sai?
A: Đúng	B: Sai
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Thế nào là cụm danh từ? cho ví dụ minh hoạ? (1 diểm)
Xác định cụm động từ trong câu sau: ( 0,5 điểm)
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
Câu 2:( 2 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Từ đó, oán nặng, thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương đành rút quân về”. 
(Trích: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Câu 3: (4,5 điểm)
Kể về tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Phòng GD & ĐT Huyện Hải Hậu
 Trường THCS Hải Đông
Đáp án – Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
C
C
A
C
C
C
A
Phần II: Tự luận: (8 điểm). 
Câu 1: 
a. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành ( 0,5 điểm).
Lấy được ví dụ đúng (0,5 điểm)
b. Các cụm động từ trong câu văn là: 
- Đã đi nhiều nơi (0,25 điểm)
- Cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ( 0,25 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
* Yêu cầu: 
- Đoạn truyện trên là phần kết thúc của truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. Đoạn truyện với nhiều yếu tố kỳ ảo là một cách giải thích rất ý nghĩa độc đáo về các cơn bão lũ lụt hàng năm ở miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ. Sơn Tinh chưa đánh gục được Thuỷ Tinh có nghĩa là cuộc đấu tranh giữa con ngời và thiên tai chưa đến hồi kết. Và những chiến công của con người vẫn thật vĩ đại những thiên nhiên vẫn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, bí ẩn mà cho đến tận bây giờ con người vẫn chưa dễ làm chủ được. ( 1 điểm)
- Chi tiết: “ Năm nào cũng vậy . Rút quân về” tức là Thuỷ Tinh vẫn chưa đánh bại hoàn toàn nên vẫn dai dẳng quyết đấu với Sơn Tinh. Nhưng về cơ bản Sơn Tinh đã chiến thắng mặc dù mối hận thù với Thuỷ Tinh không biết bao giờ mới chấm dứt. Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân không chịu khuất phục trước thiên nhiên. Nhân dân luôn nuôi dưỡng khát vọng chinh phục thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu 3: (4,5 điểm):
a. Mở bài: ( 0,5 điểm)
- Học sinh giới thiệu được tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè.
b. Thân bài: (3,5 điểm)
- Người làm được việc tốt đó là ai? Giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh nào? 
- Kể chi tiết việc tốt mà người đó đã làm: Giúp đỡ bạn nghèo vươn lên trong học tập, luôn đi đầu và gương mẫu trong mọi phong trào nhà trường phát động .
- Kể sơ lược về tuổi, tính tình, từng hành động việc làm của tấm gương người tốt đó.
- Tả đôi nét về hình dáng của người làm việc tốt
- Qua tấm gương người tốt đó đã để lại trong em ấn tượng gì 
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Nêu cảm xúc, tình cảm của em về tấm gương người tốt đó 
* Cho điểm
- điểm từ 3 – 4,5: Bố cục rõ ràng, đầy đủ các sự việc, diễn biến hợp lý, lời kể mạch lạc.
- Điểm từ 1,5 – 2,5: Đủ bố cục, đầy đủ các sự việc, diễn biến hợp lý, lời kể đôi chỗ chưa rõ ràng.
- Điểm 0,5 – 1,25: Có ý chạm yêu cầu, lời kể chưa mạch lạc

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Dong.doc