Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn: Lịch sử 8 - Thời gian: 45 phút năm học: 2009- 2010

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn: Lịch sử 8 - Thời gian: 45 phút năm học: 2009- 2010

Câu 1 (2,5đ) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực Dân Pháp

(1897 -1914) đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nhân dân biến đổi như thế nào ?

 Câu 2 (2,5đ) So sánh thái độ của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của Thực Dân Pháp ?

 Câu 3: (1đ) Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn: Lịch sử 8 - Thời gian: 45 phút năm học: 2009- 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Môn: Lịch sử 8 - Thời gian: 45 phút
Năm học: 2009- 2010 
* Đề chẵn
Câu 1 (2,5đ) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực Dân Pháp 
(1897 -1914) đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nhân dân biến đổi như thế nào ?
 Câu 2 (2,5đ) So sánh thái độ của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của Thực Dân Pháp ?
 Câu 3: (1đ) Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
 Câu 4: (2đ) Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
 Câu 5: (2đ) Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)?
----------------------------------------------------------------------------------------------
Đáp án đề chẵn - Lịch sử 8
 Câu 1: (2,5đ) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực Dân Pháp 
(1897 -1914) đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nhân dân biến đổi như thế nào ?
 + Giai cấp địa chủ phong kiến: (1đ) 
Có điều kiện phát triển ngày càng đông 
Là chổ dựa tinh thần của Thực Dân Pháp 
Một bộ phận nhỏ yêu nước
+ Giai cấp nông dân: (1,5đ) 
Họ bần cùng hóa không lối thoát, bị mất ruộngđất . Bộ phận nhỏ thành tá điền. Một số “ tha phương cầu thực”. Số ít thành công nhân vào nhà máy, hầm mỏ (1đ) 
Họ rất căm ghét Thực Dân Pháp và phong kiến , sẵn sàng đứng lên đấu tranh (0,5đ) 
Câu 2: (2,5) 
 So sánh thái độ của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Triều đình Huế: (1,5đ) 
 Sáng 1-9-1858 Thực Dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở cửa biển Đà Nẵng 
2-1859 Pháp đánh Gia Định . Tấn công thành Gia Định . Triều đình Huế nhu nhược, hèn nhát chống trả yếu ớt rồi tan rả (0,25đ)
Tiếp tục ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) (0,25đ)
Ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) , (0,25đ) Ký với Pháp hiệp ước Hác Măng ( 25-8-1883) (0,25đ)
Ký hiệp ước Pa- Tơ -Nốt (6-6-1884) . Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Thực Dân Pháp về pháp lý -> Nước ta trở thành nước thuộc địa nữa phong kiến (0,5đ)
Thái độ của nhân dân: (1đ) 
Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến . Nhân dân Đà Nãng đánh địch bằng mọi vũ khí ( 0,25đ) 
Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ nổi lên chống Pháp khắp nơi . Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập (0,25đ) 
 Tại Hà Nội : Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873): (0,25đ
 Lần thứ 2: (19-5-1883) (0,25đ) 
Câu 3: (1đ). Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng thời : - Tồn tại lâu dài hơn ( 1884-1913) .Lãnh đạo là nông dân. Chiến thuật đánh du kích, đánh vận động, đánh con tin buộc địch phải hòa hoãn . Kết hợp được vấn đề dân tộc, dân chủ .
Câu 4: (2đ) Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867? 
+ Thực Dân Pháp: (1đ) – Chiếm xong 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ. Thực Dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột về kinh tế. (0,5đ) 
Làm cơ sở chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ và Cam Pu Chia (0,5đ)
+ Triều đình nhà Nguyễn: (1đ) 
Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời (0,25đ) 
Vơ vét tiền của dân để ăn chơi, bồi thường chiến phí (0,25đ) 
Kinh tế sa sút, binh lực suy yếu, mâu thuẫn xã hội sâu sắc (0,25đ)
Tiếp tục thương lượng với Pháp (0,25đ)
Câu 5: (2đ)
Nội dung cơ bản hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1882) 
Nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp (Gia Định, Định Tường,Biên Hòa và Côn Đảo) (0,5đ)
Mở 3 cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quãng Yên) (0,5đ) 
Pháp tự do truyền đạo .Bồi thường chiến phí cho Pháp (0,5đ) 
Pháp trả lại Vĩnh Long ( điều kiện dân phải đình chiến) (0,5đ)
. 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Môn: Lịch sử 8 - Thời gian: 45 phút
Năm học: 2009- 2010 
Đề Lẻ:
 Câu 1: (3đ) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực Dân Pháp 
( 1897- 1914) đã làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào?
Câu 2: (2đ) Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Câu 3: (1đ) Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
Câu 4: (2đ) Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam nữa cuối thế kỷ XIX?
Câu 5: (2đ) Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Hác Măng ( 25-8-1883)?
-------------------------------------------------------------------------------------
Đáp án đề Lẻ - Lịch sử 8
 Câu 1: (3đ) a. Tầng lớp tư sản ra đời (1đ) 
Họ là thầu khoán, đại lý, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn.
Họ làm ăn luôn bị Pháp kìm hảm 
Thái độ chính trị là “ Cải lương”
b. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: (1đ) 
- Gồm: Tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, học sinh, sinh viên, nhà giáo
- Cuộc sống bấp bênh 
- Họ sẵn sàng tham gia cách mạng
c. Giai cấp công nhân (1đ) 
- Giai cấp công nhân ra đời đầu thế kỹ XX. Số lượng khoảng 10 vạn người . Đời sống rất khổ cực 
- Họ có tinh thần cách mạng triệt để, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
 Câu 2: (2đ) 
13-7-1885 Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương” ở Quảng Trị (0,5đ)
Phong trào chia làm 2 giai đoạn: 
 + Giai đoạn 1: - 1885-1888 khởi nghĩa nổ ra khắp Bắc Trung Kỳ (0,5đ)
 + Giai đoạn 2: - 1888-1896 các cuộc khởi nghĩa lớn 
 Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) (0,25đ)
 Khởi nghĩa Bãi Sậy( 1883-1892) (0,25đ)
 Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895) (0,25đ)
 Khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913) (0,25đ)
 Câu 3: (1đ) 
 Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỹ XIX đều thất bại vì: Thiếu một lực lượng lãnh đạo có đầy đủ năng lực . Khủng hoảng đường lối ( ngọn cờ Cần Vương đã lạc hậu) (0,5đ) 
Các phong trào thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau (0,5đ)
 Câu 4: (2đ) Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam nữa cuối thế kỷ XIX?
Chính trị: (0,5đ) – Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng 
Kinh tế: (0,5đ) – Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ
Xã hội: (0,5đ) – Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp sâu sắc
Khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi. Trào lưu cải cách Duy Tân ra đời (0,5đ)
Câu 5: (2đ) Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Hác Măng ( 25-8-1883)?
Hiệp ước Hác Măng ( 25-8-1883)
Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ (0,5đ)
Cắt tỉnh Bình Thuận khỏi Trung Kỳ nhập Nam Kỳ .Thanh Nghệ Tỉnh sát nhâp Bắc Kỳ (0,5đ)
Triều đình cai quản Trung Kỳ ( mọi việc thông qua Pháp ) (0,25đ)
Công sứ Pháp ở Bắc Kỳ kiểm soát triều đình, nắm trị an, nội vụ(0,25đ)
Ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm (0,25đ)
Triều đình phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ. (0,25đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra.doc