Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 7

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 7

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

Năm học 2012-2013

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

(Thời gian làm bài 90 phút)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Một văn bản có các phần, các đoạn, các câu đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt đã chắc chắn là một văn bản có tính mạch lạc chưa?

 A. Chắc chắn B. Chưa chắc chắn

2.Trong nhóm từ: Nhà thơ, thi nhân, thi thư, thi vị, có mấy từ Hán Việt?

 A. Một từ C. Ba từ

 B. Hai từ D. Bốn từ

3. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?

 A. Đó là một bài thơ Đường.

 B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt

 C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.

 D. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật.

4. Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào?

 A. Rực rỡ và diễm lệ

 B. Hũng vĩ và tươi tắn.

 C. Huyền ảo và thanh bình.

 D. U ám và buồn bã.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra chất lượng học kỳ I
Năm học 2012-2013
môn ngữ văn lớp 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
Phần i: Trắc nghiệm: (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Một văn bản có các phần, các đoạn, các câu đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt đã chắc chắn là một văn bản có tính mạch lạc chưa?
	A. Chắc chắn	B. Chưa chắc chắn
2.Trong nhóm từ: Nhà thơ, thi nhân, thi thư, thi vị, có mấy từ Hán Việt?
	A. Một từ	C. Ba từ
	B. Hai từ	D. Bốn từ
3. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?
	A. Đó là một bài thơ Đường.
	B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt
	C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.
	D. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật.
4. Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào?
	A. Rực rỡ và diễm lệ
	B. Hũng vĩ và tươi tắn.
	C. Huyền ảo và thanh bình.
	D. U ám và buồn bã.
5. Bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” nói lên:
	A. Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm của Bác.
	B. Lòng yêu nước sâu nặng của Bác.
	C. Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
	D. Phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
6. Thành ngữ là loại cụm từ, biểu thị một ý nghiã hoàn chỉnh đúng hay chưa đúng?
	A. Đúng	B. Chưa đúng
7. Thế nào là một văn bản biểu cảm?
	A. Kể lại một câu chuyện cảm động
	B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
	C. Là những văn bản được viết bằng thơ.
	D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.
8. Cho biết bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi
	Gió dập sóng dồng biết tấp vào đâu” có sử dụng nghệ thuật gì?
	A. ẩn dụ	C. Nhân hoá
	B. So sánh D. Hoán dụ
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
	Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về cái hay của đoạn văn sau: (2 điểm)
	“ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.”
(Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi)
Câu 3: (5 điểm)
	Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi?
hướng dẫn chấm thi chất lượng học kì i
 Năm học 2012-2013
 Môn : ngữ văn 7
 ***********
 Tổng điểm cho cả bài thi là 10 điểm, phân chia như sau : 
Phần i: Trắc nghiệm: (2 điểm)
* Yêu cầu : Khoanh đúng các chữ cái trong các câu như sau :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
C
C
B
D
B
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Y1: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ (0,5 điểm).
ý 2: Lấy đúng một ví dụ minh hoạ có điệp ngữ (cho 0,5 điểm)
	Lấy ví dụ không có điệp ngữ (không cho điểm).
Câu 2: (2 điểm)
 - Đoạn văn đã tái hiện vẻ đẹp riêng của cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng âm lịch trong nỗi nhớ da diết của tác giả.
 - Với sự quan sát và cảm nhận tinh tế, qua các từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, qua câu văn biểu cảm trực tiếp, qua giọng điệu thiết tha, cảm xúc dạt dào, tác giả đã miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc cỏ cây và không khí, bầu trời, mặt đất trong một khoảng thời gian ngắn từ đầu tháng qua rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt nhưng nức mùi huơng.
 - Qua đó ta cảm nhận được không khí êm đềm, trong trẻo và vẻ đẹp riêng quyến rũ của mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng.
 - Đoạn văn cho ta thấy tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả.
* Cho điểm:
	- Cho 1,5-2,0: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc và tinh tế.
	- Cho 0,75-1,25: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa được sâu sắc và tinh tế.
	- Cho 0,25-0,5: Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
	- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3: (5 điểm)
a) Mở bài: (0,5 điểm)
 * Yêu cầu:
	- Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của bản thân.
 * Cho điểm:
	- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
	- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
b) Thân bài: (4,0 điểm)
 * Yêu cầu:
 - Những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân do tác phẩm gợi lên.
 - Cảm nhận chung về hình ảnh trong bài thơ: Cảnh trí Côn Sơn và tâm hồn nhà thơ.
 - Cảm nghĩ theo từng cặp câu thơ: (1-2; 3-4; 5-6; 7-8) hoặc theo hai nội dung chính: Cảnh trí Côn Sơn và tâm hồn nhà thơ.
 - HS vận dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, suy ngẫm của mình về nội dung và nghệ thuật trong từng cặp câu thơ và trong cả bài thơ nhằm làm nổi bật:
	+ Côn Sơn là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. ở đây có suối chảy rì rầm nghe như tiếng đàn cầm, có bàn đá rêu phơi như chiếu êm, có rừng thông, trúc mọc rậm, dày xanh bạt ngàn, che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh nên thơ, thú vị.
	+ Hình ảnh nhà thơ - thi sĩ có sự giao hoà đặc biệt giữa con người với thiên nhiên: Ta nghe tiếng suối như nghe tiếng đàn, ta ngồi trên đá tưởng ngồi chiếu êm, ta nằm bóng mát ta ngâm thơ nhàn. Tác giả đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thả hồn vào cảnh trí thiên nhiên. Qua đó ta cảm nhận nhân cách thanh cao, tâm hồn trong sáng của Nguyễn Trãi.
	+ Giọng điệu chung của bài thơ: Nhẹ nhàng, êm ái, các điệp từ: “Côn Sơn”; “ta”; “trong” và biện pháp so sánh góp phần làm nổi bật cảnh trí Côn Sơn và tâm hồn nhà thơ.
 * Cho điểm:
 - Cho 3,25-4,0 điểm: Trình bày cảm nghĩ về bài thơ sâu sắc và tinh tế.
 - Cho 2,25 – 3,0 điểm: Trình bày cảm nghĩ về bài thơ khá phong phú, có chỗ sâu sắc.
 - Cho 1,25 – 2,0 điểm: Trình bày cảm nghĩ được một số điều hay nhưng diễn đạt đôi chỗ còn vụng về, khô cứng.
 - Cho 0,25 – 1,0: Có ý chạm vào yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c) Kết bài: (0,5 điểm)
 * Yêu cầu: 
	Tình cảm của bản thân với tác giả, bài thơ.
 * Cho điểm:
	- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
	- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
 * Lưu ý: 
	- Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
	- Nếu bài sai từ 5 – 10 lỗi từ, câu, chính tả, diễn đạt trừ 0,5 điểm. Trên 10 lỗi thì trừ 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docT.Long.doc